Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ủng hộ Israel “tiêu diệt” Hamas
- Anh Nguyễn
- •
Cựu Tổng thống Barack Obama đã ủng hộ nỗ lực của Israel nhằm tiêu diệt nhóm khủng bố Palestine Hamas. Ông tuyên bố hôm thứ Hai (9/10) rằng Mỹ phải “sát cánh cùng đồng minh Israel, khi nước này tiêu diệt Hamas”.
Hamas đã phát động một cuộc tấn công khủng bố vào Israel từ Gaza vào cuối tuần qua vào ngày lễ Shemini Atzeret của người Do Thái, ngày cuối cùng của chu kỳ Ngày Thánh hàng năm.
Ông Obama nói trong một tuyên bố trực tuyến trên mạng xã hội X:
Tất cả người Mỹ nên kinh hoàng và phẫn nộ trước các cuộc tấn công khủng bố trắng trợn vào Israel và tàn sát thường dân vô tội. Chúng tôi đau buồn cho những người đã thiệt mạng, cầu nguyện cho sự trở về an toàn của những người bị bắt làm con tin và chúng tôi sát cánh cùng đồng minh của mình – Israel, khi họ tiêu diệt Hamas. Chúng tôi ủng hộ quyền tự vệ chống khủng bố của Israel, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực vì một nền hòa bình công bằng và lâu dài cho cả người Israel và người Palestine.
All Americans should be horrified and outraged by the brazen terrorist attacks on Israel and the slaughter of innocent civilians. We grieve for those who died, pray for the safe return of those who’ve been held hostage, and stand squarely alongside our ally, Israel, as it…
— Barack Obama (@BarackObama) October 9, 2023
Ông Michael Oren, cựu đại sứ Israel tại Hoa Kỳ dưới nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama, khen ngợi phát biểu của cựu tổng thống.
“Cảm ơn cựu Tổng thống Barack Obama vì sự ủng hộ rõ ràng của ông dành cho đồng minh của Hoa Kỳ – Israel, trong thời khắc đen tối của chúng tôi, cảm ơn vì đã chia sẻ nỗi đau của chúng tôi và nhận ra sự cần thiết của chúng tôi trong việc tiêu diệt Hamas. Tiếng nói của ông tiếp thêm sức mạnh cho tất cả những người đứng về phía sự tử tế, nhân đạo và Công lý”, ông Oren viết trên Facebook.
Lòng biết ơn của ông Oren rất đáng chú ý, vì ông Obama thường cố gắng cô lập ông Oren trong nhiệm kỳ đầy gian khó của ông Oren với tư cách là đại diện của Israel tại Washington, D.C. Ông Oren cũng từng đổ lỗi cho ông Obama về sự suy giảm quan hệ Mỹ-Israel.
Sự ủng hộ của ông Obama dành cho Israel cũng rất đáng chú ý, đặc biệt là khi ông Obama có thái độ thường xuyên thù địch với nhà nước Do Thái, đặc biệt là trong các cuộc xung đột của Israel với Hamas.
Năm 2014, ông Obama yêu cầu Israel ngừng bắn ngay lập tức sau khi phiến quân Hamas tấn công Israel bằng một loạt tên lửa lớn. Ông cũng từ chối cung cấp vũ khí quan trọng cho Israel và các nhà quan sát gọi đó là nỗ lực gây áp lực lên Israel. Vào năm sau đó, ông Obama đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Iran trước sự phản đối của Israel. Một số chính trị gia Mỹ, trong đó có cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 là yếu kém, tạo điều kiện cho Tehran sở hữu vũ khí hạt nhân.
Năm 2016, Tổng thống Obama đã để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một nghị quyết – mà không có sự phủ quyết của Mỹ – tuyên bố sự hiện diện của Israel ở phía đông Jerusalem là bất hợp pháp, dù cho đây là trung tâm đức tin Do Thái.
Trong năm 2016, chính quyền Obama đã chuyển cho Iran 1,7 tỷ USD tiền mặt. Một năm sau đó, Palestine cũng nhận được từ Mỹ 221 triệu USD. Iran được cho là đã đang hậu thuẫn Hamas, là nguồn cung cấp tài chính lớn cho nhóm phiến quân người Palestine này kể từ khi nó được thành lập vào năm 1987.
Ông Obama cũng tạo “khoảng cách” giữa Mỹ và Israel, ông đã từ chối thăm Israel trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Khi đến thăm Israel trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Obama tuyên bố rằng thật không “công bằng” khi người Palestine không có nhà nước của riêng mình, ông phớt lờ thực tế là người Ả Rập Palestine đã được Liên Hợp Quốc trao quyền thành lập một nhà nước. Tuy nhiên họ đã chọn tấn công nhà nước Do Thái vào năm 1948 và gần như không có bất cứ động thái nào khác kể từ đó.
Có vẻ như cuộc tấn công tàn bạo của khủng bố Hamas – được ghi lại trong các cảnh quay trên mạng xã hội về bạo lực của những kẻ khủng bố Palestine đối với phụ nữ, trẻ em và người già – đã thuyết phục ông Obama thắng thắn ủng hộ Israel.
Theo báo cáo mới nhất, các cuộc tấn công khủng bố của Hamas vào Israel đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và ít nhất 2.500 người bị thương. Trong khi, các cuộc không kích trả đũa của Israel vào Gaza cũng đã khiến ít nhất 900 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.
Anh Nguyễn
Từ khóa Barack Obama Israel Xung đột Israel - Palestine Hamas Dòng sự kiện Xung đột Israel - Hamas