Tính khả thi của “giải pháp hai nhà nước” cho xung đột Israel-Palestine giờ chỉ còn có tính khẩu hiệu, Craig Mokhiber giải thích trong một cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề. Ông nói người Palestine đã không còn lại gì cả sau ngần ấy năm bị Israel đàn áp. Trước khi từ chức hôm 3/11, ông nguyên là Cao uỷ Nhân quyền của LHQ.

Craig Mokhiber
Craig Mokhiber, cựu Cao ủy Nhân quyền LHQ nói rằng “giải pháp hai nhà nước” cho Israel và Palestine đã mất đi nhiều ý nghĩa nguyên gốc của nó, khi người Palestine chịu nạn nô dịch quá lâu rồi. (Ảnh chụp từ video)

“Giải pháp hai nhà nước”

Phóng viên Gabriel Elizondo của Al Jazeera hỏi ông Craig rằng: “[Tổng thống Mỹ] Joe Biden gần đây nói rằng sau khi cuộc xung đột [Israel-Palestine lần này] kết thúc, thì chúng ta cần quay lại giải pháp hai nhà nước. Trong bức thư của mình, ông viết “câu chú giải pháp hai nhà nước đã trở thành chuyện cười mà ai cũng biết ở các hành lang của Liên Hợp Quốc” … Giờ tôi hỏi ông, đó có thật sự là chuyện cười mà ai cũng biết (open joke) ở các hành lang của LHQ hay không?”

Ông Craig Mokhiber trả lời: “Đúng thế! Và điều đó đã là như thế từ lâu rồi.”

Ông Mokhiber vừa từ chức khỏi vị trí cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, một chức danh cao quý trong tổ chức này, vào hôm 3/11 vừa qua. Trong bức thư dài 4 trang khi từ chức của ông, mà hãng tin Al Jazeera (Qatar) có được, có đề cập tới vấn đề “giải pháp hai nhà nước” này.

Giải pháp hai nhà nước cho xung đột lâu dài nhiều thập kỷ giữa Israel và Palestine đã được nói đến trong rất nhiều năm. Ngay cả gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bày tỏ quan điểm ủng hộ giải pháp này. Trong quá khứ không ít các chính khách, gồm cả của Mỹ và những người ở LHQ ủng hộ giải pháp này.

Trong giải pháp mà Liên Hợp Quốc đề xuất năm 1947, một phần lãnh thổ cho “nhà nước của người Ả-rập” (người Palestine vốn sống ở nơi đây) và một phần cho “nhà nước của người Israel” (những người Do Thái, trở lại miền đất đã mất của dân tộc mình theo phong trào phục quốc Zionism).

231110 plan 01 scaled
Phương án LHQ đưa ra năm 1947 với “nhà nước của người Ả-rập”“nhà nước của người Israel”, nhưng đã bị những người Palestine (lúc đó chiếm đa số) phản đối. (Ảnh chụp từ video)

Năm đó, những người Palestine (chiếm đa số) đã không tán thành giải pháp này. Sang năm sau, nhà nước Israel được thành lập. Chiến tranh dẫn tới hàng trăm ngàn người Palestine phải rời bỏ nơi cư ngụ của mình.

Kể từ phong trào phục quốc Do Thái 1917, người Do Thái đã mở rộng lãnh địa mà mình chiếm đóng, và từ lâu đã vượt ra khỏi vùng biên giới mà LHQ đưa ra năm 1947. Đây là xung đột nhiều năm. Liên Hợp Quốc trong nhiều năm vẫn luôn kêu gọi chấm dứt xung đột để đạt được giải pháp hòa bình. Nhưng điều đó chưa bao giờ thành công.

Thời gian qua, khi chiến tranh ở Gaza trở nên căng thẳng, và một lần nữa những kêu gọi ngừng bắn trở nên vô vọng, ông Craig Mokhiber đã từ chức khỏi cương vị cao ủy nhân quyền của LHQ ở New York.

Giải thích về bình luận của mình trong bức thư từ chức —“câu chú giải pháp hai nhà nước đã trở thành chuyện cười mà ai cũng biết ở các hành lang của Liên Hợp Quốc”— ông Mokhiber nói:

“Đúng thế! Và điều đó đã là như thế từ lâu rồi.

Nếu ông hỏi ai đó đang ở cương vị chính thức của họ về giải pháp hai nhà nước, thì họ sẽ nhắc lại cho ông câu đó nhiều lần. Vì đó là chủ trương chính thức của LHQ, và kỳ thực nó cũng là chủ trương chính thức của Mỹ.

Nhưng mà, không một ai mà theo sát tình hình này —dù từ góc độ chính trị, hay từ góc độ nhân quyền— vẫn còn tin tưởng rằng: (1) giải pháp hai nhà nước còn có tính khả thi nữa, vì đã không còn lại gì cho cái nhà nước Palestine đó mà còn có thể duy trì, hay còn là công lý, hay còn là khả thi theo bất kỳ phương diện nào đó mà mọi người chúng ta hiểu; và (2) giải pháp ấy không hề giải quyết bài toán nền tảng là bài toán nhân quyền cho người Palestine. Ví dụ như [nếu làm thế] sẽ dẫn tới họ trở thành công dân hạng hai, chứ không có được nhân quyền đầy đủ, ở bên trong [phạm vi] đèn xanh, tức là ở bên trong khuôn khổ mà Israel cho phép.

Vì thế cho nên, khi người ta nói trong ngữ cảnh không phải là ở cương vị chính thức, thì ông sẽ thấy họ càng ngày càng nói về giải pháp một nhà nước. Điều đó có nghĩa là người ta bắt đầu nhấn mạnh vào chất lượng của quyền con người, chứ không phải nhấn mạnh vào những khẩu hiệu chính trị cũ kỹ. Tức là nói về một nhà nước mà ở đó có được quyền bình đẳng giữa người Kitô giáo, người Hồi giáo, người Do Thái giáo, v.v. dựa trên nền tảng là khái niệm nhân quyền, dựa trên nền tảng luật pháp.

[Một chính phủ tôn trọng nhân quyền] kỳ thực là điều mà chúng ta đòi hỏi vào tất cả mọi trường hợp khác trên thế giới! Câu hỏi ở đây là tại sao LHQ không đòi hỏi điều đó trong vấn đề Israel-Palestine giống như các trường hợp khác?”

Phóng viên: “Thế câu trả lời là gì? Tại sao?”

Mokhiber: “Tôi cho rằng chúng ta đã bị lạc đường.

Từ đầu cho đến khoảng 30 năm về trước, tức là trước sự khởi đầu của quá trình đàm phán dẫn đến Hòa ước Oslo, thì điểm nhấn của LHQ khi đối mặt vấn đề Palestine là luật pháp quốc tế, là luật nhân quyền quốc tế, đó là đường hướng của LHQ.

Nhưng đã có những thay đổi vào lúc bấy giờ, vào thời điểm quá trình Oslo. Khi đó những tiêu chuẩn quốc tế bị thay thế bằng những khái niệm thuận tiện cho chính trị, rằng cần phải cân nhắc tới sự tán đồng của các bên.

Nhưng mà điều đó là một sự lừa dối cực lớn. Bởi vì đây không phải là hai bên giống nhau: Một bên là phe chiếm đóng (Israel) còn bên kia là phe bị chiếm đóng (Palestine), một bên là làm theo chế độ thuộc địa còn bên kia là bị thuộc địa, một bên là thể chế hùng mạnh về quân sự trên thế giới hiện đang công hãm và đánh đuổi những người của bên kia.

Cho nên quan điểm đó, với sự chênh lệch về cán cân lực lượng, thì việc thỏa mãn các phe này chỉ có thể trở thành là thuận theo Israel, phe có vũ lực trong tay.

Khi chúng ta từ bỏ những chuẩn tắc và thông lệ quốc tế, thế thì một điều mà chúng ta sẽ không bao giờ đạt được, ấy là công bằng và công lý. Mà không có công bằng và công lý, thì vĩnh viễn sẽ không thể có hòa bình ở Trung Đông được.

Cho nên, tôi nghĩ rằng mọi người đều hiểu điều này cả đó.

Khi họ nói chuyện riêng với nhau, thì không có cái giải pháp hai nhà nước đó đâu.

Nhưng ông biết đó, cơ chế chính trị của Liên Hợp Quốc vận hành chậm chạp.

Đó là điều đáng xấu hổ, vì chúng tôi bị chậm hơn và đang đi sau những tiếng nói của cộng đồng quốc tế, những người đã chỉ rõ ra sự phân biệt chủng tộc, những người vạch trần ra những vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn, những người đang kêu gọi có được sự công bằng dựa trên tình hình thực tế về tình trạng nhân quyền cho cả Palestine và Israel.”

Elizondo: “Vậy thì, phải chăng sẽ có nhiều người nữa của Liên Hợp Quốc kỳ thực là  tán đồng với ý kiến của ông trong bức thư này? Nhưng mà, [họ không nói] vì họ không ở vị trí mà có thể lên tiếng?”

Mokhiber: “Có những người như thế. Hàng chục người, hoặc có thể hơn trăm người đã trực tiếp nói chuyện riêng với tôi, kể từ khi nội dung bức thư này được tiết lộ ra ngoài.

Họ nói họ tán đồng và ủng hộ như thế nào, và họ cảm thấy thưởng thức ra sao. Bây giờ họ là một phần của những cuộc đối thoại. Tôi hy vọng rằng những đối thoại ấy sẽ bắt đầu được mở rộng.

Tôi cũng viết rõ trong bức thư rằng nhiều luận điểm trong bức thư ấy sẽ gặp phải phản đối mạnh mẽ của các quốc gia thành viên chủ chốt trong Liên Hợp Quốc. Họ là những người có kế hoạch khác hoàn toàn.

Nhưng chỉ cần LHQ có thể đi theo con đường có nguyên tắc, không phải chỉ nói về các nhân viên của bộ phận nhân quyền [trong LHQ], mà còn cả những chính khách lãnh đạo chủ chốt của tổ chức này [LHQ], thì có lẽ sẽ có hy vọng động chạm được tới “thiên đường thất bại” của 35 năm qua, để bước sang trạng thái mà có thể hy vọng bảo vệ nhân quyền, và một cơ hội để có được hòa bình.”

Elizondo: “Trên trăm nhân viên LHQ đã tiếp cận ông kể từ khi bức thư này được tiết lộ ra ngoài?”

Mokhiber: “Những đồng nghiệp ấy tiếp cận đến tôi, có những người họ đang ở thực địa, trong đó gồm cả các nơi ở Palestine, hoặc từ các trạm của LHQ, và cả ở trung ương tại Geneve và New York.

Và họ có những cảm động ủng hộ.

Tôi không có phát minh ra gì mới ở trong bức thư đó. Những luận điểm trong ấy kỳ thực khá phổ biến trong các phòng của LHQ.”

Nhật Tân (theo Al Jazeera)