Nhóm chuyên gia cố vấn Nhật Bản đã tiến hành thực hiện một mô phỏng quân sự, theo đó Nhật Bản và Mỹ sẽ hỗ trợ phòng vệ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc xâm lược vũ trang vào Đài Loan.

shutterstock 1910699605
Tàu chiến Mỹ (Ảnh: Bill Chizek/ Shutterstock)

Theo tờ Nikkei Asia đưa tin, “Quỹ Hòa bình Sasakawa” (Sasakawa Peace Foundation) của Nhật Bản đã đưa ra các giả định dựa trên sự can dự của Nhật Bản và Mỹ vào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan.

Kết quả cho thấy thắng bại của chiến dịch nằm ở sự gián đoạn nguồn cung cấp quân sự của Trung Quốc, quyền kiểm soát eo biển Đài Loan cuối cùng do Mỹ, Nhật giành được. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ mất tới 144 máy bay chiến đấu, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có 2.500 quân thương vong, trong khi Mỹ có thể mất 400 máy bay chiến đấu và hàng chục ngàn sĩ quan, binh sĩ tử thương; Mỹ và Nhật Bản sẽ có thể ngăn được Bắc Kinh chiếm Đài Loan.

Báo cáo chỉ ra rằng cuộc mô phỏng quân sự này dài 4 ngày đã kết thúc vào ngày 21/1 năm nay và nội dung được cho là ĐCSTQ sẽ cố gắng phát động một chiến dịch đổ bộ để xâm chiếm Đài Loan vào năm 2026. Khoảng 30 người đã tham gia cuộc mô phỏng, bao gồm các cựu sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và các học giả, nhà nghiên cứu đến từ Mỹ và Nhật Bản.

Cuộc mô phỏng giả định rằng Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép Mỹ sử dụng các căn cứ của Lực lượng Phòng vệ và các sân bay dân sự ở Okinawa và Kyushu. Trong cuộc mô phỏng, quân đội Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan đã hợp lực để chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của ĐCSTQ. Quân đội ĐCSTQ đã thành lập một trung tâm chỉ huy tiền tuyến có khả năng triển khai tất cả các lực lượng không quân, tàu ngầm và tàu nổi; quân đội Mỹ đáp trả bằng cách gửi máy bay chạy bằng năng lượng hạt nhân và máy bay chiến đấu tiên tiến đến khu vực Đài Loan. Và toàn bộ xung đột sẽ kết thúc sau hơn 2 tuần.

Về tổng thể, trong cuộc mô phỏng quân sự này, Trung Quốc sẽ mất 156 tàu chiến đấu, trong đó có 2 tàu sân bay, 168 máy bay chiến đấu và 48 máy bay vận tải quân sự, hơn 40.000 sĩ quan và binh sĩ sẽ thiệt mạng hoặc bị thương. Quân đội địa phương của Đài Loan sẽ có 13.000 người thương vong hoặc bị bắt, và mất 18 tàu chiến và 200 máy bay chiến đấu; phía Mỹ sẽ có 10.700 người thương vong, tổn thất 19 tàu và 400 máy bay chiến đấu; Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất 15 tàu và 144 máy bay máy bay chiến đấu, bao gồm cả F-35 và F-2, và các căn cứ của Nhật Bản bị phía Trung Quốc tấn công, khiến 2.500 người trong Lực lượng Phòng vệ bị thương vong.

Ngoài ra, báo cáo cho biết nếu một cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan xảy ra trong thế giới thực, ngay cả khi Nhật Bản không bị quân đội Trung Quốc tấn công trực tiếp, nước này có thể viện dẫn quyền tự vệ tập thể và cử người hợp tác với Mỹ.

Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan, để đối phó với những xung đột có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã được mời tham dự sự kiện trực tuyến của Tạp chí The Atlanticvào ngày 23/2, trong sự kiện này ông cảnh báo rằng một nửa số hàng hóa trên thế giới đi qua eo biển Đài Loan mỗi ngày. Hầu hết các chất bán dẫn cần thiết trong các sản phẩm thường dùng hàng ngày như điện thoại, máy rửa bát, ô tô, cũng được sản xuất tại Đài Loan. “Nếu một cuộc khủng hoảng nổ ra ở Đài Loan do sự gây hấn của Trung Quốc (ĐCSTQ), nó sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho nền kinh tế toàn cầu và các quốc gia bằng một hình thức nào đó, đây là thông tin mà Bắc Kinh đang nghe ngày càng thường xuyên hơn.”

Ông Blinken cho biết kể từ khi nổ ra chiến tranh Nga – Ukraine, nó thường được sử dụng để so sánh với tình hình ở eo biển Đài Loan. Một trong những lý do khiến thế giới lo lắng về khủng hoảng ở eo biển Đài Loan, chính là vì đây không phải là vấn đề “công việc nội bộ” như Trung Quốc tuyên bố dựa trên chủ quyền của mình, mà nó thực sự liên quan đến toàn thế giới.