Vắc-xin COVID-19 của hãng Moderna hiện đang được thử nghiệm cho trẻ sơ sinh trên khắp nước Mỹ, trong bối cảnh các chuyên gia y tế đặt ra câu hỏi về việc phát triển loại vắc-xin mới quá nhanh chóng để tiêm cho nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm virus corona thấp như vậy.

vắc-xin COVID-19
(Ảnh minh họa: Oksana Kuzmina/Shutterstock)

Cụ thể, 79 địa điểm ở 31 tiểu bang đã tham gia vào nghiên cứu KidCOVE, bắt đầu cho trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi, tiếp theo là độ tuổi từ 2 đến dưới 6 và cuối cùng là 6 tháng đến dưới 2 tuổi.

Các thử nghiệm dành cho trẻ sơ sinh không nhận được nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Hãng CBS MiamiWCNC Charlotte đã đưa tin về những người tham gia là trẻ sơ sinh ở địa phương 1 tháng trước, tiếp theo là các hãng KDVR của Colorado và Fox 23 của Oklahoma.

Người ta bắt đầu chú ý nhiều hơn khi hôm 8/11 vừa qua, trường y thuộc Đại học Wisconsin thông báo rằng “hàng chục” trẻ em dưới 6 tuổi đang tham gia thử nghiệm tại Bệnh viện Nhi Gia đình Mỹ.

Trường này cho biết rằng cuộc thử nghiệm dành cho lứa tuổi 5-11 ở Madison chỉ diễn ra vài ngày sau khi khai giảng vào tháng 8. Khoảng 4/5 người tham gia thử nghiệm của Moderna đến từ các nhóm dân cư không được tiếp cận với nhiều dịch vụ, đồng nghĩa với việc họ có thể phải đối mặt với các rào cản dựa trên chủng tộc, dân tộc, thu nhập, địa lý và tình trạng sức khỏe.

Động thái trên diễn ra chưa đầy 1 tuần sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ phê duyệt tiêm vắc-xin Pfizer cho trẻ em từ 5-11 tuổi và 2 tuần sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ chấp thuận.

Theo bản tóm tắt KidCOVE của Moderna, hơn 13.000 trẻ em sẽ tiêm “tối đa 3 mức liều vắc-xin” hoặc giả dược. Những đối tượng không đủ điều kiện tiêm chủng gồm: trẻ em có đã từng nhiễm COVID hoặc “tiếp xúc gần” với người bị nhiễm bệnh trong vòng 2 tuần sau khi thử nghiệm, cũng như những trẻ đã dùng kháng thể đơn dòng trong 6 tháng qua.

Khi được hỏi về phương diện đạo đức của việc thử nghiệm vắc-xin trên một nhóm dân số có nguy cơ thấp như vậy, đặc biệt là so với nguy cơ mắc bệnh cúm mùa, giáo sư Bill Hartman (một trong những điều tra viên chính của KidCOVE) đã viết trong một email rằng “nhiều trẻ em” đã nhiễm COVID do biến thể Delta. Tuy nhiên, ông đã không trả lời các câu hỏi vì sao trẻ em khó lây lan COVID sang cho người khác.

Nhà dịch tễ học Martin Kulldorff tại Trường Y Harvard, người tiên phong trong lĩnh vực an toàn vắc-xin và là người chỉ trích mạnh mẽ cố vấn của Nhà Trắng về COVID Anthony Fauci, đã xem xét các nhận định của ông Hartman. Theo ông, đúng là trẻ em “có khả năng bị nhiễm bệnh như người lớn”, nhưng có “sự khác biệt hơn cả nghìn lần về nguy cơ tử vong giữa người già và người trẻ”. Nguy cơ là “rất nhỏ” ngay cả đối với trẻ em dưới 1 tuổi.

Ông nói: “Thật sai lầm khi đổ lỗi cho việc lây nhiễm khiến chúng không đến trường, vì hầu hết trẻ em đều không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Điều khiến chúng không được đến trường là những hạn chế đại dịch sai lầm. Các em cũng ‘không phải là đối tượng lây lan chính của COVID’, và tiêm chủng ‘không phải là gánh nặng mà chúng ta nên đặt lên trẻ em'”.

Ông nhấn mạnh CDC chưa bao giờ nghiên cứu xem có bao nhiêu trường hợp tử vong do COVID ở trẻ em được báo cáo.

Ngay trước khi Pfizer được FDA chấp thuận vào tháng trước, các nhà nghiên cứu thử nghiệm dược phẩm đã viện dẫn những lý do khẩn cấp để hoãn việc tiêm chủng trên diện rộng cho trẻ em.

Các bác sĩ Larry Kwak, Steven Rosen đã trích dẫn những rủi ro lâu dài chưa biết của vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA, loại có trình tự hoạt động của virus và các thành phần sản xuất không hoạt động thiếu “hồ sơ theo dõi an toàn trước đó ở người lớn hoặc trẻ em khỏe mạnh”. Do não bộ trẻ đang phát triển, những đứa trẻ sau này sẽ phải đối mặt với “hậu quả tiềm ẩn của việc vắc-xin vượt qua hàng rào máu não tự nhiên (natural blood-brain barrier)”.

Kwak và Rosen, cả hai bác sĩ huyết học-ung thư, lãnh đạo trung tâm ung thư toàn diện tại Thành phố Hy vọng ở California. Rosen đi đầu trong các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng, trong khi tờ Time vinh danh Kwak là một trong “100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới” do công trình nghiên cứu vắc-xin ung thư tiên phong của ông.

Theo Just The News,

Phan Anh

Xem thêm: