“Đạo luật Nhịp tim” của tiểu bang Texas, một trong những luật cấm phá thai nghiêm ngặt nhất ở Hoa Kỳ, đã có hiệu lực từ ngày 1/9. Đạo luật này quy định rằng không được phép phá thai sau khi thai được 6 tuần tuổi, dù đó là việc mang thai do bị cưỡng hiếp hoặc loạn luân cũng không ngoại lệ.

shutterstock 379314250
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Ảnh: EQRoy / Shutterstock)

Vào tháng Năm, ông Greg Abbott, Thống đốc Đảng Cộng hòa bang Texas, đã ký “Dự luật nhịp tim”, cấm phá thai sau khi phát hiện thấy tim thai.

Ngày 30/8, các nhóm như Liên minh Dân quyền Hoa Kỳ, Hiệp hội Sinh sản có Kế hoạch Hoa Kỳ và Trung tâm Quyền Tự chủ Sinh sản, đã đệ trình một yêu cầu khẩn cấp lên Tòa án Tối cao, với hy vọng ngăn cản Đạo luật Nhịp tim của Texas có hiệu lực.

Cô Kathy Kleinfeld, quản trị viên của Trung tâm Dịch vụ Sinh sản Houston cho biết, theo luật thì trung tâm này sẽ không cung cấp dịch vụ phá thai đã hơn 6 tuần tuổi.

Các tổ chức chống phá thai trên khắp Hoa Kỳ đã ca ngợi đạo luật này. Họ nói rằng việc “Đạo luật Nhịp tim” của Texas có hiệu lực sẽ mang lại ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử. “Chúng tôi hoàn toàn lạc quan rằng đây là một dấu hiệu tốt”, ông Seago, giám đốc lập pháp về quyền sống của Texas, cho biết.

Bà Marjorie Dannenfelser, chủ tịch Tổ chức Chống phá thai Susan B.Anthony List, đã tuyên bố rằng: “Thật tuyệt khi thấy rằng ‘Đạo luật Nhịp tim’ đang cứu sống các sinh mệnh ngay từ ngày hôm nay. Đồng thời đứng trên chiến tuyến cùng với các đồng minh của chúng tôi, để phục vụ các bà mẹ và các gia đình … “

Ông Seago cho biết, nhóm của ông hiện không có kế hoạch nộp các thủ tục tố tụng với việc thực thi pháp luật này. Ông cũng cho rằng các nhà cung cấp dịch vụ phá thai hiện đang tuân thủ luật pháp.

Cách các nhà lập pháp Texas thiết kế lệnh cấm này khiến các đương sự gặp khó khăn hơn trong việc phản đối trước tòa.

Thông thường, những người ủng hộ quyền phá thai sẽ thách thức các hạn chế mới bằng cách truy tố các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm thực thi pháp luật. Nhưng các nhà lập pháp Texas đã ban hành một biện pháp, nhằm chuyển việc thực thi pháp luật từ chính quyền tiểu bang sang khu vực tư nhân.

Theo điều khoản lệnh cấm phá thai với thai nhi đủ 6 tuần tuổi, các nhóm tư nhân có thể khởi kiện dân sự chống lại bất kỳ ai bị nghi ngờ vi phạm “Đạo luật Nhịp tim”. Theo luật, một vụ kiện thành công sẽ mang lại cho nguyên đơn quyền nhận được ít nhất 10.000 đô la Mỹ (tương đương 227 triệu VNĐ) tiền bồi thường thiệt hại cho mỗi vụ phá thai bị phản đối.

Trong một văn bản đệ trình lên Tòa án Tối cao vào chiều thứ Ba, các quan chức tiểu bang đã nhấn mạnh đặc điểm này của đạo luật. Họ cho rằng đây là một trong những lý do mà những người cung cấp dịch vụ phá thai không có quyền xin lệnh khẩn cấp để ngăn chặn luật này.

“Tòa án này không thể tự hủy bỏ luật. Thay vào đó, họ chỉ có thể ra lệnh thực thi. Nhưng bị đơn của chính phủ rõ ràng đã không thực thi luật”, ông Ken Paxton, Tổng chưởng lý Đảng Cộng hòa bang Texas và các quan chức các bang khác, nói với Tòa án Tối cao.

Khoảng mười mấy bang đã thông qua “Đạo luật Nhịp tim” nhưng tất cả đều bị chặn, bởi vụ án mang tính bước ngoặt “Roe vs. Wade” năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai trên khắp nước Mỹ. Hơn nữa, họ khác với cơ quan thực thi pháp luật tư nhân ở Texas.

Nếu các phòng khám hoặc bác sĩ phá thai bị truy tố, họ vẫn có thể thách thức tính hợp hiến của luật pháp. Nhưng những người ủng hộ quyền phá thai cho rằng cách tiếp cận này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ phá thai rơi vào khủng hoảng tài chính. Các nhà cung cấp cho biết trong cuộc họp báo của họ rằng, việc luật có hiệu lực sẽ “ngay lập tức, và không thể đảo ngược lộ trình hạ thấp cơ hội phá thai tại Texas.”

Hôm thứ Tư, Tổng thống Hoa Kỳ Biden cho biết “Đạo luật Nhịp tim” của bang Texas “vi phạm các quyền hiến pháp được thiết lập trong phán quyết vụ ‘Roe vs. Wade’.”

Tuy nhiên, vụ án mang tính bước ngoặt “Roe vs. Wade” có thể sẽ sớm được lật lại. Bởi Tòa án Tối cao sẽ xét xử vụ phá thai tại bang Mississippi vào tháng Mười, sẽ cấm phá thai sau khi thai được 15 tuần tuổi, trừ khi có trường hợp khẩn cấp về y tế hoặc thai nhi bị dị tật nặng.

Đây cũng là vụ phá thai đầu tiên được Tòa án Tối cao xét xử, sau khi các thẩm phán phe bảo thủ dưới nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Trump chiếm đa số trong số các thẩm phán Tòa án Tối cao. Khi đó, quyền phá thai được hợp pháp hóa hơn 50 năm qua có thể sẽ gặp phải những thách thức lớn.

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: