Nhà Trắng hôm thứ Tư (7/4, giờ Mỹ) đã khẳng định rằng chính quyền Biden hiện không đang thảo luận về tẩy chay tập thể Thế vận hội Mùa đồng Bắc Kinh 2022 (Olympic Bắc Kinh 2020). Nhà Trắng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ vẫn sẽ tham dự sự kiện thể thao này.

Embed from Getty Images

Xác nhận nêu trên của Nhà Trắng đến một ngày sau khi Bộ Ngoại giao ban đầu đã nói rằng cơ quan này đang thảo luận với các đồng minh về việc liệu có có xem xét tẩy chay tập thể Olympic Bắc Kinh hay không. Sau đó, Bộ Ngoại giao đã rút lại tuyên bố này, theo The Hill.

Trước việc ngày càng gia tăng những lời kêu gọi tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 vì hồ sơ nhân quyền tệ hại của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm thứ Ba (6/4) đã lặp lại quan ngại về điều mà Washington đã đang mô tả là nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, miền tây bắc Trung Quốc.

Khi phóng viên hỏi liệu Mỹ có đang tham vấn các đồng minh về việc xem xét tẩy chay tập thể Olympic Bắc Kinh, ông Ned Price trả lời: “Đó là điều mà chúng tôi chắc chắn mong muốn thảo luận. Chúng tôi hiểu rằng một cách tiếp cận phối hợp sẽ không chỉ là lợi ích của chúng ta, mà còn là lợi ích của các đồng minh và đối tác của chúng ta”.

Ông Price sau đó thông qua tuyên bố bằng thư điện tử đã nói rõ lại rằng Mỹ sẽ có cách tiếp cận phối hợp chứ không phải là thảo luận chi tiết về chiến dịch tẩy chay chung.

Ông Price cũng đã viết lên Twitter nói rằng: “2022 vẫn còn một chẳng đường dài, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác để định rõ những quan ngại chung của chúng tôi và hình thành biện pháp với Trung Quốc một cách đồng thuận”.

Chính quyền Biden tiếp tục công nhận việc chính quyền Trump chỉ định Trung Quốc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác tại Tân Cương. Trong cuộc họp báo hôm 7/4, một phóng viên đã hỏi thư ký báo chí Je Psaki rằng tại sao việc liệt Trung Quốc tội diệt chủng không đảm bảo sẽ có một phản ứng hoặc hành động từ Mỹ, và phóng viên này cũng hỏi Mỹ cần nhìn thấy điều gì từ Trung Quốc trước khi tham gia đầy đủ vào sự kiện Olympic năm tới.

Chắc chắn và khẳng định rằng, lập trường của chúng ta về kế hoạch tham dự [Olympic Bắc Kinh 2022] chưa có gì thay đổi”, bà Psaki trả lời.

“Chúng tôi chưa thảo luận và sẽ không thảo luận với các đồng minh và đối tác về bất kỳ [chiến dịch] tẩy chay tập thể nào”, bà Psaki nói thêm.

Bà Psaki tiếp tục giải thích rằng Washington sẽ “tham vấn chặt chẽ các đồng minh và đối tác ở tất cả các cấp độ để định rõ những quan ngại chung và hình thành cách tiếp cận đồng thuận, nhưng sẽ không có cuộc thảo luận nào về sự thay đổi kế hoạch của chúng tôi liên quan đến Olympic Bắc Kinh xuất phát từ quan điểm của Mỹ”.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 7/4 cũng đã khẳng định trên CNBC lập trường nêu trên, quan chức này nói: “Lập trường của chúng tôi về Olympic [Bắc Kinh] 2022 chưa thay đổi. Chúng tôi chưa thảo luận với các đồng minh và đối tác về bất kỳ [chiến dịch] tẩy chay nào”.

Thời gian qua, một số thành viên Đảng Cộng hòa đã thúc giục chính quyền Biden tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2022 vì chế độ Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và trấn áp nhân quyền tại Hồng Kông.

Vào tháng Hai, thậm chí Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rick Scott (bang Florida) và sáu thượng nghị sĩ Cộng hòa khác đã giới thiệu một nghị quyết kêu gọi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) chuyển Olympic Bắc Kinh 2022 ra khỏi Trung Quốc do hồ sơ vi phạm nhân quyền tệ hại của nước này.

Nghị quyết nêu rõ nếu Trung Quốc không thể hiện “sự tiến bộ đáng kể trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của con người, bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do lập hội, và tự do hội họp”, IOC nên cho bỏ phiếu lại và chọn “một quốc gia công nhận và tôn trọng nhân quyền đăng cai” kỳ Thế vận hội này.

Các nhà lập pháp ở Canada và Vương quốc Anh, cũng như gần 200 nhóm nhân quyền trên khắp thế giới cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự. Quốc hội Canada trong tháng Hai đã thông qua một kiến nghị tuyên bố cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương là tội ác diệt chủng, đồng thời thúc giục IOC chuyển Thế vận hội khỏi Trung Quốc.

Một ủy ban độc lập của Liên Hiệp Quốc năm 2018 nói rằng ủy ban đã nhận được các báo cáo đáng tin cậy rằng chế độ Trung Quốc đang giam giữ ít nhất 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người thuộc cộng đồng thiểu số Hồi giáo khác trong các trại tập trung ở Tân Cương.

Đức Thiện (T/h)

Xem thêm: