Chính quyền Biden tuần trước đã thông báo rằng họ ủng hộ việc từ bỏ bảo hộ bằng sáng chế đối với vắc-xin virus Trung Cộng (Covid-19), nhằm tạo điều kiện mở rộng sản xuất vắc-xin. Ngay khi được đưa ra, thông tin này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên thế giới. Hãng truyền thông nước ngoài chỉ ra rằng trong quá trình thảo luận về quyết định này, ngay trong nội bộ đội ông Biden, cũng đã tồn tại những ý kiến trái chiều. Cuối cùng dựa trên những cân nhắc ngoại giao, họ mới quyết định ủng hộ việc chuyển giao bằng sáng chế vắc-xin.

51102889815 a68321ae35 b
(Official White House Photo by Adam Schultz)

Quyết định này không chỉ gây ra sự phản đối từ các công ty dược phẩm lớn. Họ tuyên bố rằng việc miễn cấp bằng sáng chế vắc-xin sẽ gây hại nhiều hơn có lợi. Bởi điều này có thể cho phép Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có được công nghệ vắc-xin của Mỹ.

Đức là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất trong Liên minh châu Âu và là trung tâm sản xuất vắc-xin lớn của châu Âu. Đức cũng bày tỏ quan điểm phản đối việc miễn cấp bằng sáng chế vắc-xin.

Đức tuyên bố rằng nút thắt thực sự của tình trạng thiếu vắc-xin nằm ở công nghệ và năng lực sản xuất, chứ không phải bằng sáng chế. Việc miễn bằng sáng chế sẽ không làm tăng sản lượng, ngược lại còn có thể kìm hãm các công ty tư nhân sẵn sàng đầu tư vào các công trình nghiên cứu.

Theo tờ “Financial Times” của London, phe đối lập trong đội của ông Biden do bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại lãnh đạo.

Những người tham gia vào cuộc thảo luận nói với giới truyền thông rằng bà Raimondo đã bày tỏ mối quan tâm trực tiếp nhất về quyết định này. Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (US Patent and Trademark Office) đặc biệt chú ý đến tác động lâu dài của việc từ bỏ bảo hộ bằng sáng chế đối với quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.

Ông David Kessler, người đứng đầu Chiến dịch “Hành động cấp tốc” (Operation Warp Speed) ​​trong chính quyền Biden, nói rằng bằng sáng chế là “vấn đề đường ray thứ 3” (third rail) đối với ngành dược phẩm và có thể gây ra những vụ kiện tụng tốn kém.

(Chú thích: Theo từ điển của Webster, “third rail” chỉ “đường ray kim loại cấp điện cho tàu điện ngầm và các phương tiện chạy bằng điện khác” và thường được gọi là “đường ray thứ ba”. Vì đường ray thứ ba mang theo điện áp cao, nếu vô tình chạm vào có thể sẽ mất mạng. Vì vậy thuật ngữ này cũng được sử dụng để chỉ “các vấn đề gây tranh cãi thường bị các chính trị gia lẩn tránh”.)

Ngoài ra, 2 ngày trước khi công bố quyết định, ông Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của Tổng thống Biden kiêm chuyên gia y tế cộng đồng nổi tiếng của Mỹ, cũng nói với tờ Financial Times, rằng ông lo lắng rằng điều này có thể khiến Hoa Kỳ can dự vào các công ty dược phẩm và dính đến những vụ kiện tụng rối ren.

Ngay từ tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nam Phi đã đề xuất tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạm thời mở cửa quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến vắc-xin Covid-19. Nhưng đề xuất này đã ngay lập tức bị nhiều nước Âu Mỹ phản đối.

Sau khi đợt dịch viêm phổi Vũ Hán thứ 2 bùng phát ở Ấn Độ, Ấn Độ, Nam Phi một lần nữa yêu cầu miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin và các loại thuốc liên quan.

Tờ Financial Times chỉ ra rằng bà Katherine Tai, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, đã tham vấn tất cả các bên về bằng sáng chế vắc-xin từ tháng trước. Nhiều người tham gia cuộc họp, từ lãnh đạo công đoàn đến CEO của các nhà sản xuất vắc-xin, đều nói rằng rất khó có thể đoán được suy nghĩ thực sự của bà Katherine Tai. Cả hai bên đều tin rằng bà ấy ủng hộ lập luận của họ.

Những người trong chính quyền Biden nói rằng cuối cùng việc thuyết phục tổng thống và các cố vấn ủng hộ quyết định này lại dựa trên những cân nhắc ngoại giao.

Báo cáo chỉ ra rằng cả bà Katherine Tai và ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, đều tin rằng từ bỏ việc bảo hộ bằng sáng chế vắc-xin là một cách ít rủi ro hơn, có thể mang lại chiến thắng ngoại giao cho chính quyền Biden.

Họ tin rằng Chính phủ Biden đã không xuất khẩu thêm vắc-xin, cũng như không phản ứng thỏa đáng với cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Ấn Độ. Bởi quyết định này vẫn đòi hỏi các cuộc đàm phán kéo dài trong WTO, nên việc kiện tụng là một mối đe dọa xa vời. Nếu Vương quốc Anh và các quốc gia khác gồm cả Liên minh châu Âu tiếp tục phản đối đề xuất này, thì những vụ kiện trên về căn bản sẽ không thể xảy ra.

Trên thực tế, Tổng thống Biden đã bày tỏ ý định từ bỏ các bằng sáng chế vắc-xin khi ông tranh cử tổng thống vào năm ngoái.

“Đây là cách tiếp cận nhân đạo duy nhất trên thế giới,” ông Biden từng phát biểu vào tháng 7/2020.

Tuy nhiên, cho đến khi quyết định này được công bố chính thức, hầu hết mọi người đều nghi ngờ liệu ông Biden có thể thực hiện lời hứa của mình khi tranh cử này hay không.

Thế giới bên ngoài chỉ ra rằng bất kể đề xuất này cuối cùng có được thông qua giữa các thành viên WTO hay không, biện pháp này có thể đồng nghĩa với việc Chính phủ Mỹ có thể không còn quan tâm đến các công ty dược phẩm trong tương lai và sẽ thực hiện một số biện pháp về các vấn đề như giá thuốc.

Theo Trần Đình, Epoch Times

Xem thêm: