Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm thứ Tư (31/03), Trung Quốc cho biết họ mong muốn có một “quá trình chuyển đổi dân chủ” ở Myanmar, nhưng bác bỏ các biện pháp trừng phạt chính quyền quân sự.

Embed from Getty Images

“Trung Quốc hy vọng rằng Myanmar sẽ khôi phục hòa bình, ổn định và trật tự hiến pháp càng sớm càng tốt và tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ”, Đại sứ Zhang Jun phát biểu tại cuộc họp kín, theo CNA.

Ông nói: “Duy trì hòa bình và ổn định ở Myanmar là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Nếu Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo dài, đó sẽ là một thảm họa cho Myanmar và toàn khu vực”.

Quân đội Myanmar, lực lượng đã lật đổ ban lãnh đạo được bầu của đất nước vào ngày 1 tháng 2 và đã đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình, coi Trung Quốc là đồng minh chính của mình.

Trong khi các cường quốc phương Tây thảo luận về các biện pháp trừng phạt, Trung Quốc vẫn nhất quán phản đối tạo ra sức ép kinh tế lên Myanmar.

Ông Zhang nói: “Áp lực từ một phía và kêu gọi các biện pháp trừng phạt hoặc các biện pháp cưỡng chế khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và đối đầu, đồng thời làm phức tạp thêm tình hình.”

Ông cũng kêu gọi bảo vệ các doanh nghiệp nước ngoài – một mối quan tâm chính đối với Trung Quốc khi ​​hàng chục nhà máy của họ bị đốt cháy trong bối cảnh người dân Myanmar phẫn nộ chống lại Bắc Kinh.

Ông nói: “Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế và thực hiện các hành động với thái độ xây dựng để giảm leo thang và hạ nhiệt tình hình.”

“Cuộc sống và tài sản của người dân Myanmar cũng như các công dân và doanh nghiệp nước ngoài cần được bảo vệ, và bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào họ là không thể chấp nhận được.”

Đặc phái viên Trung Quốc cũng ủng hộ ý tưởng của ASEAN về một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt và nỗ lực “tiến hành hòa giải theo cách thức của ASEAN và đóng một vai trò tích cực trong việc xoa dịu tình hình ở Myanmar”.

Trung Quốc là nước đầu tư lớn nhất vào Myanmar. Hồi đầu tháng 1 năm nay, Trung Quốc và Myanmar đã ký kết tới 33 thỏa thuận củng cố các dự án quan trọng nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường – tầm nhìn của Trung Quốc về các tuyến đường thương mại mới được gọi là “con đường tơ lụa thế kỷ 21”.

Suy đoán về sự tiếp tay của Trung Quốc đối với cuộc đảo chính Myanmar lan truyền khi vào tháng Giêng năm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp một số quan chức Myanmar, trong đó có Tướng Ang Aung Hlaing, người đã lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào ngày 1/2.

Sau đó, Trung Quốc là nước luôn từ chối lên án cuộc đảo chính của quân đội Myanmar và cùng với Nga đã ngăn cản Hội đồng Bảo an LHQ thực thi các biện pháp trừng phạt. Truyền thông Trung Quốc chỉ gọi đây là “tái tổ chức nội các quan trọng” ở Myanmar.

Theo ông Phùng Sùng Nghĩa, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, giáo sư tại Đại học Kỹ thuật Sydney, từ khi ĐCSTQ thúc đẩy chính sách “một vành đai một con đường”, Myanmar đã được Bắc Kinh viện trợ rất nhiều, thái độ đối với ĐCSTQ của chính phủ bà Aung San Suu Kyi cũng trở lên mập mờ hơn. Dù vậy ĐCSTQ vẫn chưa thể giành được ưu thế tuyệt đối trong Chính phủ Myanmar do bà Aung San Suu Kyi kiểm soát, nhất là nhiều dự án có mục đích quân sự rõ ràng, đều có tiến triển chậm chạp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ĐCSTQ dần dần thất vọng với Chính phủ Aung San Suu Kyi. Đối với chính quyền ĐCSTQ, họ thích qua lại với người của chính phủ quân sự hơn, bởi trong quá khứ, hai bên từng có mối quan hệ qua lại tốt đẹp; hơn nữa Myanmar trong trạng thái quân phiệt chia cắt trong thời gian dài, thế lực nhiều nơi hỗn chiến thời gian dài đều cần ôm chân của ĐCSTQ để sinh tồn. Chính phủ Myanmar thụt lùi càng có lợi cho việc ĐCSTQ thâm nhập vào Myanmar.

Nhà bình luận thời sự Qua Bích Đông nói với Epoch Times rằng mặc dù bà Aung San Suu Kyi là người thân Cộng, cũng có khuynh hướng cực tả, nhưng trong vấn đề tuyến đường thông qua eo biển Malacca, bà Aung San Suu Kyi đã giữ vững chủ nghĩa dân tộc, và còn bảo vệ lợi ích quốc gia, điều này khiến cho ĐCSTQ rất đau đầu.

Ông Qua Bích Đông nói, “Quân đội Myanmar bị ĐCSTQ thâm nhập rất ghê gớm, tư lệnh viên của chính phủ quân sự Myanmar có mối quan hệ lợi ích rất lớn với ĐCSTQ, về cơ bản họ có trao đổi lợi ích với ĐCSTQ. Trong quân đội Myanmar có rất nhiều quan chức cấp cao được đào tạo huấn luyện trong trường quân đội của ĐCSTQ”.

Ông Qua Bích Đông cho biết, sự kiện đảo chính lần này, không phải là vấn đề giữa quân đội Myanmar và bà Aung San Suu Kyi, mà là ĐCSTQ lợi dụng lá bài lính đánh thuê của họ (quân Myanmar là lính đánh thuê của ĐCSTQ) để tấn công bà Aung San Suu Kyi, “ĐCSTQ mới thực sự là bàn tay đen đằng sau”.

“Chúng ta có thể nhìn thấy rất nhanh chóng trong vòng một năm, quân đội sẽ phối hợp để các dự án ‘một vành đai, một con đường’ của ĐCSTQ được thuận lợi thực thi tại Myanmar”, ông Qua Bích Đông nói. “Bản thân quân đội Myanmar không phải là một tổ chức thiện rất thiện lương, nhưng năm 2005 họ đã nhường ngôi vị lại cho chế độ nghị viện một cách tương đối hòa mình, làm sao mà họ lại đột nhiên sửa đổi trở lại? Thực ra chính là ĐCSTQ đứng sau làm”.

Lê Xuân (t/h)

Xem thêm: