Sau ngày 8/8 với tổng số ca nhiễm tới 9.690 ca, sang sáng 9/8, thêm 5.155 ca nhiễm virus Vũ Hán (nCoV) mới được Bộ Y tế Việt Nam công bố ghi nhận, gồm 15 ca nhập cảnh và 5.140 ca lây nhiễm trong nước.

Số ca tử vong tăng thêm 147 người sau 24h cập nhật (6h ngày 8/8 – 6h ngày 9/8), từ con số công bố của Bộ Y tế.

thuc pham cuu tro
Rau cứu trợ được một nhóm thiện nguyện đưa đến khu phong tỏa hẻm 78 và hẻm 92 Tôn Thất Thuyết (phường 16, quận 4, TP.HCM), ngày 5/8. (Ảnh: Trần Linh/Tôi là dân quận 4/Facebook)

5.140 ca ghi nhận tại 22 tỉnh thành, gồm: TP.HCM (2.349), Bình Dương (1.725), Long An (287), Đồng Nai (183), Bà Rịa – Vũng Tàu (177), Tây Ninh (157), Vĩnh Long (57), An Giang (37), Phú Yên (31), Cần Thơ (27), Kiên Giang (19), Đồng Tháp (18), Thừa Thiên Huế (17), Hậu Giang (15), Gia Lai (14), Đăk Nông (14), Hải Dương (5), Hà Nội (4), Lào Cai (1), Sơn La (1), Bạc Liêu (1), Cà Mau (1).

Trong đó, tổng cộng 4.354 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa, 786 ca đang điều tra dịch tễ.

Cập nhật số ca nhiễm mới tại 22 tỉnh thành, tình hình số ca nhiễm tại 62/63 tỉnh thành của Việt Nam như sau:

  • nhóm trên 124.100 ca: TP.HCM 124.153;
  • nhóm trên 29.300 ca: Bình Dương 29.364;
  • nhóm trên 10.400 ca: Long An 10.402;
  • nhóm trên 8.100 ca: Đồng Nai 8.102;
  • nhóm trên 5.700 ca: Bắc Giang 5.739;
  • nhóm trên 3.900 ca: Đồng Tháp 3.986;
  • nhóm trên 3.300 ca: Khánh Hòa 3.366;
  • nhóm trên 2.800 ca: Tiền Giang 2.886;
  • nhóm trên 2.500 ca: Tây Ninh 2.579;
  • nhóm trên 2.000 ca: Bà Rịa – Vũng Tàu 2.070, Hà Nội 2.005;
  • nhóm trên 1.700 ca: Cần Thơ 1.779, Phú Yên 1.749, Bắc Ninh 1.724;
  • nhóm trên 1.500 ca: Đà Nẵng 1.533;
  • nhóm trên 1.100 ca: Vĩnh Long 1.331, Bình Thuận 1.148;
  • nhóm trên 1.000 ca: Bến Tre 1.093;
  • nhóm trên 500 ca: Trà Vinh 524, An Giang 517;
  • nhóm trên 400 ca: Ninh Thuận 452;
  • nhóm trên 300 ca: Đăk Lăk 389, Sóc Trăng 370, Quảng Ngãi 356, Kiên Giang 356, Bình Định 328;
  • nhóm trên 200 ca: Hậu Giang 296, Nghệ An 273, Hưng Yên 270, Bình Phước 256, Vĩnh Phúc 232, Hà Tĩnh 213, Gia Lai 200;
  • nhóm trên 100 ca: Quảng Nam 183, Đăk Nông 141, Thừa Thiên Huế 141, Lạng Sơn 138, Hải Dương 130;
  • nhóm từ 10-100 ca: Lâm Đồng 92, Thanh Hóa 91, Hà Nam 68, Điện Biên 60, Bạc Liêu 59, Thái Bình 51, Quảng Bình 47, Sơn La 47, Cà Mau 45, Lào Cai 44, Ninh Bình 42, Hải Phòng 26, Quảng Trị 21, Kon Tum 20, Hà Giang 20, Hòa Bình 16, Phú Thọ 15, Thái Nguyên 13, Nam Định 12;
  • nhóm từ 1-dưới 10 ca: Bắc Kạn 5, Quảng Ninh 5, Yên Bái 3, Tuyên Quang 2, Lai Châu 1 ca.

Nhóm các tỉnh thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới hiện còn 2 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Bắc Kạn, không thay đổi so với cập nhật vào 6h ngày 8/8.

Trong ngày 8/8, Bộ Y tế ra công văn hỏa tốc yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và thuộc trường đại học; sở y tế các tỉnh, thành, y tế các bộ, ngành nhanh chóng đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, tăng cường sử dụng Telehealth (chăm sóc sức khỏe từ xa) trong điều trị bệnh nhân COVID-19. tăng cường sử dụng Telehealth (chăm sóc sức khỏe từ xa) trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

10.000 lọ thuốc Remdesivir trong lô 105.000 nhập về hôm 5/8 đã được bộ này phân bổ cho 8-10 bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19. Toàn bộ lô thuốc vừa về TP.HCM và các lô tiếp theo trong đơn hàng 500.000 lọ được Bộ Y tế thông báo sẽ phân bổ cho các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 của TP.HCM và các tỉnh phía Nam, hỗ trợ điều trị cho nơi đang có nhiều bệnh nhân nặng. Các tỉnh khác nếu cần sẽ điều chỉnh sau.

Gần 500 taxi, ôtô khách tại TP.HCM đã được chuyển đổi công năng thành xe cứu thương để chuyển bệnh nhân COVID-19 đến nơi điều trị – Vnexpress dẫn tin. Tình trạng Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM quá tải đã được trung tâm này xác nhận từ ngày 27/7, với chỉ 29 xe vận hành. Cập nhật gần nhất vào lúc 7h ngày 7/8, HCDC cho biết TP đang có tới 1.213 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Với giải pháp tăng tốc tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 để kiểm soát dịch bệnh, TP.HCM và Bình Dương – hai tỉnh thành hiện có số ca nhiễm cao nhất đang đối diện với tình trạng “cạn” nguồn vắc-xin. Sở Y tế TP.HCM cho hay từ hôm nay, 9/8, TP.HCM dã thiếu vắc-xin để tiêm diện rộng sau khi đã tiêm cho hơn 2,1 triệu người từ ngày 22/7 đến hết ngày 7/8. 

Phía tỉnh Bình Dương, ngày 8/8, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch tỉnh gửi văn bản hỏa tốc đến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị phân bổ vắc-xin COVID-19, với lý do TP Dĩ An, TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên là vùng kinh tế quan trọng khi tập trung số lượng lớn các nhà máy, xí nghiệp, nhưng cũng đang có số ca nhiễm cao nhất tỉnh. Hiện tỉnh Bình Dương được phân bổ hơn 544.000 liều vắc-xin, trong khi chính quyền tỉnh dự kiến tiêm cho hơn 1,45 triệu người.

Bắc Giang sau hơn 28 ngày không phát sinh ca COVID-19 mới đã chính thức cho phép các phòng tập thể dục, thể thao trong nhà và các bể bơi trên địa bàn được hoạt động trở lại kể từ hôm nay, 9/8. Theo công bố, tính tới 17h ngày 8/8, tỉnh này còn 6 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng.

Tổng số ca nhiễm trong cộng đồng của đợt bùng phát hiện tại, từ ngày 27/4 đến nay, là 211.579 ca. 68.723 bệnh nhân được công bố bình phục, tăng 4.860 người so với thời điểm 6h ngày 8/8 (63.863 người).

501 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU (giảm 11 người); 20 bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO (tăng 1 người so với thời điểm 6h ngày 8/8).

Tổng số ca mắc COVID-19 Việt Nam từ đầu mùa dịch (tháng 1/2020) đến nay theo Bộ Y tế công bố là 215.560 ca (2.360 ca nhập cảnh và 213.200 ca mắc trong nước). Số tử vong/tổng số bệnh nhân đang điều trị: 3.397/140.666, lần lượt tăng 147 và tăng 4.897 so với con số tương ứng cập nhật lúc 6h ngày 8/8.

Trong ngày 8/8, thêm 514.503 người đã tiêm vắc-xin COVID-19 (AstraZeneca, Sinopharm, Moderna, Pfizer), nâng tổng số liều Việt Nam đã tiêm là 9.405.819.  Trong đó 8.460.013 người tiêm 1 mũi, 945.806 người tiêm đủ 2 mũi.

Nguyễn Sơn

Xem thêm:

Kiểm soát nghiêm ngặt người TQ xuất cảnh, Bắc Kinh có 3 mục đích?