Ngày Chống Tra tấn Thế giới 26/6 đã sắp đến. Trung Quốc là một nước ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn. Tính đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công 24 năm. Nhiều học viên trên đã bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ phi pháp trong các trại lao động, trại tạm giam và nhà tù.

id13558603 29398cae20a7242438af8
Hình minh họa thủ đoạn tra tấn của ĐCSTQ: Trói dây thừng. (Epoch Times)

Pháp Luân Công là một phương pháp tu luyện của Phật gia. Sau khi được truyền ra Trung Quốc Đại Lục vào năm 1992, chỉ trong 7 năm đã có hàng trăm triệu người lần lượt bước vào tu luyện, họ tập 5 bài công pháp đơn giản và đẹp mắt, họ sống theo tiêu chuẩn “Chân Thiện Nhẫn” và được thọ ích rất nhiều.

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7/1999, các trại lao động, trung tâm giam giữ, nhà tù và những nơi giam giữ khác đã trở thành những hang ổ hắc ám chuyên bức hại học viên Pháp Luân Công. Hàng trăm phương pháp tra tấn đã được thực hiện ở đó, nhằm buộc các học viên Pháp Luân Công phải “chuyển hóa” (từ bỏ tu luyện).

Các thủ đoạn tra tấn tàn ác và dơ bẩn

Ví dụ như: Lột bỏ quần áo và để cho hơn 100 con sâu bướm bò trên người.

Nhét con nhện vào âm đạo và vào miệng.

Nhét một con chuột to vào trong quần, buộc lại bằng thắt lưng, để nó cắn người.

“Kiến leo cây”: Lấy nước đường bôi vào bộ phận sinh dục nam, rồi bắt kiến ​​thả lên, để nó ​​cắn người.

“Đu xích đu”: Chân tay nạn nhân bị còng và đẩy đi đẩy lại.

“Máy bay”: Còng tay sau lưng và đẩy đi đẩy lại.

“Ngựa đất chiến binh ngồi xổm”: Phạt ngồi xổm trong thời gian dài, thân thể không được cử động.

“Qua cầu nước”: Vào mùa đông, dội nước lạnh từ đầu xuống chân từ từ cho đến khi nạn nhân bất tỉnh.

“Rút gân lớn”: Tách mạnh hai chân sang hai bên, tách thành một đường thẳng, ép đầu gối vào lưng dưới (phần thận) của người đó.

“Cháo bách bảo”: Ép nuốt chất nhầy, đờm dãi của tù nhân trong phòng giam.

“Đốt cháy quy đầu”: Lấy giấy quấn quanh dương vật rồi châm lửa đốt khiến dương vật bị phồng rộp, chảy mủ và thối rữa, có mùi hôi khó chịu.

“Chân giò om”: Đốt bằng khói, móng bị nướng có mùi khét, thối và chảy mủ.

“Ăn bánh bao”: Bọc người trong chăn bông, kẻ hành hung lao vào đấm đá như điên.

“Ăn cơm trong giây lát”: Ví dụ, trong nhà tù Ngũ Mã Bình ở Tứ Xuyên, các học viên Pháp Luân Công không được phép bê bát lên. Họ chỉ được phép ngồi khoanh chân trên mặt đất, cúi đầu xuống và ăn như những con vật không có phẩm giá. Người giám sát đếm từ 1 đến 20 trong khoảng 20 giây, và ngừng ăn ngay sau khi đếm xong, nếu ăn chậm thì sẽ bị đói.

“Mỏ neo”: Ví dụ, tại Nhà tù Tân Hải, thành phố Thiên Tân, người bị tra tấn bằng thủ đoạn neo đất sẽ bị còng một tay vào vòng tròn cắm dưới đất, thấp dưới mắt cá chân, tay và chân của họ đều bị khóa chặt. Bàn chân còn lại bị còng chặt vào một vòng tròn khác cắm trên mặt đất. Góc giữa hai chân lên tới 130 độ khiến hai chân nạn nhân bị xé toạc.

Danh sách trên chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Trong nhà tù Ngũ Mã Bình ở thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, ông Chu Triệu Kiệt bị tra tấn đến mức sắp chết. Khi đó, quản ngục còn nói với ông: “Tôi sẽ không đánh chết ông, nhưng tôi sẽ tra tấn và khiến ông sống không bằng chết.”

Hướng luyện viên cai ngục nói: “Tôi có 365 ngày một năm, và có 365 cách để đối phó với ông. Hãy cẩn thận với tôi.”

Bà Sarah Cook, một nhà phân tích nghiên cứu Đông Á cấp cao tại Freedom House, đã công khai tuyên bố vào năm 2019 rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là cuộc đàn áp tôn giáo nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc hiện nay.

Ông Đằng Bưu (Teng Biao), một luật sư nhân quyền nổi tiếng của Trung Quốc, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Freedom House vào năm 2019: “Mặc dù tôi đã đoán trước rằng Pháp Luân Công sẽ bị bức hại, nhưng nhiều năm sau, tôi mới nhận ra sự tàn ác của cuộc bức hại này gây sốc như thế nào.”

Ông Chu Triệu Kiệt bị kết án phi pháp 10 năm tù và bị tra tấn dã man

Ông Chu Triệu Kiệt, học viên Pháp Luân Công ở quận Mễ Dịch, thành phố Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị kết án phi pháp 1 năm trong trại lao động cưỡng bức và 9 năm tù giam.

Cai ngục dùng kẹp kẹp chặt đầu vú ông khiến ông đau đớn không chịu nổi, túm tóc và đập ông vào tường, khiến ông bị chấn động mạnh ở phía sau đầu và tiểu não. Họ còn đấm một cách tàn bạo và còng tay ông ra sau người, quàng qua tay và chân ông, khiến máu bắn khắp một mảng tường.

Tại Nhà tù Ngũ Mã Bình ở thành phố Lạc Sơn, sau 11 ngày tuyệt thực để phản đối bức hại, ông bị đưa đến một nhà tù nhỏ để huấn luyện chuyên sâu. Ông bị phơi nắng cả ngày, có mấy người bắt ông đứng chân trần trên phiến đá nóng.

Mỗi người đứng trên một bàn chân của ông, dùng giày da giẫm lên chân ông, khiến ông lập tức ngã xuống đất, chân bị phỏng, phồng rộp. Ông đứng không nổi thì họ trực tiếp kéo lê ông trên mặt đất …

Ông Chu Triệu Kiệt đã phải ngồi tù oan hơn 10 năm. Sau khi ông ra tù, vợ ông yêu cầu ly hôn, còn Cục An sinh xã hội cắt lương hưu của ông, khiến ông phải chịu đựng sự tra tấn nặng nề cả về thể xác và tinh thần. Ông qua đời vào ngày 21/2/2023, thọ 69 tuổi.

Bà Trương Xuân Úc bị bức hại trong Nhà tù nữ Hắc Long Giang

Năm 2017, bà Trương Xuân Úc, học viên Pháp Luân Công ở Cáp Nhĩ Tân, đã bị bắt cóc. Công an, kiểm sát, tòa án hoạt động bí mật, vì vậy bà đã bị kết án oan 5 năm và bị giam tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang. Bà bị sỉ nhục, bị đánh đập, bị tát, bị giám sát khi ăn, khi đi vệ sinh và khi ngủ.

Năm 2001, bà Trương Xuân Úc bị kết án phi pháp 1 năm lao động cưỡng bức và bị giam giữ tại Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia. Cảnh sát đã nhiều lần “treo bà lên”, hai tay bà bị bẻ quặt ra sau lưng. Bà bị trói bằng một sợi dây và treo trên một ống sắt trong một thời gian dài.

Bà cũng bị trói vào một chiếc ghế sắt. Hai lính canh mỗi người cầm một chiếc dùi cui điện lớn sốc điện vào mặt, miệng, cổ và tay của bà. Da thịt bị điện giật thối rữa, mưng mủ, và bốc mùi khét.

Có lần, một tên cai ngục vung tay đánh vào miệng bà, đúng vào mắt trái, khiến bà hoa đom đóm mắt, đau không chịu nổi, tưởng như nhãn cầu sắp rơi ra, cuối cùng mắt trái của bà đã bị mù.

Chồng và con trai của bà Trương suốt ngày sợ hãi và lo lắng cho bà, khiến bệnh đau tim tái phát và lần lượt qua đời. Ngày 25/2/2017, 9 ngày sau khi chồng bà qua đời, bà lại bị bắt cóc, lục soát nhà và giam giữ.

Sự bức hại của ĐCSTQ trong nhiều năm đã vượt quá sức chịu đựng của bà. Bà qua đời vào ngày 31/1/2023, hưởng thọ 69 tuổi.

Bà Trương Hạnh Chuyển bị bức hại đến chết

Năm 2001, bà Trương Hạnh Chuyển, học viên Pháp Luân Công ở làng Thiết Can, huyện Thâm Trạch, tỉnh Hà Bắc, đã bị giam giữ bất hợp pháp tại một trại giam. Cảnh sát đã đánh đập bà một cách tàn bạo bằng dùi cui hơn chục lần, khiến bà ngất xỉu trên mặt đất. Sau đó, bà bị đau khắp người, nhưng vẫn bị cùm.

Tháng 9/2009, sau khi bị bắt cóc, bà bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức bất hợp pháp và bị đưa đến Trại lao động nữ tỉnh Hà Bắc. Bà đã bị “chuyển hóa” và bức hại trong 2 tháng. Hai ngày đầu, bà không được phép ngủ, nên đã nằm rạp xuống bàn và ngủ thiếp đi. Sau đó, mỗi ngày bà chỉ được ngủ 1, 2 giờ, tối đa là 3 giờ.

Bà bị phạt đứng rất lâu, ban ngày đứng làm việc, trưa và tối vẫn phải đứng. Cảnh sát không cho bà đánh răng, rửa mặt, và giặt quần áo trong thời gian này.

Vì tu luyện Pháp Luân Công, bà đã bị cảnh sát và một nhóm cảnh sát đánh đập dã man, khắp người đầy vết bầm tím.

Vài năm nay, bà đã bị cảnh sát quấy rối và phải chịu đựng rất nhiều áp lực về tinh thần và thể chất. Ngày 25/2/2023, bà Trương Hạnh Chuyển, 65 tuổi, đã bị bức hại đến chết.

Theo báo cáo điều tra của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc Đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG), sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, họ đã ban hành các chính sách “chuyển hóa” có liên quan vào tháng Tám.

Ngày 24/8, Tân Hoa Xã đăng một thông báo do Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Quốc vụ viện đưa ra, trong đó nêu rõ yêu cầu tiếp tục làm tốt công tác giáo dục, chuyển hóa đối với đại đa số các học viên Pháp Luân Công. Kể từ đó, “chuyển hóa” đã trở thành mục tiêu đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ từ trên xuống dưới.

“Báo cáo thường niên năm 2008” của Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc đã định nghĩa “sự chuyển hóa” của ĐCSTQ là một quá trình thiết lập lại hệ tư tưởng, tiến hành các thủ đoạn đe dọa về thể chất và tâm lý đối với các học viên Pháp Luân Công, cho đến khi họ từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.

Một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục (giấu tên vì lý do an toàn) đã từng nói với phóng viên của Epoch Times rằng: “Hình phạt (đối tượng) của luật hình sự là hành vi phạm tội, không phải tư tưởng, tín ngưỡng. Cách trừng phạt là tước đoạt sinh mệnh, tự do và tài sản, chứ không phải là kiểm soát bộ não con người.”

“’Chuyển hóa’ là cưỡng chế kiểm soát bộ não của con người, và cưỡng bức thay đổi suy nghĩ và niềm tin của con người. Vì vậy nó vượt xa phạm vi của luật pháp, là bất hợp pháp và phạm tội, là bức hại chính trị và chống lại loài người. Chuyển hóa’ đã là một hành vi phạm pháp và là tội ác, nhằm đạt được mục đích ‘chuyển hóa’ lại càng là một tội ác nghiêm trọng hơn.”

Trong các cơ sở giam giữ của ĐCSTQ, “chuyển hóa” đã trở thành mồi nhử nhằm xúi giục nhân viên ĐCSTQ và tù nhân phạm tội. ĐCSTQ liên kết “tỷ lệ chuyển hóa” với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ban ngành, và lợi ích kinh tế của từng đơn vị, đồng thời liên kết cái gọi là kết quả “chuyển hóa” này với việc giảm án và trả tự do sớm cho tù nhân.

Điều này đã kích thích rất nhiều mặt xấu xa trong bản tính con người, vì lợi ích cá nhân, mà cho phép những kẻ tà ác bức hại Pháp Luân Công một cách tàn nhẫn và buộc họ phải từ bỏ tu luyện.

Đây là lý do vì sao tra tấn được sử dụng ở tất cả các nơi giam giữ của ĐCSTQ.