Sáng ngày 6/1/2021, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ít nhất 53 nhà hoạt động dân chủ. Chính quyền Hồng Kông bị cáo buộc lợi dụng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” để “trả đũa” các nhà dân chủ Hồng Kông. ĐCSTQ từng hứa hẹn rằng sẽ để Hồng Kông có được “một quốc gia, hai chế độ” không thay đổi trong 50 năm, nhưng bây giờ việc “nuốt lời” của đảng đã trở nên đáng sợ đến mức ngay cả việc theo đuổi tự do và dân chủ cơ bản nhất cũng bị bắt giữ và bỏ tù.

DSC 6893 01 600x400 1
Vào sáng ngày 6/1/2021, ít nhất 53 nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đã bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ. Hình ảnh Giám đốc Cảnh sát cấp cao Sở An ninh Quốc gia Hồng Kông Lý Quế Hoa trong cuộc họp báo. (Ảnh: Epoch Times)

Tính đến hết ngày 6/1, có 53 người bị bắt, trong đó có Đới Diệu Đình, Lưu Dĩnh Khuông, Mao Mạnh Tĩnh, Dương Nhạc Kiều, Lương Quốc Hùng, Sầm Từ Kiệt, Hồ Chí Vĩ, Quảng Tuấn Vũ, v.v.

Những người này bị cáo buộc có liên quan đến “tội lật đổ chính quyền quốc gia” trong Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông. Theo các nguồn tin, vụ bắt giữ này có liên quan đến “Cuộc bầu cử sơ bộ 35+ của Đảng Dân chủ” tổ chức năm ngoái với hy vọng giành được hơn một nửa số ghế (35+) trong cuộc bầu cử. Gần 610.000 người đã bỏ phiếu. Cuộc bầu cử cuối cùng đã bị chính quyền Hồng Kông “trì hoãn vô thời hạn” với lý do dịch bệnh.

Ngoài ra, cảnh sát Hồng Kông đã mở một cuộc truy lùng ráo riết trước đó, bao gồm cả việc tiến tới trụ sở của Viện nghiên cứu dư luận Hồng Kông (Hong Kong Public Opinion Research Institute), nơi đồng tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ. Cảnh sát Hồng Kông cũng khám xét văn phòng của trang web tin tức xã hội và chính trị Hồng Kông Stand News ở Kwun Tong.

Cảnh sát Sở An ninh Quốc gia Hồng Kông cho biết những người này hưởng ứng với “mười bước suy đoán” do ông Đới Diệu Đình đề xuất, cho phép họ cùng phủ quyết dự toán của chính phủ sau khi được bầu vào Hội đồng Lập pháp, và buộc Trưởng Đặc khu Hồng Kông Carrie Lam phải từ chức. Do đó, họ bị cáo buộc vi phạm tội lật đổ chính quyền quốc gia trong “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”.

Vụ bắt giữ này bị nghi ngờ là một cuộc trả thù và thanh toán lớn, nhằm “dập tắt tiếng nói” “đuổi cùng giết tận” những nhà hoạt động dân chủ, kể cả những người ôn hòa.

La Quán Thông: Người Hồng Kông phải ghi nhớ mối thù này

La Quán Thông (Nathan Law), cựu chủ tịch Đảng Demosistō (đã giải tán), nói trên Facebook, trực tiếp chỉ trích lý do bắt giữ liên quan đến việc lật đổ chính quyền nhà nước, “thật là một suy luận điên rồ”.

Anh cũng đề cập đến việc Chánh án Mã Đạo Lập của Tòa chung thẩm trong một cuộc họp báo gần đây nói rằng Hồng Kông vẫn có pháp quyền, và đe dọa người Hồng Kông “cần phải thích ứng” với Luật An ninh Quốc gia. Anh đặt câu hỏi “làm thế nào để thích ứng?”

Anh nói rằng sự việc bắt giữ quy mô lớn này cho thấy việc đàn áp tự do chính trị và tự do ngôn luận của “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đã nâng lên một cấp độ mới.

Anh nói: “Người Hồng Kông phải ghi nhớ mối hận này. Bất cứ ai bảo vệ ‘Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông’, và người giảng hòa ba phải, đều là kẻ thù của người Hồng Kông.”

Trương Côn Dương: ĐCSTQ lợi dụng thời gian diễn ra các vấn đề đối nội bận rộn của Mỹ để thực hiện các bước đi lớn

Ông Trương Côn Dương nói rằng “rõ ràng là ĐCSTQ tranh thủ khi xã hội Mỹ đang bận rộn giải quyết công việc nội bộ của mình, nhằm tránh sự chú ý của cộng đồng quốc tế”.

Vụ bắt giữ này không chỉ nhắm vào các đảng dân chủ truyền thống hoặc những người biểu tình địa phương, mà ngay cả An Đức Lý, nhân viên xã hội dân tộc thiểu số đầu tiên của Hồng Kông tham gia bầu cử sơ bộ ở Kowloon West, cũng không bỏ qua. Ông nói: “Có thể thấy rằng chế độ hoàn toàn muốn nhổ tận gốc các nhà dân chủ ở Hồng Kông, hạn chế quyền tự do xuất nhập cảnh và phạm vi thực hiện các hoạt động trong tương lai của họ.”

Tổng thống Thái Anh Văn: Bắc Kinh hoàn toàn hủy bỏ cam kết của chính mình

Tổng thống Thái Anh Văn cho rằng vụ bắt giữ quy mô lớn này cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã hoàn toàn hủy bỏ cam kết “không thay đổi trong 50 năm” của mình. Nếu nói xong nuốt lời thì làm sao có thể mong đợi cộng đồng quốc tế lý giải một cách thiện chí?

Bà nói, “Tôi cũng muốn nói với mọi người trên khắp thế giới biết rằng Đài Loan đang ở tuyến đầu đấu tranh cho tự do dân chủ, chúng tôi biết rất rõ những cam kết của ĐCSTQ là không đáng tin, họ đang áp bức dân Hồng Kông; nhưng tại thời điểm này, chúng tôi sẽ không chùn bước, mà còn đứng lên mạnh mẽ cho những giá trị phổ quát.”

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp cho biết trên Twitter vào ngày 6/1, rằng cuộc bắt giữ quy mô lớn ở Hồng Kông đã gây chấn động sâu sắc cho tất cả những người yêu mến tự do. “Tại Đài Loan, chúng tôi lên án mạnh mẽ vụ bắt giữ này và sẽ tiếp tục lên tiếng bảo vệ quyền lợi của các nhà dân chủ Hồng Kông. Thế giới tự do phải đoàn kết chống lại chủ nghĩa độc tài: không còn chỗ cho sự mơ hồ!”

Ủy ban vấn đề đại lục của Đài Loan: ĐCSTQ nếu không kìm lại các hành động đe dọa, chỉ có thể càng nhận phải những hậu quả xấu

Ủy ban vấn đề Đại Lục tuyên bố rằng Đài Loan và cộng đồng quốc tế cảm thấy chấn động, đồng thời lên án bất kỳ hành vi đàn áp dân chủ và nhân quyền nào. “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” thường xuyên lấy tội danh lật đổ quyền lực quốc gia để  tấn công các nhà dân chủ. Những hành động đó không chỉ nêu bật rằng việc bảo vệ quyền của người dân Hồng Kông của Luật Cơ bản chỉ là nói suông, mà hành vi xấu xa của nó còn khiến Hồng Kông từ “Hòn ngọc Phương Đông” trở thành “nhà tù Phương Đông” một cách kinh hoàng.

Ủy ban vấn đề Đại Lục chỉ ra rằng nếu nền dân chủ và tự do của Hồng Kông tiếp tục suy giảm, ảnh hưởng đến vị thế của trung tâm tài chính quốc tế này, thì điều đó sẽ không mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc. ĐCSTQ nếu không kìm lại các hành động đe dọa, chỉ có thể càng nhận phải những hậu quả xấu.

Cựu thống đốc Hồng Kông Chris Patten: thúc giục Nghị viện châu Âu bác bỏ thỏa thuận đầu tư ký với ĐCSTQ vào tuần trước

Thống đốc người Anh cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten, kêu gọi các nền dân chủ tự do trên toàn thế giới tiếp tục lên tiếng chống lại “sự tàn phá man rợ đối với xã hội tự do” của ĐCSTQ và “tội ác diệt chủng” ở Tân Cương.

Vụ việc bắt giữ quy mô những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ diễn ra khi mà Hiệp định đầu tư giữa EU và Trung Quốc chỉ mới được ký vào tuần trước, cho thấy sự coi thường nền dân chủ của ông Tập Cận Bình. Cựu thống đốc Hồng Kông Chris Patten đã thúc giục Nghị viện châu Âu bác bỏ thỏa thuận này.

Mộc Lan (tổng hợp)

Xem thêm: