Theo Reuters, trước khi bắt đầu cuộc họp quan trọng sắp tới của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về nhân quyền, phái đoàn ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng vận động hành lang các nước ngoài phương Tây ca ngợi tình hình nhân quyền của Trung Quốc. Được biết lần này Bắc Kinh có thể phải đối mặt với những chỉ trích và chất vấn do tình hình nhân quyền tồi tệ ở Hồng Kông, Tân Cương…

r shutterstock 2293675929
Bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 8/9/2022 (Ảnh: oliverdelahaye / Shutterstock)

Đánh giá đầu tiên về “tội ác chống lại loài người”

Thông tin dẫn lời 4 nhà ngoại giao cho biết, Khóa họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền LHQ trong năm nay sẽ xem xét hồ sơ nhân quyền của 14 nước, trong đó có Trung Quốc. Việc đánh giá nhân quyền do Nhóm công tác đánh giá gồm 47 thành viên của Hội đồng chủ trì. Các nước thành viên có thể đặt câu hỏi bằng văn bản hoặc bằng lời nói về việc đánh giá nhân quyền.

Trung tâm Tin tức LHQ cho hay Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 23/1 sẽ tiến hành đánh giá lần thứ tư về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc. Đây sẽ là đánh giá đầu tiên về việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc có thể cấu thành “tội ác chống lại loài người”.

Vấn đề này đã được cựu Cao ủy Nhân quyền LHQ Michelle Bachelet nêu ra trong báo cáo năm 2022 của bà. Tuy nhiên, chính quyền ĐCSTQ đã cố gắng phủ nhận mọi hành vi vi phạm. Cuối năm đó, các thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, bao gồm Indonesia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, đã phủ quyết một đề xuất được Mỹ và các thành viên phương Tây khác ủng hộ, đề xuất này kêu gọi các nước thành viên lên tiếng về các cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền tồn tại ở Tân Cương.

Đại diện của ba nước đóng vai trò báo cáo viên (nhóm 3 nước) về đánh giá tình hình Trung Quốc lần này là: Albania, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Malawi. Phái đoàn Trung Quốc sẽ do ông Trần Húc  (Chen Xu) – Đại sứ toàn quyền tại Văn phòng LHQ ở Geneva dẫn đầu. Nhóm công tác đánh giá có kế hoạch vào ngày 26/1 tiếp nhận các khuyến nghị về tình hình, dĩ nhiên nước bị đánh giá có quyền bày tỏ quan điểm của mình trong quá trình này.

Công hàm ngoại giao “đặc biệt” của Trung Quốc

Một phóng viên của Reuters vào đầu tháng 1 đã nhìn thấy một công hàm ngoại giao do đoàn ngoại giao ĐCSTQ đưa ra: “Tôi cầu xin phái đoàn của bạn trong cuộc đối thoại tương tác… suy nghĩ đến quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa 2 nước chúng ta, để có hỗ trợ giá trị cho Trung Quốc với những đề xuất mang tính xây dựng.”

Tuy nhiên công hàm gửi tới 3 nước không thuộc phương Tây lại có các điểm nhấn phát biểu cụ thể và ca ngợi thành tích của Trung Quốc về quyền phụ nữ và các vấn đề về khuyết tật, mục đích để chuẩn bị cho công tác đánh giá về nhân quyền Trung Quốc vào thứ Ba.

Một nhà ngoại giao châu Phi giấu tên xác nhận rằng đã nhận được và đồng ý yêu cầu hỗ trợ của Trung Quốc, cho biết sẽ ủng hộ Trung Quốc tại cuộc họp đánh giá. Các nước như Antigua và Barbuda ở Bắc Mỹ cũng sử dụng thuật ngữ được lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình ưa chuộng trong các câu hỏi gửi tới LHQ, đó là “nền dân chủ nhân dân toàn diện” của Trung Quốc và ca ngợi “các quyền dân chủ đầy đủ hơn, rộng hơn và toàn diện hơn” của Trung Quốc.

Nhiều nhà ngoại giao chỉ ra, các nước khác đôi khi cố gắng gây ảnh hưởng đến bài phát biểu của nước khác tại Hội đồng Nhân quyền, nhưng vận động hành lang ở quy mô tương tự như ĐCSTQ là rất hiếm.

Mặc dù ĐCSTQ không phản hồi cáo buộc các nỗ lực vận động hành lang đó, nhưng trong một tuyên bố họ cho biết “kiên quyết phản đối việc chính trị hóa các vấn đề nhân quyền”, cho hay “Trung Quốc thúc đẩy quản trị nhân quyền toàn cầu công bằng, hợp lý và toàn diện hơn”. Bắc Kinh sẽ cử một phái đoàn lớn với hy vọng bắt đầu đối thoại “trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.

Nước ngoài không nên can thiệp vào nhân quyền của Trung Quốc?

Thông tin dẫn lời ông Raphael David của Cơ quan Dịch vụ Nhân quyền Quốc tế (ISHR) cho biết: “Việc đánh giá định kỳ là thang đo rất quan trọng, đây là cơ hội để các nước bày tỏ mối quan ngại của mình dựa trên các tài liệu của LHQ…. Không không thể biến thành hội nghị huynh đệ khen ngợi nhau”.

Tài liệu của LHQ cho thấy Mỹ đã đưa ra câu hỏi dài 2 trang, yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các vi phạm nhân quyền, bao gồm giam giữ vô lý, lao động cưỡng bức và trả thù ở các khu vực trên khắp đất nước như Tây Tạng, Hồng Kông và Tân Cương.

Phía nước Đức chất vấn có bao nhiêu người bị giam giữ trong các trại tạm giam Tân Cương. ĐCSTQ luôn bác bỏ những chỉ trích của phương Tây về nhân quyền, cho rằng tất cả người dân Trung Quốc đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật và nước ngoài không nên can thiệp.

Mặc dù Hội đồng Nhân quyền LHQ không có tính ràng buộc như luật pháp, nhưng trong một số trường hợp thì các quyết định của Hội đồng có thể dẫn đến các hiệp ước và công ước có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Đánh giá và phê bình có nhiều ảnh hưởng chính trị hơn và có thể gây áp lực để chính phủ liên quan thay đổi những đường hướng chính sách sai lầm hoặc tìm hiểu về tình trạng mới nhất của các cá nhân liên quan bị đàn áp.

Có thông tin, các nhà hoạt động Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông và các nhà bất đồng chính kiến về ĐCSTQ vào ngày 23/1 tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài tòa nhà LHQ.

Khóa họp thứ 45 của Hội đồng Nhân quyền LHQ sẽ được tổ chức tại Geneva từ ngày 22/1 – 2/2.