Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã thanh trừng các quan chức quân sự cấp cao, ngay cả Lực lượng Tên lửa, lực lượng răn đe công nghệ và thách thức nhất đối với Mỹ, cũng bị “tận diệt”. Có nhiều dấu hiệu khác nhau cho thấy quân đội ĐCSTQ không còn năng lực chiến đấu và ông Tập Cận Bình đang bế tắc.

ten lua Trung Quoc
Ngày 4/8 Chiến khu Đông đã công bố thông tin về các tên lửa được phóng nhắm vào Đài Loan, theo đó trong số 11 tên lửa được phóng đi chỉ có 4 tên lửa bay qua vùng trời Đài Loan. (Nguồn: Chiến khu Đông)

Tập Cận Bình càng chống tham nhũng càng bộc lộ điểm yếu chí tử của “Quân đội nhà Tập”

Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ, đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình đã có bài phát biểu hôm thứ Hai (8/1), nhấn mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng là nghiêm túc và phức tạp, đồng thời cam kết sẽ tăng cường trấn áp tham nhũng ở các lĩnh vực khác như tài chính, doanh nghiệp nhà nước, năng lượng, y tế và các dự án cơ sở hạ tầng, v.v.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn để bảo vệ mình. Ban đầu, với sự giúp đỡ của ông Vương Kỳ Sơn, lần đầu tiên ông nhắm vào các quan chức tham nhũng thuộc phe của Giang Trạch Dân, chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang (cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ từng có thời quyền lực khuynh đảo), Bạc Hy Lai (người thừa kế phe Giang), v.v, và hơn một triệu quan chức đã bị thanh trừng. Chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập bao gồm các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm, doanh nghiệp nhà nước và thể thao. 

Theo truyền thông trong và ngoài Trung Quốc đưa tin, ít nhất 15 tướng lĩnh cấp cao và chủ quản của quân đội ĐCSTQ đã bị thanh trừng trong 6 tháng qua, trong đó có nhiều cựu tướng lĩnh cấp cao của Quân chủng Tên lửa. Vòng hành động mới nhất là việc loại bỏ tư cách đại biểu Nhân đại toàn quốc đối với 9 tướng lĩnh, bao gồm cả cựu tướng lĩnh Quân chủng Tên lửa và Bộ Phát triển Thiết bị.

Trước cuối năm 2023, ông Tập Cận Bình phát động cuộc thanh trừng quan chức quân sự cấp cao, trong đó có 9 tướng từ Bộ Tham mưu liên hợp và Quân chủng Tên lửa bị cách chức khỏi Quốc hội, trong đó có 3 thượng tướng, 4 trung tướng và 2 thiếu tướng đã mất chức ủy viên Nhân đại và chức vị trong quân đội. Quân chủng Tên lửa và Bộ trang Thiết bị là những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, Không quân và Hải quân cũng đều có tướng lĩnh bị “ngã ngựa”.

Một số nhà bình luận cho rằng việc sa thải “quân nhà Tập” này do tham nhũng cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình kể từ khi nhậm chức đã bộc lộ những điểm yếu chết người của ĐCSTQ. Từ việc thanh trừng đối thủ chính trị trước đây đến thanh trừng “quân nhà Tập” do chính ông đề bạt. Những nỗ lực nâng cao kỷ luật quân đội của ông Tập Cận Bình mới bắt đầu, tham nhũng trong Quân chủng Tên lửa và Bộ trang thiết bị đồng nghĩa với việc quân đội của ĐCSTQ có điểm yếu chết người về năng lực chiến đấu và có thể không dám phát động chiến tranh ở nước ngoài trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Cựu Trung tá Diêu Thành (Yao Cheng) của Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ đã đăng bài viết trên mạng xã hội X và nói rằng: “Khi tôi nói về Lực lượng Tên lửa với những người bạn ở Trung Quốc, họ nói với tôi rằng hơn một nửa số sĩ quan cấp trung úy của Lực lượng Tên lửa nói rằng họ muốn thay đổi công việc, lòng quân đã rời rạc.”

Ông tiết lộ trong một bài đăng khác rằng Quân chủng Tên lửa đã phát hiện ra một số lượng lớn vấn đề trong quá trình kiểm tra và khắc phục toàn diện, quả thực đã tìm thấy nước trong một số tên lửa chứa đầy nhiên liệu lỏng và nắp hố ga của hầm phóng tên lửa chiến lược đã không được bảo trì trong nhiều năm, khiến nắp hầm bị vỡ, quan trọng hơn là tình trạng rò rỉ vẫn tiếp tục diễn ra và thực tế phía Mỹ đã có được biên bản báo cáo kiểm tra: “Tôi đã xác minh qua bạn bè trong nước rằng hai vấn đề này thực sự tồn tại”.

Tờ Bloomberg dẫn lời những người quen thuộc với vấn đề này vào ngày 6/1, nói rằng tham nhũng trong Quân chủng Tên lửa của ĐCSTQ và toàn bộ ngành công nghiệp quốc phòng là nghiêm trọng. Một trong những người này cho biết các nhà đánh giá tình báo Mỹ đã trích dẫn một số ví dụ về tham nhũng trong quân đội Trung Quốc, bao gồm việc tên lửa được đổ đầy nước thay vì nhiên liệu và nắp các hầm chứa tên lửa lớn ở miền Tây Trung Quốc không thể phóng tên lửa một cách hiệu quả.

Mỹ đánh giá tình trạng tham nhũng trong quân đội của ĐCSTQ đã làm xói mòn niềm tin vào năng lực chiến đấu tổng thể của nước này, đặc biệt là Quân chủng Tên lửa.

Quân chủng tên lửa bị thanh trừng đã vạch trần điều gì?

Nhiều bình luận ở nước ngoài cho rằng trong số các lực lượng quân sự của ĐCSTQ, Quân chủng Tên lửa là lực lượng đặt ra thách thức lớn nhất đối với Mỹ và là lực lượng có tính răn đe công nghệ cao nhất, còn được biết đến là đội tiên phong trong quá trình thống nhất quân sự của Đài Loan và có thể phóng tên lửa đầu tiên và làn sóng tấn công bão hòa. Đây thực sự là ngành tham nhũng nhất. Với nạn tham nhũng như vậy, một khi chiến tranh nổ ra, liệu các loại tên lửa có chính xác và hiệu quả như tuyên truyền, các tướng lĩnh có tuân theo mệnh lệnh hay không, liệu có thất bại hoàn toàn như Hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh?

Dựa trên báo cáo của các kênh truyền thông trong và ngoài Trung Quốc, các tướng lĩnh bị cách chức và bị điều tra bao gồm: 

Ngụy Phượng Hòa (cựu Bộ trưởng Bộ Phát triển trang bị Quốc phòng, người từng lãnh đạo Quân chủng Tên lửa, mất tích đã lâu). 

Các tướng lĩnh vừa bị cách chức bao gồm: 

  • 2 thượng tướng Chu Á Ninh và Lý Ngọc Siêu, Trung tướng Lý Truyền Quảng, (cựu Phó Tư lệnh Quân chủng Tên lửa);
  • Thiếu tướng Lã Hoành (Lu Hong, Bộ trưởng Bộ Phát triển Trang thiết bị);
  • Trung tướng Trương Chấn Trung (Zhang Zhenzhong, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Trung ương;
  • Hai thiếu tướng Trương Dục Thanh (Zhang Yuqing) và Nhiêu Văn Mẫn (Rao Wenmin) giữ chức Thứ trưởng Bộ Phát triển trang thiết bị Quân ủy Trung ương);
  • Thượng tướng Đinh Lai Hàng  nguyên Thứ trưởng Cục Phát triển Trang bị Quân ủy Trung ương; 
  • Trung tướng (Cúc Tân Xuân (Ju Xinchun) cựu Tư lệnh viên Không quân và Phó Tư lệnh Chiến khu Nam.

Quân chủng Tên lửa bị thanh trừng cũng xác nhận tin đồn của truyền thông nước ngoài cách đây một tháng, ông Tần Cương, cựu Ngoại trưởng ĐCSTQ đã biến mất vài tháng trước, sau đó được xác nhận rằng cú ngã của ông có liên quan đến rò rỉ thông tin bí mật của Lực lượng Tên lửa cho nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng do tính chất của “Lực lượng tên lửa” nên các quân chủng khác của quân đội ĐCSTQ có thể không biết bí mật của nó, hơn nữa hệ thống ngoại giao và quân đội luôn không tương thích với nhau, nên nếu ông Tần Cương liên quan đến tiết lộ bí mật thì có lẽ không liên quan gì đến Quân chủng Tên lửa.

Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA): Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Aquilino đã cảnh báo vào tháng 7 năm ngoái rằng nếu Trung Quốc phát động chiến tranh, quân đội Mỹ có thể giáng một đòn tàn khốc vào quân đội ĐCSTQ trong vòng 24 giờ và quân đội Mỹ có thể tấn công hơn 1.000 mục tiêu của Quân đội Giải phóng Nhân dân, bởi vì Mỹ biết tất cả tình trạng triển khai và bố trí của Quân chủng Tên lửa của ĐCSTQ.

Có người suy đoán rằng hai hiện tượng trên được liên kết với nhau thì mới tra ra vấn đề tiết lộ bí mật và tham nhũng của tướng lĩnh cấp cao trong Quân chủng Tên lửa, chỉ vài củ cà rốt đã mang ra một đống bùn. Vụ án không chỉ có quan chức cấp cao của Quân chủng Tên lửa nhận hối lộ mà các tướng lĩnh của Bộ Phát triển trang bị Trung ương, Hải quân, Không quân cũng liên quan, đây có thể chỉ là bước khởi đầu. Tiếp tục điều tra, hàng trăm nhà cung cấp linh kiện liên quan đến thiết bị quân sự ở Trung Quốc có thể không thoát khỏi liên quan.

Truyền thông Hồng Kông đưa tin, trước khi Nhân đại thu hồi lại tư cách đại của 9 tướng lĩnh, Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đã thu hồi tư cách ủy viên Chính hiệp đối với ông Lưu Thạch Tuyền (Liu Shiquan, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Quân sự Trung Quốc), ông Ngô Yến Sinh (Wu Yansheng, Chủ tịch Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc) và ông Vương Trường Thanh (Wang Changqing, phó tổng giám đốc Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc), cả 3 đều là thành viên ĐCSTQ. Họ có liên quan đến các vụ tham nhũng trong Quân chủng Tên lửa và mua sắm thiết bị quân sự; nói cách khác, họ có liên quan đến việc cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ĐCSTQ Lý Thượng Phúc “ngã ngựa”.

Ông Thái Thận Khô (Cai Shenkun), một nhà bình luận thời sự sống ở Mỹ, viết trên mạng xã hội X ngày 7/1 rằng trên thực tế, vấn đề tham nhũng trong quân đội của ĐCSTQ còn vượt xa mức đó, hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị cuốn sâu vào vòng xoáy tham nhũng sâu. Việc thăng chức cho cán bộ quân đội từ lâu đã có bảng giá rõ ràng, trừ những hồng nhị đại (người thuộc thế hệ thứ 2 của các lãnh đạo ĐCSTQ), những người có xuất thân bình thường phải thích nghi và chấp nhận luật chơi và thành thật góp tiền để mua chức quan.

Ông Thái Thận Khôn chỉ ra rằng việc ông Tập thanh trừng các tướng tham nhũng có thể có tác dụng răn đe nhất định, nhưng sẽ không có tác dụng mấy, vì dù thay thế ai thì họ cũng sẽ lặp lại vết xe cũ, đặc biệt là trong quân đội, cái gọi là trung thành được xây dựng trên lợi ích, không lợi ích thì nói gì đến lòng trung thành.

Ông James Char, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam ở Singapore (RSIS), đã được CNN phỏng vấn vào ngày 5/1, nói rằng cuộc thanh trừng các quan chức quân sự cấp cao của chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa kết thúc, ông tin rằng sẽ có thêm nhiều tướng lĩnh cao cấp bị điều tra và “đây chỉ là phần nổi của tảng băng”.

Ông Diêu Thành bình luận trên một dòng tweet khác trên X: Tại sao ông Tập Cận Bình ban hành “Quy định kiểm toán tài chính quân sự”, việc bắt giữ những phần tử tham nhũng trong quân đội sẽ dẫn đến rối loạn tinh thần quân đội? Đó là bởi vì hành động này đã bị những quân nhân muốn dùng mạng đổi lấy tiền phản kháng; bây giờ ĐCSTQ đang giảm lương của binh lính, ai còn sẵn sàng đổi mạng lấy tiền? Ở đâu vẫn còn lực chiến đấu? Vì vậy, để xóa bỏ hoàn toàn nạn tham nhũng trong quân đội, cách duy nhất là ĐCSTQ phải hạ đài, thiết lập chế độ dân chủ, thực hiện quốc gia hóa quân đội.

Dương Thiên Tư, Vision Times