Kể từ khi chính quyền Hồng Kông tiêm vắc-xin Sinovac của Trung Quốc cho người dân, chỉ trong vòng 9 ngày, đã có 3 ca tử vong: Trường hợp đầu tiên là một người đàn ông 63 tuổi mắc bệnh tiểu đường, người này đã chết vì nhồi máu cơ tim cấp và phù phổi cấp vào ngày 28/2 sau khi tiêm vắc-xin hai ngày; Tiếp sau đó là một người phụ nữ 55 tuổi bị cao huyết áp và mỡ máu cao, bà tiêm vắc-xin vào ngày 2/3 và đột ngột suy kiệt vào ngày 5/3, sau khi được đưa đến bệnh viện, bà được kết luận là bị thuyên tắc mạch máu não (đột quỵ) và đã tử vong vào ngày thứ 6/3; Và mới đây là một cụ ông 71 tuổi.

p2888361a681079002
Bộ trưởng Tư pháp Hồng Kông Trịnh Nhược Hoa (Zheng Ruohua) tiêm vắc-xin Sinovac. (Ảnh: Mạng tin tức chính phủ Hồng Kông)

Tiếp tục có thêm người chết và vẫn tiếp tục tiêm chủng

Tờ Apple Daily (Hồng Kông) đưa tin, một người đàn ông 71 tuổi đã được tiêm phòng với vắc-xin Sinovac tại một phòng khám tư nhân vào hôm 3/3. Khoảng 4 ngày sau, sau khi người đàn ông này đi ngủ, vợ ông phát hiện ông đã bất tỉnh nên gọi xe cấp cứu khẩn cấp. Sau khi nhân viên y tế đến, phát hiện ông không còn mạch nên đã ép tim ngoài lồng ngực và đưa đến bệnh viện United Christian cấp cứu, tuy nhiên, ông đã tử vong sau đó khoảng một giờ. Tin tức cho biết, trước đây bệnh nhân có sức khỏe tốt và không có triệu chứng dị ứng khi nhập viện. Tờ Stand News dẫn các nguồn tin cho biết, bệnh nhân bị nghi ngờ lên cơn đau tim.

Khi trường hợp tử vong thứ ba này được báo chí đưa tin vào chiều ngày 8/3, Bộ trưởng Y tế và Thực phẩm của Chính phủ Hồng Kông Trần Triệu Thủy (Chen Zhaoshi) và Bộ trưởng Dịch vụ Dân sự Niếp Đức Quyền (Nie Dequan) đã tổ chức một cuộc họp báo về vấn đề vắc-xin. Bà Trần Triệu Thủy chỉ nói rằng nếu có bất kỳ sự việc bất thường nghiêm trọng nào, Ban quản lý bệnh viện sẽ báo cáo Sở Y tế, và Sở cũng sẽ có thông báo. Bà cho biết, chính phủ chú ý về những sự việc bất thường này, nhưng nhấn mạnh rằng “ủy ban chuyên gia không có bằng chứng cho thấy cần phải thay đổi quan điểm rằng lợi ích của việc tiêm chủng lớn hơn so với nguy cơ (của nó)”, vì vậy kế hoạch tiêm chủng sẽ được tiếp tục.

Hai người khác đang nguy kịch, người dân hoảng loạn hủy lịch tiêm

Ngoài 3 trường hợp tử vong trong vòng 9 ngày, hai trường hợp nguy kịch sau khi tiêm vắc-xin Sinovac cũng được ghi nhận vào ngày 7/3. Một trường hợp là người đàn ông 80 tuổi vốn bị tiểu đường, xơ vữa động mạch cảnh, cao huyết áp, từng bị đột quy. Người đàn ông này tiêm vắc-xin hôm 1/3, đến ngày 6/3 thì bị đau tức ngực, chẩn đoán ban đầu là hội chứng mạch vành cấp, phải nhập viện hồi sức tích cực. Một người phụ nữ 72 tuổi khác bị tiểu đường, cao huyết áp, … đã được tiêm chủng, ngày 6/1 bắt đầu cảm thấy yếu nhược, đến ngày hôm sau thì tình trạng xấu đi, sau khi được đưa đến bệnh viện thì được phát hiện bị nhiễm toan ceton do đái tháo đường nặng, và hiện giờ bà vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Trong khi các tai nạn vắc-xin liên tiếp xảy ra, chính quyền Hồng Kông vẫn tiếp tục tăng hạn ngạch đặt hẹn đối với hai loại vắc-xin này. Tuy nhiên, những vụ việc liên quan đến vắc-xin Sinovac đã khiến người dân hoảng loạn đồng loạt hủy lịch tiêm. Tờ Apple Daily cho biết, thậm chí “không có người hỏi han” về nơi tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng. Ba trung tâm là trung tâm thể thao Kwai Fong, Tseung Kwan O và Yau Oi đều sẽ vẫn hiển thị màu “xanh” trong thời gian 20 ngày tới, có nghĩa là vẫn còn một số lượng lớn các vị trí trống.

Tờ Stand News đưa tin, vào ngày 8/3, trung tâm tiêm chủng trung tâm thể thao Kwun Chung, nơi hai người tử vong đầu tiên được tiêm chủng, đã ít đông đúc hơn đáng kể. Khoảng 11:30 phút, một phụ nữ 65 tuổi xuất hiện triệu chứng tim đập nhanh và tức ngực sau khi tiêm, được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện để điều trị. Một số người dân đến tiêm đã quyết định từ bỏ tiêm chủng sau nhiều lần cân nhắc. Họ tin rằng Sinovac có ít dữ liệu tiêm chủng hơn cho những người trên 60 tuổi. Một loại vắc-xin “Fubitai” khác, là sản phẩm hợp tác giữa BioNTech và Fosun, có dữ liệu đầy đủ hơn, nên đã quyết định dùng loại vắc-xin Fubitai này để thay thế.

Truyền thông Hồng Kông tiết lộ: người tử vong đầu tiên thường xuyên ủng hộ chính phủ và ủng hộ luật an ninh quốc gia

Các vụ tai nạn do vắc-xin Siovac đã làm nóng lên dư luận xã hội Hồng Kông trong nhiều ngày. Ngày 7/3, kênh truyền thông Hồng Kông thân Bắc Kinh, tờ “Hong Kong 01” đã đề cập danh tính của người đàn ông 63 tuổi đầu tiên tử vong sau khi tiêm vắc-xin, ông này họ Lý, thường được gọi là “chú Cân”, sống một mình trong một căn hộ chung cư ở Jordan. Vào ngày đầu tiên của kế hoạch tiêm vắc-xin ngừa virus corona của Chính phủ Hồng Kông (ngày 26/2), ông đã đến trung tâm thể thao Kwun Chung gần đó để tiêm phòng vắc-xin Sinovac. Tuy nhiên, hai ngày sau, ông lên cơn khó thở cấp tính, sáng sớm ngày 28/2, ông đến Khoa Cấp cứu và Tai nạn Bệnh viện Queen Elizabeth để điều trị và qua đời lúc 6 giờ sáng.

Theo báo cáo, hàng xóm mô tả ông Lý cao và béo, trông khỏe mạnh, có thể đi lại thoải mái. Người hàng xóm này bị sốc trước cái chết sau khi tiêm vắc-xin của ông Lý và nói rằng anh ta sẽ không tiêm phòng. Một người khác quen biết với ông Lý cho biết, ông Lý thường hút thuốc và uống rượu trong bữa tối, thường xuyên về đất liền công tác, khả năng là do công việc bị tồn đọng lâu ngày và việc tiêm vắc-xin đã khiến cơ thể ông Lý quá tải và tử vong sau đó. 

Tờ “Hong Kong 01” cũng đề cập đến người đàn ông này lái một chiếc ô tô riêng BMW và điều hành một công ty liên quan đến tư vấn chữa cháy. Kiểm tra nền tảng xã hội Facebook của ông, thấy rằng ông này thường xuyên bày tỏ “sự ủng hộ đối với chính quyền Hồng Kông”“ủng hộ Luật An ninh Quốc gia”.

Cư dân mạng bàn luận sôi nổi: Nghe và đi theo ĐCSTQ?

p2889161a828335445
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã dẫn đầu một nhóm quan chức chính phủ tiêm chủng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. (Ảnh: Dịch vụ Thông tin Chính phủ Hồng Kông)

Điều đáng chú ý là tỷ lệ hiệu quả tổng thể của vắc-xin Sinovac chỉ là 50,38%, và những người mắc bệnh mãn tính nặng mà tình trạng bệnh đang được kiểm soát cũng không thể tiêm. Do không có đủ dữ liệu lâm sàng từ Trung Quốc, chỉ những người từ 18 đến 59 tuổi mới được tiêm chủng. Tuy nhiên, chính quyền Hồng Kông đã thực hiện một “màn trình diễn chính trị” để khuyến khích các nhóm nguy cơ cao tiêm vắc-xin, và bị nghi vấn về việc coi người già ở Hồng Kông là “chuột bạch”.

Cư dân mạng để lại lời nhắn dưới bài báo, nói rằng thường chỉ có những người thân Cộng mới đáp lại lời kêu gọi của chính phủ và tiêm vắc-xin sản xuất trong nước, chỉ có thể coi là “vì nước hy sinh”, và cảm thán rằng, ông “tin tưởng chính phủ … cuối cùng đã mất mạng, “Những người yêu nước, yêu đảng hãy tiếp tục dũng cảm hy sinh thân mình”. Một số cư dân mạng nói: “Không phải luật an ninh quốc gia là toàn năng sao? Ủng hộ mà cũng không thoát chết (là sao)?” Một số người cũng nghĩ đến khẩu hiệu chữ giản thể của Trung Quốc mà đơn vị đồn trú của ĐCSTQ gần đây treo trên đài radar ở núi Đại Mạo (Tai Mo Shan) Hồng Kông: “Hãy nghe đảng, đi theo đảng.”

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: