“Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” nhanh nhất sẽ được Hạ viện Mỹ đưa ra thảo luận vào tối thứ Ba theo giờ Mỹ. Cư dân mạng vì thế đã phát động “Đại hội Ủng hộ Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, và đã được phía cảnh sát phát đi thông báo không phản đối, Tổng Thư ký Đảng Demosistō Hoàng Chi Phong cũng đến tham dự hoạt động này. 

Biểu tình ở Hồng Kông
Vào lúc 7 giờ tối ngày 14/7 (giờ Hồng Kông) tại Công viên Chater, người dân Hồng Kông đã tổ chức hoạt động ủng hộ Mỹ xem xét Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Khoảng 130.000 người đã tham gia hoạt động này. (Ảnh: Epoch Times)

Lưỡng viện Mỹ sẽ mở lại cuộc họp bàn về chủ đề này vào ngày 14/10 (theo giờ Mỹ). Trước đó, Ủy ban Đối ngoại thuộc lưỡng viện đã lần lượt thông qua “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” (dưới đây gọi tắt là Dự luật)

Trong đó, Hạ viện đã chính thức lên kế hoạch cho ba chương trình nghị sự đầu tiên vào ngày 15/10, bao gồm các biện pháp thi hành của Dự luật như chế tài quan chức, cảnh sát Hồng Kông vi phạm nhân quyền bao gồm hạn chế thị thực và đóng băng tài sản; liên quan đến “Dự luật Bảo hộ Hồng Kông” cấm Mỹ bán các thiết bị quản chế đông người và phòng chống bạo động cho cảnh sát Hồng Kông, và kiến nghị liên quan đến “Ủng hộ người biểu tình Hồng Kông”.

Nói cách khác, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông sẽ được Hạ viện thông qua nhanh nhất vào chiều tối thứ Ba theo giờ địa phương, tức sáng thứ Tư theo giờ Hồng Kông. Sau đó, chỉ cần Thượng viện cũng thông qua, và sau khi được Tổng thống Donald Trump ký vào thì dự luật này sẽ chính thức có hiệu lực.

Do đó, Ủy ban Trù bị mít tinh kêu gọi ủng hộ Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông tuyên bố tổ chức “Đại hội Ủng hộ Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” tại Công viên Chater bắt đầu từ 7:00 – 9:00 tối ngày 14/10, dùng phương thức hòa bình, lý tính, phi bạo lực để biểu đạt yêu cầu của người Hồng Kông, đồng thời kêu gọi Mỹ thông qua Dự luật nhanh nhất có thể.

Đây là lần đầu tiên cảnh sát phát đi thông báo không phản đối tập trung mít tinh từ khi thi hành “Luật Cấm che mặt”. Người xin phép buổi mít tinh lần này là Lưu Dĩnh Khuông cho biết, chiều cùng ngày, cảnh sát cũng tăng thêm điều kiện đối với đơn vị tổ chức hoạt động này, theo đó cần nhắc nhở tất cả mọi người tham gia phải tuân thủ điều điều kiện của “Luật Cấm che mặt”.

Tuy nhiên, hiện trường có nhiều người vẫn đeo khẩu trang, để biểu thị kháng nghị đối với “Luật Cấm che mặt”, đồng thời hô vang nhiều khẩu hiệu như “Khôi phục Hồng Kông, Cách mạng thời đại”, “Người Hồng Kông phản kháng”, v.v.

Hoàng Chi Phong nhắc lại, từ cách đây 5 năm, Đảng Demosistō đã có đại diện vận động hành lang tại Washington, Mỹ để thông qua dự luật này, “đi đến bước này, thực sự nhờ có các vị giúp đỡ cũng như phó xuất”. Anh nhấn mạnh trong tương lai Đảng Demosistō sẽ thúc đẩy các nơi trên toàn cầu chế định dự luật tương tự, “Hy vọng chế tài nhắm vào quan chức và hắc cảnh (Hồng Kông), có thể như hoa nở khắp nơi trên thế giới”.

Hoàng Chi Phong còn nói, “Mong Dự luật có thể được Hạ viện thông qua trước khi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên đọc “Báo cáo về thực thi chính sách” vào thứ Tư, để giúp tặng quà cho bà Lâm”.

Sau khi mít tinh kết thúc, đơn vị tổ chức đại hội tuyên bố có khoảng hơn 130.000 người tham gia.

Biểu tình ở Hồng Kông
Vào lúc 7 giờ tối ngày 14/7 (giờ Hồng Kông) tại Công viên Chater, người dân Hồng Kông đã tổ chức hoạt động ủng hộ Mỹ xem xét Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. (Ảnh: Sing Tao Daily)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)
Biểu tình ở Hồng Kông
Người Hồng Kông tập trung trên đường Queensway tối ngày 14/10. (Ảnh: Epoch Times)

Trí Đạt

Xem thêm: