Đầu năm nay, có tin 2 người dẫn chương trình Kazakhs trên đài truyền hình Tân Cương đã bị cảnh sát bắt giữ, hiện vẫn chưa rõ tung tích. Ngoài ra, nhiều phóng viên Kazakhs nổi tiếng của Nhật báo Tân Cương và biên tập viên của một số tạp chí khác cũng bị bắt.

nha bao
Cảnh sát Tân Cương giật máy ảnh của nhà báo. (Ảnh: Getty Images)

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự do ngày 28/6, các tổ chức nhân quyền Kazakhs ở nước ngoài tiết lộ, 2 người dẫn chương trình Kazakhs trên đài truyền hình Tân Cương đã bị cảnh sát bắt đi hồi đầu năm nay, hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Ông Serikzhan, người sáng lập Tổ chức Atajurt Kazakh Human Rights, cho biết vào khoảng tháng 4 năm nay, người dẫn chương trình tiếng Kazakhs của Đài truyền hình Tân Cương đã bị bắt tại thành phố Urumqi.

Ông còn cho biết, các phóng viên và người dẫn chương trình nổi tiếng người Kazakhs của Đài truyền hình Tân Cương, cũng như một số phóng viên người Kazakhs nổi tiếng của Nhật báo Tân Cương và các biên tập viên của một số tạp chí đều đã bị bắt.

Ông cho biết một người dẫn chương trình “Zholaushy” quanh năm ở độ tuổi 40 trên các kênh XJTV-3 và XJTV-8 cũng bị bắt không rõ nguyên do. Một người dẫn chương trình truyền hình Tân Cương người Kazakhs khác, ông Kuandyk Koben, cũng bị bắt gần như cùng lúc.

Ông nói thêm rằng ông nội của Kuandyk là ông Askar Tatanay, một nhà sử học kiêm nhà thơ nổi tiếng người Kazakhs. Cha của ông, ông Koben Askar, là biên tập viên của tạp chí Altay, kiêm nhà thơ và nhà sử học.

Sau khi tin tức về vụ bắt giữ một nhân viên truyền thông Kazakhs ở Tân Cương bị phanh phui trên mạng xã hội YouTube, anh trai của Kuandyk đã yêu cầu xóa video, vì người thân và bạn bè ở Tân Cương bị chính quyền đe dọa.

Ông Dilxat Raxit, người phát ngôn của Đại hội Duy Ngô Nhĩ Thế giới có trụ sở tại Đức, nói với Đài Á Châu Tự do rằng ở Tân Cương, các gia đình Duy Ngô Nhĩ và Kazakhs không thể xác minh được tình hình của những người thân đã mất tích.

Gia đình và bạn bè của họ sợ bị trả thù và không dám lên tiếng. Sự cưỡng bức biến mất của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc Göktürks (người Đột Quyết) khác vẫn chưa hề giảm bớt trước áp lực từ cộng đồng quốc tế. Ngược lại, tình hình còn tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.

Từ năm 2017, hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã bị cầm tù.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), ngày 25/4, Dự án Nhân quyền Duy Ngô Nhĩ (UHRP), một tổ chức nghiên cứu và vận động nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Washington, đã công bố một báo cáo có tiêu đề “Những hiểu biết sâu sắc về Dự án Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ”.

Trong đó nêu rõ rằng người Duy Ngô Nhĩ và những người không phải người Hán khác ở Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương chiếm hơn 1/3 (34%) số tù nhân của Trung Quốc. Mặc dù họ chỉ chiếm 1% tổng dân số của Trung Quốc.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ ra, vào đầu năm 2017, Trung Quốc đã sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa cực đoan, khủng bố và chủ nghĩa ly khai, để tăng cường đàn áp nghiêm trọng người Duy Ngô Nhĩ cũng như các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo khác ở Tân Cương, từ đó đã tùy tiện bắt giữ hơn 1 triệu người.

Ngày 22/4, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố “Báo cáo về thực hành nhân quyền của nhiều quốc gia” năm 2023, nêu tên tội ác diệt chủng và chống nhân loại của Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ) đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cũng như các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số khác ở Tân Cương.

Báo cáo nêu rõ, từ năm 2017, Chính phủ Trung Quốc đã tùy tiện bắt giữ và giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ, cùng thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi khác, đồng thời giam giữ họ trong các trại giam, nhà tù phi pháp. Ngoài ra, còn có một lượng người không xác định bị “cải tạo” trong ngày.

Trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói rằng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là nạn nhân của nạn diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Ông cho biết, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bày tỏ mối quan ngại của mình về vi phạm nhân quyền với các chính phủ liên quan.

Hiện tại, nhiều người ở Tân Cương đã hoàn toàn tuyệt vọng với ĐCSTQ. Nhiều người đã đăng ký tam thoái (thoái khỏi tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ) trên trang web của Trung tâm Thoái đảng Toàn Cầu.

Ngải Hoa, một công dân Trung Quốc, cho biết: “Tôi từng là quân nhân Trung Quốc và gia nhập ĐCSTQ, nhưng tôi chưa bao giờ tin vào ĐCSTQ. Vì khi còn là quân nhân ở Tân Cương, quân đội đã sắp xếp cho chúng tôi cởi bỏ quân phục và mặc trang phục dân tộc Duy Ngô Nhĩ, để chào đón ông Đặng Tiểu Bình.

Chúng tôi còn giả làm một gia đình dân tộc thiểu số giàu có để được CCTV phỏng vấn và ca ngợi ĐCSTQ. Trên thực tế, tất cả đều là giả. Từ lâu tôi đã nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ. Tôi xin long trọng tuyên bố, thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Tiền phong và các tổ chức của ĐCSTQ mà tôi đã tham gia, không đứng cùng hàng ngũ với tà ác.”

Ngày 29/6/2024, tại Toronto, Canada, đã diễn ra một cuộc tuần hành lớn ủng hộ hơn 430 triệu người dân Trung Quốc thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan. Cuộc tuần hành đã được khán giả dọc tuyến đường đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là một số người Trung Quốc vừa từ Đại Lục đến Toronto.

id14280635 a5eb7431332f862d63c02
Vào ngày 29/6/2024, một cuộc tuần hành lớn đã được tổ chức ở Toronto để ủng hộ 430 triệu người Trung Quốc thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên quan như đoàn, đội. (Ảnh: Li Meiqian / Epoch Times)

Bình Minh (t/h)