Người dân Hồng Kông là dân tộc đầu tiên trên thế giới đứng lên chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi người Mỹ vẫn còn mơ hồ, EU và Nhật Bản đang nhìn sắc mặt của ĐCSTQ, Đài Loan vẫn đang gặp ác mộng dưới quyền lực của ĐCSTQ, thì hàng triệu người Hồng Kông đã đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài. Trong đó có ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai).

shutterstock 1836389899 1
Ngày 15/10/2020, ông Jimmy Lai đến Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long, Hồng Kông (Ảnh: Shutterstock / Yung Chi Wai Derek)

Gần đây, truyền thông Hồng Kông đưa tin tòa án đang xét xử ông Lê Trí Anh với tội danh “âm mưu cấu kết với thế lực nước ngoài”. Cơ quan công tố đã phát sóng các trích đoạn phỏng vấn ông, đề cập rằng hoàn cảnh càng nguy hiểm, ông ấy càng có thể thu hút được nhiều sự chú ý hơn về Hồng Kông, thậm chí còn tốt hơn khi ông bị bỏ tù.

Ông cho rằng Hồng Kông không còn không gian để tiếp tục đấu tranh, nên phải giành được sự ủng hộ của quốc tế, nếu không Hồng Kông sẽ gặp họa lớn sau khi bị lãng quên.

Lê Trí Anh nói ông sẽ không rời khỏi Hồng Kông ngay cả khi có thể, bởi tình hình của ông càng nguy hiểm thì càng có nhiều người chú ý đến Hồng Kông. Ông ấy cảm thấy đó là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của cuộc đời mình. Nếu bị cầm tù, ông có thể làm tốt hơn.

Người dân Hồng Kông là dân tộc đầu tiên trên thế giới đứng lên chống lại ĐCSTQ. Hàng triệu người dân Hồng Kông đã đứng lên đi đầu trong cuộc đối đầu giữa dân chủ và độc tài. Họ đã thức tỉnh cả thế giới trong việc vạch trần bản chất độc tài của ĐCSTQ.

Rốt cuộc, Hồng Kông quá nhỏ bé dưới bạo lực của quân đội và cảnh sát của ĐCSTQ. Đây là số phận của người Hồng Kông, nhưng họ đã cố gắng hết sức và không cúi đầu trước cường quyền của ĐCSTQ.

p3327251a818961917
Ngày 11/5/2023, con trai của ông Lê Trí Anh (Jimmy Lai) là Lê Sùng Ân (Lai Sung Yan (ở giữa) làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ. (Ảnh chụp màn hình buổi phát sóng trực tiếp CECC của Đài Châu Á Tự do)

Ông Lê Trí Anh và Apple Daily là ngọn cờ trong phong trào phản kháng của người dân Hồng Kông. Từ đầu đến cuối, ông không hề lùi lại một bước. Cuối cùng, ông lại bình tĩnh gánh chịu những gian khổ mà số phận đã giáng xuống.

Ngày nay khi nhìn lại, mới thấy lúc đó quả thực ông đã dự đoán trước tương lai. Sau khi phong trào chống dẫn độ bị đàn áp, Hồng Kông đã biến thành một thành phố Đại Lục bình thường. Mọi chuyển động và sự im lặng ở Hồng Kông không thể tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Ông Lê Trí Anh cùng nhiều nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ bị ĐCSTQ bỏ tù, nhận được sự đồng cảm và quan ngại sâu sắc từ cộng đồng quốc tế. Vậy nên, các nước dân chủ phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, vẫn đang hướng sự chú ý đến những diễn biến địa chính trị phức tạp, và thi thoảng nhắc nhở thế giới rằng người dân Hồng Kông vẫn còn trong khổ nạn.

Mặc dù có chút không công bằng với ông Lê Trí Anh và những người khác, nhưng đây là ý định ban đầu của ông, để đổi lấy việc những quốc gia dân chủ sẽ ghi lại tội lỗi của ĐCSTQ, đàn áp tàn bạo phong trào phản kháng của người dân Hồng Kông vào sử sách.

Dù ĐCSTQ cố ngụy biện thế nào đi chăng nữa, chỉ cần ông Lê Trí Anh và những người khác vẫn còn ở trong tù, thì ĐCSTQ sẽ không thể thoát khỏi sự trừng phạt của lịch sử.

Ông Lê Trí Anh, cùng với ông Trần Nhật Quân (Joseph Zen Ze-Kiun), cô Trâu Hạnh Đồng (Chow Hang-tung), cô Hà Quế Lam (Gwyneth Ho), ông Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan) và Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) đã được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Hoa Kỳ đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông. Các nhà hoạt động dân chủ sống lưu vong có cơ hội đứng trên diễn đàn quốc tế, lên án những tội ác của ĐCSTQ. Mỹ đang xem xét đóng cửa Văn phòng Kinh tế và Thương mại ở Hồng Kông, v.v.

Ở một mức độ nào đó, những điều này có liên quan mật thiết đến khổ nạn của ông Lê Trí Anh và những người khác. Ông Lê Trí Anh đã hơn 70 tuổi, hôm nay vẫn phải nhìn bình minh sau song sắt. Hoàn cảnh khó khăn và những tổn thương về thể xác và tinh thần của ông không phải là điều mà một người ở thế giới tự do có thể hiểu được.

Điều hiếm thấy ở ông là trong suốt cuộc đời mình, ông chưa bao giờ đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng. Khi thành lập hãng bán lẻ quốc tế Giordano, ông đã làm cho Hồng Kông trở nên thịnh vượng.

Tuy nhiên, ngay khi ngày kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989 đến, ông lại đứng lên ủng hộ phong trào dân chủ Lục Tứ. Áp lực từ ĐCSTQ khiến ông cuối cùng đã mất đi Giordano.

Sau đó, dựa vào nguồn tài chính và lòng dũng cảm của mình, ông Lê Trí Anh lại thành lập Next Digital (công ty mẹ của Next Magazine, Apple Daily và các thương hiệu khác). Nhờ khả năng quản lý tốt, lần đầu tiên ông đã thay đổi hệ sinh thái truyền thông của Hồng Kông và Đài Loan, đạt được thành công lớn.

Next Media giương cao biểu ngữ chống ĐCSTQ, báo trước cái kết “không thành công thì cũng thành nhân” của ông. Kết quả là ông không những mất đi vương quốc kinh doanh một lần nữa, mà còn mất đi tự do.

Ông Lê Trí Anh đã lén lút đến Hồng Kông khi mới 10 tuổi. Hồng Kông đã chấp nhận ông, cho ông cơ hội sống sót, cho ông không gian tự do và phát triển dưới sự cai trị của pháp luật.

Ông thông minh, hiếu học, có lòng dũng cảm và sự linh hoạt phi thường, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của người dân Hồng Kông. Chính vì Hồng Kông đã giúp ông thành công, nên ông yêu Hồng Kông hơn hết thảy và vô cùng căm ghét ĐCSTQ, kẻ đã hủy hoại Hồng Kông.

Dám yêu, dám hận, dám làm, dám chịu, nỗ lực vì chính nghĩa, bỏ lại những bất hạnh, phước lành của cá nhân là nền tảng của nhân cách ông. Đây cũng là những đức tính được ca ngợi trong văn hóa truyền thống của Trung Hoa.

Có thể làm được như ông Lê Trí Anh, không sợ hãi, không dao động trước quyền lực, kiên định vào đức tin của mình, coi nhẹ lợi ích cá nhân, coi trọng phẩm giá là những phẩm chất mà nhiều người ngưỡng vọng ở ông.

Nhan Thuần Câu
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được sao chép từ trang Facebook Nhan Thuần Câu với sự cho phép, đăng tại Vision Times.)