ĐCSTQ xóa sổ một ngôi làng chỉ để bắt một người ở Tân Cương
- Trịnh Khải Nghĩa
- •
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xóa sổ một ngôi làng để bắt một người Duy Ngô Nhĩ bị coi là khủng bố, chỉ vì người này trốn trong làng và dân làng không muốn tiết lộ vị trí ẩn náu. Đây là thông tin nội bộ về việc ĐCSTQ đàn áp các dân tộc thiểu số ở địa phương mà tác giả bài viết này mới thấy trên nền tảng mạng xã hội X, được một sĩ quan quân đội đã xuất ngũ tiết lộ với thế giới bên ngoài. Trong quá trình điều tra vấn đề này, tác giả đã biết được những chi tiết đẫm máu về cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ.
Người Duy Ngô Nhĩ thù hận người Hán là do bị ĐCSTQ lừa dối
Truyền thông ngoài Trung Quốc đưa tin, ĐCSTQ đã phạm tội diệt chủng ở Tân Cương và bắt giữ người dân khắp nơi vì nghi ngờ “có phần tử khủng bố sẽ phá hoại sự ổn định của chế độ cộng sản”. Hàng triệu người từng bị giam giữ trong trại tập trung, bị tẩy não, lao động lô nệ, bị đánh đập, thậm chí bị cưỡng hiếp, thảm sát, ngay cả trẻ em cũng không tránh được bị đàn áp, tình tiết vô cùng gây sốc, dẫn đến cảnh tượng “làng góa phụ” có ở khắp nơi. Các quan chức ĐCSTQ đã tùy tiện vào nhà của phụ nữ Duy Ngô Nhĩ không có đàn ông dưới danh nghĩa “thăm hỏi” và ép họ ngủ chung giường với mình… Khi điều tra nội tình ngôi làng thảm sát này, tác giả nhận thấy rằng sự thù hận của người Duy Ngô Nhĩ đối với người Hán, chủ yếu là do vẻ bề ngoài người hán của các quan chức và cảnh sát của ĐCSTQ. Hình ảnh người Hán chủ yếu xuất phát từ sự xuất hiện của các quan chức và cảnh sát ĐCSTQ.
Sự đàn áp của ĐCSTQ lan rộng đến mọi ngóc ngách của Tân Cương, ở các thành phố lớn cứ 5 bước là có người đứng gác, 10 bước là một trạm, cảnh sát có thể tiếp cận mục tiêu tấn công trong vòng 5 phút. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ như Nhân dân Nhật báo Online, cảnh sát vũ trang đi bộ và xuất hiện ở một nơi cứ sau khoảng 15 phút. Họ ở trước công chúng từ 3 – 5 phút mỗi lần, họ có thể rút súng bắn trúng mục tiêu trong vòng 8 giây…
Mai mai ti jiang You nu si, Phó chính ủy Đội Cảnh sát Đặc biệt thuộc Cục Công an tỉnh Kashgar ở Tân Cương, cho biết chúng tôi có thể đến bất cứ nơi nào xảy ra án trong vòng 1 phút để thực hiện các cuộc tấn công nhanh chóng. Jiang Yonglu, Giám đốc Cục Chống khủng bố thuộc Sở Công an thành phố Urumqi, đồng thời là Phó Giám đốc Văn phòng Chống khủng bố thành phố Urumqi, cho rằng để mở đường thì không quản nại dù khó khăn đến đâu…
Trên thực tế, chính ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ chứ không phải người Hán. Nhiều người Trung Quốc không phải là quan chức ĐCSTQ, cảnh sát, đảng viên nhưng rất thân thiện và tốt bụng với người Duy Ngô Nhĩ.
- Kính mời quý vị xem thêm video: Cuộc bạo động này đã thay đổi Tân Cương vĩnh viễn:
Để bắt một người mà phá hủy một ngôi làng
Một người đến từ phía nam Tân Cương, lấy tên là Leo vì an toàn của mình, đã tiết lộ rằng ĐCSTQ vì để bắt một người mà tàn sát cả một ngôi làng. Theo ông, ngôi làng nơi xảy ra vụ việc thuộc khu vực phía nam Tân Cương. Người Duy Ngô Nhĩ bị bắt bị ĐCSTQ coi là “phần tử khủng bố” và anh ta đã chạy đến một ngôi làng để ẩn náu.
Vì dân làng từ chối hợp tác trong việc bắt giữ của ĐCSTQ, nên chính quyền đã cử lực lượng cảnh sát vũ trang mang theo đạn thật đến bao vây ngôi làng. Xe tăng và máy ủi được sử dụng vào ban đêm để san phẳng mọi ngôi nhà, gò đất và hang động không thể tiếp cận được trong làng, những người dân cố gắng trốn thoát đều bị đánh chết. Sau khi làng bị san bằng và nhà cửa chất đống, chính quyền lập tức trồng cây tại chỗ ban đầu để che đậy tội ác. Hầu hết dân làng bị thảm sát đều cho rằng quân ĐCSTQ vào làng và bắt giữ họ vì để đưa vào trại tập trung để bức hại. Kể từ đó, ngôi làng đã biến mất.
Vì lo sợ và để bảo vệ người thân, bạn bè tại địa phương, người trong cuộc đã không tiết lộ tên dân làng, tên cụ thể của làng, quy mô của làng và dân số nên tác giả bài viết này không thể xác minh địa hình của làng, số lượng và tên của những người dân làng bị thảm sát. Tuy nhiên, người trong cuộc tiết lộ rằng những người bán hàng rong ở Tân Cương tại các thành phố, thị trấn phải dùng dây xích sắt để buộc dao vào hộp hoặc càng xe, hoặc buộc vào người, đồng thời mỗi con dao phải được khắc tên thật của chủ sở hữu. Một khi con dao bị tuột ra, chủ sở hữu có nguy cơ bị cầm tù.
Tại thị trấn nơi có ngôi làng, “chính quyền không cho phép người dân tụ tập, thậm chí 3 người đang ăn trong nhà hàng cũng có thể bị bắt và giam giữ”. Ông nói: “Cảnh sát ĐCSTQ có thể tùy ý kiểm tra chứng minh nhân dân và điện thoại di động của người dân”. “Một khi họ phát hiện ra có thứ gì đó trong điện thoại di động liên quan đến niềm tin tôn giáo, thông tin bất lợi cho ĐCSTQ hoặc có những ngôn luận chống Đảng, thì đều sẽ bị bắt và cuối cùng bị đưa đến các trại tập trung Tân Cương.”
Truyền thông ngoài Trung Quốc: Cuộc đàn áp đẫm máu của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ
CNN từng đăng bài viết “Một số người là kẻ tâm lý biến thái: Cảnh sát Trung Quốc lưu vong tiết lộ mức độ cực hình đối với người Duy Ngô Nhĩ“, tiết lộ việc một cựu cảnh sát Trung Quốc đã nói với CNN rằng các cuộc đột kích thường bắt đầu sau nửa đêm. Hàng trăm sĩ quan cảnh sát được trang bị súng trường đã đến từng nhà trong các cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở vùng viễn tây Trung Quốc, kéo người dân ra khỏi nhà, còng tay, trùm đầu và đe dọa bắn nếu họ chống cự. Ông nói: “Chúng tôi đã bắt tất cả họ bằng vũ lực chỉ trong một đêm. Nếu có hàng trăm người trong một quận ở khu vực này, thì phải bắt giữ hàng trăm người đó.”
Tác giả đã phỏng vấn một nữ cán bộ trú ở Tân Cương, cô làm việc ở cục thuế địa phương, khoảng 35 tuổi. Cô nói: “Các quan chức, cán bộ được yêu cầu đến thăm các gia đình người Duy Ngô Nhĩ, thường thì nhà họ không có đàn ông, các nam quan chức ăn uống cùng nữ chủ nhà tại nhà và ngủ chung giường. Những ai không đến thăm, ở nhà khi hết giờ làm sẽ nhận được điện thoại thông báo đến đơn vị bất cứ lúc nào, lãnh đạo đến kiểm tra và cần có mặt ở văn phòng, có thể chơi trò chơi chứng khoán và xem phim khiêu dâm trong văn phòng, dù là nửa đêm, mưa to gió lớn hay tuyết rơi, đơn vị tôi ai cũng chán nản, ai cũng bị trầm cảm.”
Một người trong cuộc trốn khỏi trại tập trung ra nước ngoài tiết lộ rằng khi Trần Toàn Quốc còn là Bí thư Đảng ủy Tân Cương, ông đã bị bắt và giam giữ tại một trung tâm giáo dục cưỡng bức. Chính quyền buộc ông và những người khác phải thừa nhận biết những kẻ được gọi là khủng bố, nếu nói không biết thì sẽ bị đánh đập nặng nề.
Ông Trần Toàn Quốc đã trực tiếp bức hại các học viên Pháp Luân Công. Những người Duy Ngô Nhĩ bị bức hại trong các trại tập trung đã phải chịu các phương thức tra tấn mô phỏng lại theo cách tra tấn chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công, bao gồm ngồi trên ghế cọp, lái máy bay, treo cổ, bị trói vào ghế để tẩy não, bức thực, thanh thép cạy miệng khiến răng rơi hết ra. Họ dùng dùi cui điện đánh vào bộ phận sinh dục, khiến cơ thể đầy vết bầm tím cho đến khi thừa nhận rằng mình biết những kẻ khủng bố. Cảnh sát ép buộc và xúi giục những người bị giam giữ vạch trần và tố cáo lẫn nhau, kể cả cha mẹ, người thân và bạn bè của họ, giống như việc ĐCSTQ kích động người dân đấu tố lẫn nhau trong Cách mạng Văn hóa.
- Những hình thức tra tấn tàn khốc tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh
- Các hình thức tra tấn đồi bại và tàn ác của ĐCSTQ đối với học viên Pháp Luân Công
CNN đưa tin, người tố giác, một cựu cảnh sát của ĐCSTQ, cho biết ĐCSTQ đã tuyển dụng 150.000 cảnh sát từ nhiều tỉnh khác nhau ở Đại Lục để hỗ trợ Tân Cương. Trong thời gian ở Tân Cương, họ đã nhận được mức lương gấp đôi bình thường và các lợi ích khác. “Mọi tù nhân mới đều bị đánh trong quá trình thẩm vấn – bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em từ 14 tuổi. Họ bị đấm và đá cho đến nỗi bị bầm tím, đến nỗi quỳ xuống sàn và khóc.”
Các phương pháp này bao gồm còng tay người bên ngoài “ghế hổ”, treo cổ từ trần nhà, giật điện và tra tấn bằng nước, không cho ăn, uống nước, v.v.. “Mỗi người đều sử dụng các phương pháp khác nhau, một số cảnh sát sẽ giẫm đạp lên nghi phạm.” “Một phương pháp tra tấn và vô nhân đạo rất phổ biến là cai ngục ra lệnh cho các tù nhân nam hãm hiếp tù nhân nữ và ngược đãi các tù nhân nam mới.” Cựu cảnh sát nói rằng “không ai” trong số hàng trăm tù nhân mà ông tham gia bắt giữ đã từng phạm tội. “Họ chỉ là những người bình thường”.
Ông cho biết gần như có sự đồng thuận giữa các sĩ quan cảnh sát rằng 900.000 người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác đã bị giam giữ trong khu vực trong vòng một năm. Nếu bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào chống lại quá trình này, người đó sẽ bị bắt.
Từ khóa Pháp Luân Công Tân Cương Người Duy Ngô Nhĩ