Trong thiên “Luận Ngữ – Nhan Uyên” có đoạn viết:

Cức Tử Thành nói: “Người quân tử chỉ cần phẩm chất tốt là được, cần chi văn nữa?”

Tử Cống nói: “Tiếc thay ngài bàn về quân tử như vậy không đúng rồi. Bốn ngựa không đuổi kịp cái lưỡi. Văn cũng quan trọng như phẩm chất, phẩm chất quan trọng như văn”.

Trong “Đặng Tích Tử. Chuyển từ” cũng viết: “Một lời nói không đúng, xe tứ mã không thể đuổi theo; một lời nói vội, xe tứ mã cũng không thể đuổi kịp”.

Bốn ngựa không đuổi kịp cái lưỡi, ngựa dù phi nhanh đến đâu thì lúc qua đi, thứ lưu lại chỉ là hạt bụi, nhưng một câu nói đả thương người khác lại có thể in sâu vào trong lòng hàng chục năm mà không thể phai mờ, khiến cho người nói ra hối hận không kịp. Vì vậy, “tu khẩu” là bài học thiết yếu trong đạo của các bậc thánh hiền thời xưa.

Trí tuệ cổ nhân: Người xảo trá không bằng người thành thật
(Tranh minh họa: Họa sĩ Trần Hồng Thụ thời Minh, Wikipedia, Public Domain)

Văn Trưng Minh sống vào thời nhà Minh là một tấm gương về tu khẩu và giữ mình. Ông cùng với Thẩm Chu, Đường Dần, Cừu Anh là bốn nhà thư pháp và văn học gia nổi tiếng thời Minh. Văn Trưng Minh rất khéo léo trong việc xử thế.

Lúc ấy, Ninh Vương Chu Thần Hào có ý đồ mưu phản, đã sai người mang thư và rất nhiều vàng bạc làm lễ vật tới tặng Văn Trưng Minh. Bấy giờ, Văn Trưng Minh lấy lý do bệnh nặng không thể ngồi dậy nhận lễ vật được. Sau khi người đưa lễ vật rời đi, mọi người đều cảm thấy khó hiểu, nhưng Văn Trưng Minh chỉ cười mà không nói gì. Không lâu sau đó, Ninh Vương vì mưu phản nên thân bại danh liệt.

Văn Trưng Minh biết Ninh Vương không có ý tốt với triều đình, nhưng ở hoàn cảnh của ông thì không thể tùy tiện nói bừa. Một là việc trong hoàng gia dù sao cũng là việc nhà của Hoàng đế, cần phải lưu lại cho Ninh Vương một đường lùi. Một nữa là không đưa bản thân vào hiểm cảnh vì Ninh Vương vốn đã giết rất nhiều người nghịch lại ý ông ta. Vậy nên Văn Trưng Minh tu khẩu không nói. Tâm thái chính trực, thái độ thiện lương cùng với việc “chỉ mỉm cười không nói” chính là thái độ đúng đắn trong hoàn cảnh này.

Trong các sách cổ như “Văn uyển chi ngôn”, “Ngọc đường tùng ngữ”, “Thanh ngôn”… đều ghi chép lại cốt cách thanh sạch và tâm niệm chính trực của Văn Trưng Minh. Ông là văn học gia được xưng tụng là “Văn bút vang danh khắp thiên hạ”. Vào thời bấy giờ, cả thư và họa của ông đều được rất nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm. Tuy nhiên, ông lại lấy thanh quy “tam bất khẳng ứng” (ba loại không đáp ứng) để giữ vững tâm thái của một văn sĩ: không dựa quyền thế, không tham mộ vinh hoa lợi ích, không để người khác sai bảo làm điều bừa bãi.

Nền tảng vững chắc nhất để người với người hòa hợp với nhau chính là tín nhiệm, thẳng thắn bộc trực, quan tâm và thiện giải. Tuy nhiên, rất nhiều người hiện đại lại lấy lợi ích vật chất làm tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu trong khi suy xét đánh giá các mối quan hệ với người khác. Và hậu quả là mang đến không ít sự thù địch, tranh đoạt, tính toán, dối trá, thậm chí là bạo lực và âm mưu. Những lời người ta nói ra trong tâm cảnh như vậy thường có hại cho người khác và cũng có hại cho chính mình.

Theo Epoch Times tiếng Trung
Tác giả: Trần Ngạn Linh
An Hòa biên tập
Xem thêm:

Mời xem video: