Ngày 31/5, khi chủ trì cuộc họp học tập của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã yêu cầu các cấp lãnh đạo của ĐCSTQ “phấn đấu tạo dựng một hình ảnh một Trung Quốc đáng tin cậy, dễ mến và đáng kính trọng”, “kể về những câu chuyện tốt đẹp của Trung Quốc”. Về vấn đề này, một số học giả cho rằng động thái trên cho thấy ông Tập Cận Bình đã cảm nhận được cuộc khủng hoảng khi “kẻ thù trải khắp thiên hạ”, và đã phát đi tín hiệu điều chỉnh chính sách “ngoại giao sói chiến” của mình.

3 nguoi phat ngon BNG TQ
Từ trái qua: Cảnh Sảng, Hoa Xuân Oánh và Triệu Lập Kiên. (Ảnh ghép)

Theo kênh truyền thông Đại Lục đưa tin, ngày 31/5, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại cuộc họp học tập tập thể lần thứ 30 của Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Cuộc họp có chủ đề “Tăng cường nâng cao năng lực truyền thông quốc tế của Trung Quốc”. Ông yêu cầu phải nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc tăng cường và nâng cao công tác truyền thông quốc tế trong tình hình mới. Đồng thời tăng cường xây dựng năng lực giao tiếp quốc tế, đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống phát ngôn và tường thuật của Trung Quốc. Cũng như phát huy hiệu quả sức mạnh phát ngôn quốc tế, sức mạnh truyền thông của Trung Quốc và nâng tầm ảnh hưởng của nước này lên một tầm cao mới.

Ông cũng yêu cầu phải “kể các câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc trong thời đại mới, truyền bá tiếng nói của Trung Quốc và nỗ lực xây dựng hình ảnh một Trung Quốc đáng tin cậy, dễ mến và đáng kính trọng.” Trong khi tập trung vào việc nắm bắt giọng điệu, đồng thời phải trở nên cởi mở, tự tin và khiêm tốn hơn.

Về vấn đề này, ngoại giới nhìn chung tin rằng dấu hiệu này cho thấy ĐCSTQ đang cố gắng làm dịu đường lối ngoại giao cứng rắn của mình.

Bloomberg bình luận rằng ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ thay đổi mối quan hệ của mình với thế giới. Dẫu vậy, khi đứng trước cách xử lý, đối phó với dịch bệnh không thỏa đáng, che giấu thông tin, và thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm bị nghi ngờ, ĐCSTQ đã không còn cách nào khác là phải phủ nhận và chống lại đến cùng.

Bà Bonnie Glaser là Giám đốc Dự án Châu Á của Quỹ Marshall Đức (GMF), có trụ sở tại Washington. Bà phân tích rằng việc truy xuất nguồn gốc của virus có liên quan đến sự tồn vong của ĐCSTQ và ĐCSTQ sẽ không bao giờ thỏa hiệp về vấn đề này. “Nguồn gốc của virus có liên quan chặt chẽ đến tính hợp pháp của ĐCSTQ. Vì vậy, tôi không nghĩ rằng họ sẽ trở nên minh bạch hơn. Họ sẽ chống lại nó một cách không thương tiếc.”

Bà tin rằng vì sợ hãi công nghệ cao của Mỹ, ĐCSTQ sẽ không dám tham gia vào một cuộc chiến thương mại chống lại Hoa Kỳ như đã trả đũa Úc. “Không có khả năng Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sử dụng hình thức đe dọa kinh tế giống như từng làm với Úc. Một phần vì họ lo ngại rằng Hoa Kỳ sẽ hạn chế hơn nữa công nghệ cao để trả đũa.” Bà Glaser nói: “ĐCSTQ cũng lo ngại rằng mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ rớt xuống mức nguy hiểm.”

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, ông Cao Phạt Lâm, một học giả độc lập, nói rằng đằng sau việc kể những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc của Tập Cận Bình, ông đã thấy ít nhất 2 cuộc khủng hoảng mà ông Tập Cận Bình hiện đang cảm nhận được:

“Một là hoạt động tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn hiện nay ở Trung Quốc. Hoạt động này đã được thực hiện nhiều năm qua và được đầu tư rất nhiều nhân lực và tài chính, nhưng lại liên tục bị thất bại. Chúng hoặc là bị đập tan hoặc phản tác dụng.”

“Điều này tạo nên một sự tương phản về hình ảnh, khơi dậy sự phản cảm trong cách phát ngôn và dẫn đến các biện pháp đối phó trong hành động. Một thế hệ các nhà ngoại giao, từ người đứng đầu Bộ Ngoại giao đến các đại sứ ở nước ngoài, hầu hết đều là những chú chiến lang.”

‘Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người 6 tháng ròng’. Hiệu quả của tất cả những bài viết hùng hồn, những chương trình xúc động đều tan biến, khiến thế giới cảm thấy ĐCSTQ ngôn hành bất nhất, không đáng tin cậy.”

Lời lẽ tuyên truyền rằng ‘Bạn bè của chúng ta trải khắp thiên hạ’, nhưng thực tế lại là ‘Kẻ thù của chúng ta trải khắp thiên hạ’.

Thứ hai là, “Với sự thịnh vượng của Internet toàn cầu, các kênh truyền thông xã hội và kênh truyền thông cá nhân, những lời tuyên truyền đối ngoại một chiều của ĐCSTQ trong quá khứ, đã trở nên vô lực, và không còn khả năng ứng phó. Những lời phát ngôn chính thống truyền thống của ĐCSTQ ngay lập tức bị phá bỏ”, ông Cao Phạt Lâm nói.

Báo cáo cũng dẫn lời một cựu sinh viên Đại học Phúc Đán, một người muốn giấu tên, nói rằng chính sách ngoại giao cứng rắn của Bắc Kinh với phương Tây trước kia, thực sự đã phá hỏng hình ảnh của Trung Quốc. “Không có gì ngạc nhiên khi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đã được điều chỉnh hoặc thậm chí được điều chỉnh vừa phải trong tương lai. Lần này, kể những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc có thể là một tín hiệu.” Tuy nhiên, cựu sinh viên này cũng nhấn mạnh rằng ông Tập Cận Bình đã nhiều lần chỉ thị “kể những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc”, nhưng ông ấy vẫn tiếp tục chỉ thị hết lần này đến lần khác, nhằm chứng tỏ rằng câu chuyện về Trung Quốc vẫn chưa được kể một cách cuốn hút.

Về việc liệu câu chuyện Trung Quốc có thể được “kể thật hay” hay không, ông Cao Phạt Lâm nói: “Phê bình mà không được tự do, thì những lời khen ngợi cũng là điều vô nghĩa. Sai là đúng và đúng cũng là sai, điều này khiến mặt tích cực của những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc bị mất uy tín. Phản ứng của ĐCSTQ với những khía cạnh tiêu cực của các kênh truyền thông bên ngoài luôn là phản công, không bao giờ thừa nhận và ngày càng trở nên thụ động hơn. Người nước ngoài, bao gồm cả người dân Trung Quốc, thà tin những tuyên bố rằng mạng xã hội chưa hẳn đã đáng tin cậy, chứ quyết không tin vào những tuyên bố chính nghĩa của các quan chức và kênh truyền thông Trung Quốc.”

Ông Cao Phạt Lâm tin rằng nếu thể chế hiện tại của ĐCSTQ vẫn không thay đổi, thì việc ông Tập Cận Bình muốn “kể những câu chuyện hay về Trung Quốc” cũng sẽ là một nhiệm vụ bất khả thi.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: