Gần đây, “Ta Kung Pao”, miệng lưỡi của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hồng Kông, đã đăng các bài viết nhằm chống lại Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Họ còn cử các phóng viên đóng giả người quan tâm, đến học các bài công pháp. Sau khi bí mật chụp ảnh, họ gây ồn ào trên mặt báo, nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công.

p2928401a529054555 ss
Ngày 3/5, các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông đã đến trụ sở của “Ta Kung Pao”, phản đối việc tờ báo này nhiều lần đăng các bài viết phỉ báng Pháp Luân Công. (Ảnh: Lý Tình / Vision Times).

Ngày 29/4, “Ta Kung Pao” (Đại Công báo) còn đăng một bài xã luận tuyên bố sẽ nhổ tận gốc Pháp Luân Công ở Hồng Kông. Ngày 3/5, các học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị tại trụ sở của Ta Kung Pao bên bờ biển Tin Wan, Aberdeen, Hồng Kông, lên án báo này xuyên tạc và báo cáo không đúng sự thật, đồng thời yêu cầu Ta Kung Pao rút lại các bài viết vu khống và xin lỗi công khai.

Từ ngày 20/4, Ta Kung Pao, tờ báo phe cánh tả của Hồng Kông, đã liên tục đăng các bài viết công kích Pháp Luân Công, cáo buộc rằng Pháp Luân Công chống Trung Quốc và gây rối loạn Hồng Kông. Đồng thời cử phóng viên đóng giả những người quan tâm, tới học các bài công pháp cùng với các học viên Pháp Luân Công. Nhưng họ lại bí mật chụp ảnh, kèm theo các báo cáo sai sự thật, nhằm phỉ báng các học viên Pháp Luân Công.

Một phóng viên của tờ báo này còn nhiều lần theo dõi cô Lương Trân, chủ tịch Phật Học Hội Pháp Luân Hồng Kông. Người này nói rằng trong thời gian làm phóng viên tại Epoch Times, cô Lương Trân đã chỉ trích Bắc Kinh, Chính phủ Hồng Kông và chủ trương “tiêu diệt Đảng Cộng sản”. Đồng thời hình dung cách làm này “rất điên rồ”.

Chiều ngày 3/5, cô Lương Trân và một nhóm học viên Pháp Luân Công đã kháng nghị ở tầng dưới tại trụ sở của Ta Kung Pao. Các học viên giơ biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công” và “Phản đối miệng lưỡi của ĐCSTQ vu khống Pháp Luân Công.” Cô Lương Trân nói rằng Ta Kung Pao gần đây đã đăng 8 bài phỉ báng Pháp Luân Công và tờ Epoch Times. Đồng thời tờ báo này yêu cầu chính quyền Hồng Kông nhổ tận gốc Pháp Luân Công dưới hình thức đánh giá xã hội.

p2928402a734403822 ss
Cô Lương Trân, chủ tịch Phật Học Hội Pháp Luân Hồng Kông, nói rằng “Ta Kung Pao” đang kích động lòng thù hận Pháp Luân Công trong xã hội Hồng Kông. (Ảnh: Lý Tình/ Vision Times).

Vượt qua nỗi sợ hãi, nói “không” với sự rình rập

Cô Lương Trân cũng lên án Ta Kung Pao đã theo dõi cô và nhiều học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm. Họ đã “gây tổn hại đến quyền riêng tư của tôi và người nhà, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của tôi. Tôi phản đối mạnh mẽ việc này.”

Ngày 24/4, cô Lương Trân đã gặp một người khả nghi giả mạo người giao đồ ăn gõ cửa nhà cô sách nhiễu. Ngày 26/4, cô bị người khác theo dõi trên đường đi phỏng vấn. Cô Lương Trân chất vấn đối phương vì sao lại theo dõi cô, truy hỏi họ có là phóng viên của Ta Kung Pao không, thì người này bỏ chạy.

Cô Lương Trân đã đến sở cảnh sát Mong Kok trình báo với cảnh sát vào ngày 27/4. Sau khi cô gọi điện báo cảnh sát, Ta Kung Pao vẫn tiếp tục công bố những bức ảnh được chụp lén ở tầng dưới tại nhà riêng của cô vào ngày hôm sau (28/4).

Cô Lương Trân cũng tiết lộ rằng một số học viên Pháp Luân Công khác cảm thấy bị làm phiền khi bị theo dõi nhiều ngày và không dám ra ngoài.

Cô nhấn mạnh rằng các học viên Pháp Luân Công kháng nghị hôm nay đều phải vượt qua nỗi sợ hãi và chọn nói “không” với thủ đoạn rình rập hạ lưu của ĐCSTQ. “Người Hồng Kông chúng ta không nên sống trong sợ hãi.”

Cô Lương Trân nói rằng người dân ở Trung Quốc Đại Lục thiếu sự tin tưởng lẫn nhau và thiếu cảm giác an toàn. Sau khi đến Hồng Kông, cô cảm thấy Hồng Kông rất an toàn. “Nhưng gần đây, tôi cảm thấy Hồng Kông không còn an toàn nữa, khắp nơi đều có gián điệp và những kẻ rình rập”. “Tôi không muốn cuộc sống này lại trở thành trạng thái thường ngày của chúng tôi. Chúng tôi có cuộc sống và gia đình riêng của mình. Chúng tôi chỉ là những người bình thường tuân thủ pháp luật. Chúng tôi không nên gặp phải nhiều phiền toái như vậy. Tại sao người tốt lại bị kẻ xấu rình rập cả ngày?”

Nhiều học viên Pháp Luân Công khác cũng bị quấy rối bởi những người “giao đồ ăn”

Cô Chu, một học viên Pháp Luân Công, sau đó cũng có một bài phát biểu, kể về việc cô đã bị quấy rối bởi một đặc vụ bị nghi là người của ĐCSTQ. Người này đã nói dối rằng đi giao đồ ăn đến nhà cô. Trưa ngày 13/4, cô đi ra ngoài về thì được quản lý tòa nhà cho biết có một đôi nam nữ đến tầng nơi cô ở để giao đồ ăn.

Cô Chu cho biết cô không gọi đồ ăn. Ngay lập tức cảm thấy có điều gì đó khả nghi, cô đã cùng quản lý tầng nơi cô sống tới kiểm tra, thì thấy một nam thanh niên đang đứng trên lối thoát hiểm trước cửa nhà cô.

Cô Chu hỏi: “Cậu là ai?”. Khi nghe thấy cô Chu hỏi người đàn ông, người phụ nữ đi cùng vội vàng chạy trốn lên lầu. Cô Chu hét lên: “Không được chạy! Cô chạy gì chứ?”. Cô Chu và người quản lý đã ngăn họ lại. Họ nói đi giao bánh pizza. Cô Chu hỏi họ giao cho ai, tên gì, mang biên lai ra cho cô xem, liệu có cần tới 2 người đi giao đồ ăn như thế này không? Họ đều không thể trả lời các câu hỏi của cô, chỉ nói rằng ai đó đã đặt hàng trực tuyến. Cô Chu cho biết, chiếc bánh mỏng mà họ lấy ra dường như đã bị ai đó động vào, chứ không phải bánh mới.

Cô Chu cảnh cáo họ không được tiếp tục tới sinh chuyện nữa, “Nếu vẫn tái phạm, tôi sẽ gọi cảnh sát tới kéo hai người đi.” Hai người đó tỏ vẻ hơi căng thẳng, sau đó vội vàng rời đi.

Cô Chu nói: “Tôi nghĩ hai người này có lẽ là gián điệp do ĐCSTQ cử đến.” Cô kêu gọi các gián điệp của ĐCSTQ hãy thức tỉnh càng sớm càng tốt, chớ giúp kẻ xấu hành ác, hại người lại hại mình. “Nhất quyết chớ bán mạng cho ĐCSTQ. Sau khi ĐCSTQ lợi dụng bạn xong, khi cảm thấy bạn không còn giá trị lợi dụng nữa, hoặc sợ bạn bạn tiết lộ bí mật của họ, bất cứ lúc nào họ cũng có thể ám sát bạn. Đến lúc đó thì hối cũng không kịp.”

Ta Kung Pao từ chối nhận thư, đóng kín cổng, phải chăng có tật giật mình?

Cô Lương Trân cho biết, ngày 3/5 các học viên Pháp Luân Công muốn gửi một bức thư cho Ta Kung Pao, nhưng cánh cổng sắt của tòa nhà đã được kéo lại. Cô cũng nhiều lần gọi điện cho ban biên tập tòa soạn Ta Kung Pao nhưng không ai nhấc máy. Cô ấy cũng để lại số điện thoại của mình, nhưng đầu dây bên kia vẫn không hồi âm.

Tại sự kiện này, các học viên Pháp Luân Công đã đọc một tuyên bố với Ta Kung Pao, nói rằng Pháp Luân Công không hề có trong danh sách các tổ chức tà giáo theo luật pháp của Trung Quốc. Nhưng suốt hơn 20 năm qua, ĐCSTQ đã bức hại các học viên Pháp Luân Công và tống họ vào tù với nhiều tội danh rất mơ hồ. Đồng thời tuyên bố nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công là hợp pháp ở Hồng Kông. Việc Pháp Luân Công có thể tồn tại ở Hồng Kông hay không đã trở thành một chỉ số đo lường thể chế “một quốc gia, hai chế độ”.

Ta Kung Pao muốn mượn danh những bài báo cáo của mình nhằm chỉ đạo chính quyền Hồng Kông hành sự, đã tự đặt mình vào vị trí sai lầm. Một khi Hồng Kông mất hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng thì Hồng Kông sẽ không còn là Hồng Kông nữa. Sự lên án của cộng đồng quốc tế sẽ theo đó mà đến. Điều này sẽ mang lại những tổn thất to lớn cho tương lai của Hồng Kông và Trung Quốc.

Thông cáo cuối cùng nói rằng Phật Học Hội Pháp Luân Hồng Kông đã yêu cầu Ta Kung Pao rút lại các bài báo vu khống và xin lỗi công khai. Phật Học Hội Pháp Luân Hồng Kông có quyền theo đuổi các cuộc điều tra pháp lý đối với các báo cáo xuyên tạc và sai sự thật của Ta Kung Pao.

Cô Lương Trân còn nói rằng “Luật cơ bản” của Hồng Kông bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận. Tại hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới đều có người tập Pháp Luân Công. ĐCSTQ đã vu khống Pháp Luân Công là X giáo. Ta Kung Pao một lần nữa trích dẫn những lời vu khống của ĐCSTQ sau 21 năm Pháp Luân Công bị bức hại. Cô bày tỏ sự phẫn nộ về điều này.

Cô cũng chỉ ra rằng Ta Kung Pao đang kích động sự thù hận của xã hội Hồng Kông đối với Pháp Luân Công. Hành vi liên tục bôi nhọ này giống như sự tái diễn của cuộc Cách mạng Văn hóa. Cô nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công không phải là X giáo như lời ĐCSTQ, Pháp Luân Công cũng không hề có bí mật, mọi hoạt động đều được công khai. Thứ gọi là tình báo của ĐCSTQ, gồm việc các phóng viên Ta Kung Pao đóng giả các học viên Pháp Luân Công, đến các điểm luyện công công khai ngụy tạo thông tin tình báo Pháp Luân Công, đều rất nực cười.

Đồng thời, cô kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công, và nói rằng năm nay đánh dấu 29 năm Pháp Luân Công hồng truyền khắp thế giới. Ngày 13/5 là ngày sinh của nhà sáng lập Pháp Luân Công. Các vị lãnh đạo chính trị từ khắp nơi trên thế giới đã gửi Thư chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp 13/5. Điều này có nghĩa là Pháp Luân Công ngày càng được thế giới công nhận nhiều hơn. Cô cảm thấy buồn khi Ta Kung Pao vẫn đang xuất bản những bài báo vu khống vào lúc này.

Ta Kung Pao là miệng lưỡi của chính quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông. Trước đó, tờ báo này đã liên tục chỉ trích, vu khống các nhà dân chủ Hồng Kông và các tổ chức dân chủ như ông Lê Trí Anh – nhà sáng lập Next Digital, Hoàng Chi Phong – cựu tổng thư ký đảng Demosistō của Hồng Kông, và những người chịu trách nhiệm xin phép và tổ chức các cuộc biểu tình.

Đã có những bình luận cho rằng việc bị Ta Kung Pao chỉ trích có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức đó chắc chắn đã thực hiện rất nhiều việc chính nghĩa. Ta Kung Pao thay mặt ĐCSTQ bày tỏ sự không khoan nhượng trước.

Bảo Minh (t/h)

Xem thêm: