Số lượng các cặp kết hôn ở Trung Quốc Đại Lục lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu trong quý thứ ba, mức thấp kỷ lục. Theo phân tích của các học giả và các nhà hoạt động nhân quyền, giới trẻ Đại Lục đã thiếu tin tưởng vào các chính sách của chính phủ, họ thà lựa chọn tiếp tục “nằm ngửa”.

shutterstock 351926579
(Nguồn: Takashi Images / Shutterstock)

Theo “Thống kê về các dịch vụ xã hội tại các tỉnh trong 3 quý đầu năm 2021″ do Bộ Dân chính Trung Quốc công bố ngày 29/10, có 5,886 triệu cặp vợ chồng đăng ký kết hôn, ít hơn 8.000 cặp so với cùng kỳ năm ngoái.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin ngày 10/11 cho biết, đối chiếu dữ liệu nói trên và dữ liệu trước đó, có thể thấy rằng số lượng cặp vợ chồng kết hôn ở Trung Quốc Đại Lục trong năm nay đã giảm 3 quý liên tiếp, trong Quý 3 năm nay chỉ có 1,72 triệu. Nếu loại trừ sự bùng phát của dịch COVID-19 trong quý đầu tiên của năm ngoái, số lượng các cặp vợ chồng đã kết hôn lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu trong quý 3 năm nay, đạt mức thấp kỷ lục.

Trước đó, trang “Quan sát tài sản hôn nhân” của Đại Lục đã tổng hợp dữ liệu năm 2020 từ Bộ Dân chính Trung Quốc và phát hiện, năm 2020, có 8,131 triệu cặp đăng ký kết hôn ở Đại Lục, giảm 12,2% so với năm 2019; có 3,733 triệu cặp đăng ký ly hôn, giảm 7,7% so với năm 2019.

Theo một bộ dữ liệu do Bộ Dân chính Trung Quốc công bố vào tháng 8 năm nay cho thấy, tổng số người “sinh sau năm 1990” vào khoảng 170 triệu người, và số lượng cặp vợ chồng “sinh sau năm 1990″ đã đăng ký kết hôn không quá 10 triệu (trong đó có nhiều người kết hôn với người sinh sau năm 1980 và sau năm 2000), tỷ lệ kết hôn chỉ khoảng 10%, và tỷ lệ ly hôn ở những người đã kết hôn cao tới 35%.

Chính quyền ĐCSTQ đã nhiều lần đề xuất các biện pháp khuyến khích kết hôn và sinh con. Ví dụ, năm 2017, ĐCSTQ đã thành lập “Quỹ trợ cấp tiêu dùng trong hôn nhân”; tháng 5 năm nay, ĐCSTQ thực hiện “Chính sách 3 con”, thực hiện “kỷ nghỉ phép cho các cặp cha mẹ sinh con”, v.v.

Về vấn đề này, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do hôm 10/11, học giả tài chính Trung Quốc Tư Lệnh (Si Ling) cho biết, số liệu nói trên phản ánh giới trẻ tuổi Trung Quốc “không tiếp nhận” hàng loạt các chính sách khuyến khích kết hôn sinh con của chính phủ, các chính sách này chưa thể khiến họ có niềm tin để đạt được nguyện vọng xây dựng gia đình. 

Ông nói: “Vì sao vẫn không tin tưởng chính phủ và sức hút của các chính sách không cao? Tăng trưởng dân số là cần có chu kỳ, cần thời gian, không thể có hiệu quả ngay lập tức. Người dân cần có thời gian để quan sát xem chính phủ có thực sự mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ bằng cách giảm các chi phí hay không. Hiện nay, có vẻ như những người trẻ vẫn thiếu niềm tin vào hệ thống giáo dục, xã hội và hệ thống lương hưu của Trung Quốc. Phải mất một thời gian dài để tạo dựng niềm tin, do đó vấn đề lợi tức dân số sẽ không thể giải quyết trong một sớm một chiều.”

Ông Mã Vĩnh Đào (Ma Yongtao), thành viên của Tổ chức Giám sát Nhân quyền Đại Lục, cho biết: “Bất kỳ chính sách nào của ĐCSTQ đều không dựa trên lợi ích của người dân, mà dựa trên lợi ích của nhóm cầm quyền. Cũng giống như chính sách kế hoạch hóa gia đình, khi có thể sinh thì lại không cho sinh, hiện giờ cảm thấy dân số không đủ thì lại để cho sinh, nhưng đã qua thời kỳ sinh đẻ. Gần đây, một số từ phổ biến, ‘nằm ngửa, thu mình, rau hẹ’ được sử dụng rộng rãi trong trong người dân và trên Internet, đã thu hút được sự chú ý của lãnh đạo cấp cao. Người dân đã xác nhận rằng họ đúng rau hẹ, vì vậy họ chọn cách nằm ngửa.”

Khi ĐCSTQ công bố “chính sách ba con” vào cuối tháng 5, ĐCSTQ còn nói rằng sẽ “củng cố quan niệm về hôn nhân và tình yêu cho những người trẻ trong độ tuổi phù hợp kết hôn”. Vào thời điểm đó, trang tin “Hong Kong Citizen News” tại Hồng Kông dẫn lời phân tích của nhà nhân khẩu học Đại Lục Hoàng Văn Chính (Huang Wenzheng): “Đều đã nằm ngửa rồi, không sinh con, không tiêu dùng. Nếu không giải quyết được các vấn đề mang tính cấu trúc của những cơ cấu này, thì không cách nào thay đổi hiện trạng. Người ta đều cảm thấy sống cuộc sống bi thảm, không có nhà ở, cũng không mua được nhà, công việc cũng thu lại, làm sao dám sinh con.”

Ông Hoàng Văn Chính nói: “Tôi cảm thấy trung ương ĐCSTQ không ý thức được tính nghiêm trọng của tình hình, thực tế tôi không cho rằng cần thiết thực hiện chính sách 3 con, cơ bản không cần thiết, hiện tại tỷ lệ sinh đều đã thấp thế này, lại còn hạn chế 3 con thì là logic gì, bản thân người sinh 3 con đã rất, rất ít.”

Bình luận về chính sách 3 con, ông Viên Đằng Phi, cựu giáo viên lịch sử tại quận Hải Điến Bắc Kinh, cho biết: “Khoảng thời gian gần đây liên tiếp có chuyên gia, học giả kêu gọi dân số không đủ, nói trắng ra thực tế chính là ‘rau hẹ’ (người dân phổ thông) không đủ để cắt, bao gồm cả những người “nằm ngửa” (không kết hôn, không sinh con, không làm việc) cũng thế, những ‘rau hẹ’ này đều đang nằm ngửa, lưỡi liềm này không quơ được nên mới khuyến khích sinh.”

Theo Tôn Vân, Epoch Times

Xem thêm: