Hôm 17/8, lần đầu tiên kể từ sau hội nghị ở Bắc Đới Hà, ông Tập Cận Bình xuất hiện và chủ trì cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương. Sau đó, diễn biến mới trong hoạt động đưa tin của giới truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy tín hiệu bất thường, đặc biệt liên quan vấn đề doanh nghiệp tư nhân.

(Bài viết của Chung Nguyên, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Embed from Getty Images

Màn hình lớn bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh hôm 1/7 chiếu hình ảnh ông Tập Cận Bình tham gia các hoạt động mừng thọ của ĐCSTQ (Noel Celis / AFP/Getty Images).

Tiêu đề lớn trong bản tin của Tân Hoa xã ĐCSTQ gồm hai nội dung: một là vấn đề “thúc đẩy thịnh vượng chung trong phát triển chất lượng cao”, hai là vấn đề “thực hiện tốt giảm thiểu các rủi ro tài chính lớn”. Tham dự cuộc họp có đầy đủ các nhân vật quan trọng như Lý Khắc Cường, Uông Dương, Vương Hộ Ninh và Hàn Chính. Trong vấn đề đưa tin cho rằng ông Tập Cận Bình đã có một bài phát biểu quan trọng, nhưng về cơ bản nội dung cụ, thể cách đưa tin tránh nhắc đó là quan điểm của cá nhân ông Tập, chỉ ghi “Hội nghị chỉ ra” và “Hội nghị nhấn mạnh”… Điều này hoàn toàn khác với giọng điệu nhấn mạnh trước đó liên quan đến vị thế “hạt nhân” của Tập Cận Bình.

Tin đưa của Tân Hoa xã lặp lại cụm từ “thịnh vượng chung” và bất ngờ nhấn mạnh “Hội nghị chỉ ra rằng… nghèo đói không phải là chủ nghĩa xã hội, phá vỡ bó buộc của cơ chế cũ, cho phép một số người và một số vùng giàu lên trước, và thúc đẩy giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội”.

Cuộc họp tài chính cấp cao của ĐCSTQ đã chọn lại diễn ngôn “cải cách và phát triển” của thời đại Đặng Tiểu Bình, điều này khá kỳ lạ. Đây không phải là nội dung trong “quan niệm quản trị đất nước” của Tập Cận Bình, nên chỉ có thể gọi là “hội nghị đã chỉ ra”. Về việc đây có phải là nội dung được thảo luận tại Hội nghị Bắc Đới Hà hay không thì vẫn chưa biết; nhưng có thể xem đây là “cách phát ngôn mới” sau hội nghị Bắc Đới Hà.

Không chỉ vậy, thông tin của Tân Hoa Xã tiếp tục chỉ ra vấn đề “lấy sở hữu công làm trụ cột, phát triển cơ chế nền kinh tế nhiều thành phần, cho phép một số người giàu lên trước, người giàu trước kéo theo người giàu sau, giúp người giàu sau, tập trung khuyến khích lao động chăm chỉ, làm ăn hợp pháp, dám khởi nghiệp làm giàu”.

Quan điểm này cũng là một sự lặp lại giọng điệu cũ, hoàn toàn đi ngược lại với cuộc thanh trừng quy mô lớn gần đây đối với các công ty Internet tư nhân. Trước Hội nghị Bắc Đới Hà bắt đầu thịnh hành quan điểm về quan hệ đối tác công – tư lần thứ hai đặt giới chủ doanh nghiệp tư nhân vào tình thế rủi ro, nhưng giờ đây dường như lại khẳng định vai trò của kinh tế tư nhân nên khiến nhiều người hoang mang không biết ĐCSTQ đang chơi trò gì.

Nhưng nội dung tiếp theo lại càng thấy mơ hồ khi cho biết, “xây dựng thể chế cơ bản để điều phối phân phối sơ cấp, phân phối lại và phân phối lần ba”, “mở rộng tỷ trọng nhóm người thu nhập trung bình và tăng thu nhập của nhóm người thu nhập thấp”, và “hình thành một cơ cấu phân bổ hình ô liu với lớn ở giữa và nhỏ ở hai đầu”.

Đoạn văn này cho thấy tư duy trở lại con đường cũ của “cộng sản”, và “nồi cơm tập thể”. Thông tin tiếp tục chỉ ra “Điều tiết hợp lý vấn đề thu nhập quá cao, khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Phải xử lý vấn đề thu nhập bất hợp lý, chấn chỉnh phân phối thu nhập, và kiên quyết cấm thu nhập bất hợp pháp”.

Việc xuất hiện những quan điểm mâu thuẫn như vậy trong bản tin của Tân Hoa Xã có lẽ là trò tuyên truyền lập lờ hay bịp bợp của nhà cầm quyền, và có lẽ cũng là biểu hiện của một loại thỏa hiệp nào đó tại cuộc họp ở Bắc Đới Hà. Thông tin chỉ đề cập tượng trưng gọi là phát biểu quan trọng của ông Tập Cận Bình, còn phần lớn nội dung là sự pha trộn giữa kiểu cách cơ chế cũ và mới, và mâu thuẫn nhau. Từ đây có thể hiểu, phản ánh hội nghị Bắc Đới Hà đã không có được thống nhất, hoặc có thể không có phe nào chiếm được ưu thế thực sự, vì vậy mà thái độ quan điểm của các bên đều cần được thể hiện nên kết quả đã trở thành một thứ nội dung hổ lốn như vậy.

Không phải vô cớ mà trước đó vào ngày 15/8, tạp chí Cầu Thị (Qiushi) của ĐCSTQ đã đăng bài viết của ông Tập Cận Bình với những lời răn đe, cho thấy dường như “tư tưởng Tập” đang không được mọi người ưa chuộng.

Giới quan sát bên ngoài không ngừng đồn đoán rằng có thể có hành động chấn chỉnh đối với lĩnh vực tài chính, nhưng cuộc họp này lại có chút mơ hồ khi chỉ nói rằng “Dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Ủy ban Tài chính của Quốc vụ viện… đẩy mạnh công tác phòng ngừa hóa giải rủi ro tài chính lớn và đạt được những kết quả quan trọng mang tính giai đoạn, giữ được điểm mấu chốt là ngăn ngừa rủi ro tài chính mang tính hệ thống, bảo đảm hiệu quả ổn định kinh tế – tài chính đất nước”.

Như vậy có thể sẽ tạm không có thêm hành động nào sau khi đạt được kết quả quan trọng mang tính giai đoạn của cuộc chiến ngăn chặn rủi ro tài chính. Cuối cùng thông tin chỉ yêu cầu “nâng cao năng lực giám sát của đội ngũ cán bộ hệ thống tài chính, nâng cao trình độ giám sát bằng số hóa và trí thông minh nhân tạo hóa… làm tốt công tác định hướng dư luận trên thị trường tài chính”.

Đây có lẽ cũng là kết quả của sự thỏa hiệp giữa các phe phái khác nhau tại Hội nghị Bắc Đới Hà. Cũng có thể quan chức cấp cao hiện tại tin rằng từ trước cuộc họp, họ đã nắm được thóp của phe đối lập và phát huy vai trò quan trọng trong thương lượng tại cuộc họp, bây giờ khi cuộc họp kết thúc có thể tạm thời “thư giãn”. Một phong trào chính trị về tài chính “giơ cao đánh khẽ” dường như đã ngừng lại, và nhiều người đã một lần nữa trải qua kinh nghiệm điển hình về cuộc đấu đá trong giới quyền quý của ĐCSTQ.

Việc quan chức cấp cao của ĐCSTQ tạm hòa hoãn có thể cũng liên quan trực tiếp đến tình hình kinh tế hiện tại ở Trung Quốc. Ngày 16/8, ông Lý Khắc Cường cho biết tại một cuộc họp thường vụ Chính phủ rằng “Chúng ta phải tập trung vào việc đảm bảo việc làm” và “tăng cường hỗ trợ việc làm cho các nhóm chính như sinh viên tốt nghiệp đại học, lao động nhập cư và những người khó khăn, đồng thời đảm bảo thu nhập và sinh kế của người dân bằng cách ổn định việc làm”.

Việc sinh viên đại học và người lao động nhập cư không có việc làm là nguy cơ của nền kinh tế Trung Quốc. Ông Lý Khắc Cường còn nhấn mạnh “làm tốt công tác đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá cả trên thị trường, đồng thời hoàn thiện và thực hiện các phương án đối phó với sự tăng giá của các nguyên liệu thô quan trọng”. Có thể thấy vấn đề này trong nhiều tháng vẫn chưa được giải quyết. Hơn nữa đợt chấn chỉnh mới của ĐCSTQ đã khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, làm dòng vốn chảy ra nước ngoài, cho thấy tình hình việc lớn không được tốt đẹp.

Ông Lý Khắc Cường cũng đề cập đến lũ lụt và dịch bệnh, cũng như “tình hình kinh tế quốc tế đang phức tạp”. Giọng điệu của ông Lý rõ ràng là không tương thích với bài ca ngợi “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” mà giới truyền thông ĐCSTQ gần đây tung hô. Điều này có thể một lần nữa cho thấy phải chăng Hội nghị Bắc Đới Hà đã không thể phân được cao thấp nên phạm vi lợi ích tương ứng của các bên vẫn còn nguyên. Tất nhiên, với cục diện bế tắc cả trong và ngoài nước không thể tìm được giải pháp, cho nên đã xảy ra vấn đề cò cưa mơ hồ trong chuyện chính sách đối với dân doanh.

Chung Nguyên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times)

Xem thêm: