Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới Mùa hè lần thứ 31 đã khai mạc tại Thành Đô vào ngày 28/7. Người dân ở Thành Đô nói với Epoch Times vào ngày 27/7 rằng chính quyền ‘sợ bóng sợ gió’, nâng cấp duy trì ổn định, phòng bị nghiêm ngặt, yêu cầu rất nhiều doanh nghiệp sản xuất dừng hoạt động, đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý giao thông. Điều này đã ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân.

id14042932 page
Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới Mùa hè lần thứ 31 đã khai mạc tại Thành Đô vào ngày 28/7. Chính quyền tăng cường duy trì ổn định, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của người dân. (Ảnh cắt từ video)

Truyền thông chính thức của ĐCSTQ đưa tin, Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới Mùa hè Thành Đô 2021 sẽ được tổ chức tại Thành Đô từ ngày 28/7 – 8/8. Công viên thể thao Hồ Đông An là sân vận động chính và là nơi tổ chức lễ khai mạc. Sự kiện sẽ có 18 môn thi đấu như bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh, bơi lội với hơn 10.000 vận động viên và quan chức đến từ khoảng 170 quốc gia và khu vực tham gia.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình sẽ tham dự lễ khai mạc. Vào chiều ngày 25 và 26, ông Tập Cận Bình đã đến thị sát trước TP. Quảng Nguyên và thành phố Đức Dương của tỉnh Tứ Xuyên.

Nâng cấp duy trì ổn định, đường phố đầy cảnh sát

Hôm 26/7, một video trực tuyến cho rằng một số lượng lớn cảnh sát đã tiến vào Thành Đô từ Ga xe lửa phía Đông Thành Đô. Còn có cư dân mạng đăng video nói rằng vào chiều ngày 27/7, toàn bộ thành phố Thành Đô đã được đặt trong tình trạng báo động, với một cột ở năm bước và một cột ở mười bước xung quanh Đường vành đai thứ ba.

Một số người được chính quyền coi là nhạy cảm đã bị buộc phải ‘đi du lịch’, và một số lượng lớn những người kháng nghị bảo vệ quyền lợi bị canh phòng nghiêm ngặt không thể ra ngoài. Nhiều người dân ở Thành Đô nói với phóng viên Epoch Times rằng đường phố đầy cảnh sát tuần tra.

Ông Cheng, một công dân đã bị bắt vì ủng hộ phong trào sinh viên ngày 4/6/1989, nói với Epoch Times rằng, “Cả TP. Thành Đô đang đều đang trong tình trạng canh gác nghiêm ngặt”, ở cửa nhà ông ngày nào cũng có người canh gác không cho ra ngoài.

Ông Triệu, sống ở ngoại ô Thành Đô, nói rằng chính quyền đã tăng cường duy trì ổn định, đây là một biện pháp thường được ĐCSTQ sử dụng. “Các cuộc điện thoại của chúng tôi đang bị theo dõi, và an ninh quốc gia cũng đã gọi cho chúng tôi. Một số người đã bị đưa ‘đi du lịch’.”

Phóng viên đã cố gắng liên lạc với nhiều người bất đồng chính kiến ​​và những người khiếu kiện ở Thành Đô, điện thoại đổ chuông nhưng không ai trả lời.

Dân oan Tiêu Thành Lâm (Xiao Chenglin) đến từ Trùng Khánh nói rằng khi biết ông Tập Cận Bình đến thăm Quảng Nguyên, “Tôi có một thỉnh cầu và muốn nói với ông ấy, tôi đã bị oan sai 28 năm, Chính phủ có chỗ nào làm việc cho người dân?”

Ông Tiêu Thành Lâm bị canh giữ, không thể ra ngoài, “Làm thế nào để đi ra ngoài được? Chưa nói đến Tập Cận Bình, ngay cả khi một bí thư huyện ủy đến, chúng tôi cũng không thể đến gần.”

Cuộc sống bất tiện do hạn chế đi lại, sản xuất, điện

Vào ngày 16/7, cách lễ khai mạc 12 ngày, Tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên Hoàng Cường cho biết tại cuộc họp động viên cuối cùng rằng tỉnh này đã bước vào giai đoạn báo động cao nhất. Cư dân địa phương nói với Epoch Times rằng việc kiểm soát vô tuyến, đi lại, ngừng hoạt động và sản xuất, cắt điện và hạn chế giao thông trong khu dân cư đã được triển khai tại địa phương. Các hạn chế này mang lại bất tiện rất lớn cho cuộc sống của dân thường.

Trong tweet trên là thông báo nghỉ phép của một công ty sản xuất đồ dùng gia đình ở Thành Đô. Thời gian nghỉ là 20 ngày, từ ngày 22/7 – 13/8, lý do là TP. Thành Đô tổ chức đại hội thể thao, sẽ hạn chế điện, hạn chế sản xuất, hạn chế đi lại.

Tiểu Di, một cư dân của cộng đồng Ngô Duyệt Hoa Phủ, ở phố Đông An, nói với phóng viên: “Quản lý kiểm soát, có nhiều cảnh sát tuần tra trên đường hơn.” Cộng đồng của cô ấy ở gần địa điểm diễn ra hoạt động thể thao và cộng đồng đã cấp giấy phép thông hành tạm thời cho chủ nhà trong khu dân cư, từ 6h ngày 28/7 đến khi lễ khai mạc kết thúc, 9 lối thoát hiểm cũng được đóng lại.

Vương Nghĩa (hóa danh), một người dân sống gần ga xe lửa phía Đông Thành Đô cho biết, để kiểm soát ô nhiễm, nhiều nhà máy đã ngừng sản xuất khiến một lượng lớn người đi nơi khác tập trung tại ga xe lửa phía Đông, “thậm chí có thể so sánh với về quê ăn Tết”.

“Hoạt động sản xuất của các nhà máy của chúng tôi đã bị dừng, một số trong số đó buộc phải ngừng sản xuất cho đến ngày 10/8.” Ông Triệu nói, “Tôi không quan tâm đến việc mở đại hội thể thao gì đó, nhưng nó lại có ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của chúng tôi.”

Đồng thời, việc kiểm soát giao thông chặt chẽ cũng gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Vương Nghĩa cho biết, ở nhiều khu vực, giao thông được kiểm soát và hầu hết các khu vực chỉ giới hạn số lẻ và số chẵn mỗi ngày, nên việc tự lái xe sẽ không thuận tiện.

“Để tổ chức đại hội thể thao, nhiều công ty đã phải đóng cửa! Tổ chức đại hội thể thao và để người khác phải chịu đói! Càng ngày càng không bình thường!” Đông đảo cư dân mạng chỉ trích chính quyền chỉ quan tâm đến thể diện, không màn đến sinh kế của người dân.

Có cư dân mạng nói: “Thể diện của ĐCSTQ quan trọng hơn nhiều so với sinh kế và nhân quyền của người dân. Mỗi khi tổ chức một sự kiện thể thao hoặc hội nghị quốc tế ở Trung Quốc, thì đều sẽ được thực hiện như thế này. Lần trước là ‘Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – Trung Á’ được tổ chức tại Tây An cũng không phải là làm như thế này sao?”

Trên mạng lan truyền bài viết kêu gọi “Cách mạng Giấy trắng” trong thời gian diễn ra đại hội thể thao

Đại hội thể thao Thành Đô ban đầu được lên kế hoạch tổ chức tại Thành Đô từ ngày 16 – 27/8/2021. Bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nó đã bị hoãn lại hai lần và cuối cùng được lên kế hoạch tổ chức tại Thành Đô từ ngày 28/7 – 8/8 năm nay.

Vào ngày 11/7, Vương An Na (Wang Ruiqin), người sáng lập “Photon Media“, đã đăng lại một “Bài đăng kêu gọi hoạt động Phong trào Giấy trắng tại Đại hội thể thao ở Thành Đô” trên Twitter. Bài đăng đề cập rằng để phản đối hành vi ngang ngược và độc tài bất hợp pháp của lãnh đạo ĐCSTQ, một cuộc biểu tình chớp nhoáng sẽ được diễn ra vào ngày 28/7 trong thời gian diễn ra Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới Mùa hè ở Thành Đô.

Ông Chương Thiên Lượng, phó giáo sư Khoa Nhân văn của Đại học Feitian (Phi Thiên), cho biết trong chương trình truyền thông cá nhân rằng hoạt động kháng nghị sắp diễn ra này liệu có thể kích hoạt một đợt “Phong trào Giấy trắng” hay không thì vẫn chưa chắc chắn, nhưng kháng nghị phân tán, chớp nhoáng có khả năng thành công.

Phong trào Giấy trắng được phát động vào ngày 26/11/2022 bởi các giáo viên và sinh viên của Học viện Truyền thông Nam Kinh để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn ở Urumqi, Tân Cương. Sau đó phong trào đã nhanh chóng lan rộng ra khắp Trung Quốc, và diễn biến thành phong trào chống phong tỏa kiểm soát dịch bệnh của chính quyền. Những người tham gia cầm một tờ giấy trắng và hô vang các khẩu hiệu như toàn quốc dỡ phong tỏa, Đảng Cộng sản hạ đài, cần tự do, cần dân chủ.