Trong những năm gần đây, Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã mở rộng bàn tay đen của mình tới các bệnh viện, lôi kéo người nhà bệnh nhân hiến tạng. Một số thành viên gia đình nạn nhân cho biết, đây là thủ đoạn được hệ thống thu hoạch sống của ĐCSTQ áp dụng.

Phap Luan Cong
Ngày 18/7/2021, học viên Pháp Luân Công tham gia tuần hành chống lại cuộc bức hại Pháp Luân Công 22 năm được tổ chức tại Brooklyn, New York. Một bé gái cầm tấm biển yêu cầu chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. (Ảnh: Chung I Ho /Epoch Times)

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thành lập các trung tâm ghép tạng trên khắp đất nước và cần một số lượng lớn người hiến tạng.

Ngày 14/11, Nữu Nữu, bé gái 11 tuổi (hóa danh) đã được tháo máy thở ở Bình Đỉnh Sơn, tỉnh Hà Nam. Trong video, bé gái với hai bím tóc ngắn trên đầu bị đẩy vào phòng mổ, người mẹ tiễn biệt đưa tay sờ lên trán con và khóc: “Con ơi, đừng sợ…”

Chiều hôm đó, tim, gan và thận của cô bé đã được cắt bỏ và gửi đến Bệnh viện số 7 Trịnh Châu, bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Trịnh Châu và các bệnh viện khác.

Ngày 16/11, tại Tuyền Châu, Phúc Kiến, cậu học sinh trung học 13 tuổi Tiểu Côn (hóa danh) bị xuất huyết não đột ngột, ngừng tim, và được xác định là chết não 8 ngày sau đó. Cha mẹ của cậu bé đã ký vào “Mẫu đăng ký xác nhận người thân hiến tạng”, và “tim, gan, phổi, hai quả thận và một giác mạc” của cậu bé đã bị cắt bỏ.

Ngày 5/11, một ca phẫu thuật thu mua nội tạng đã được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Liễu Châu ở Quảng Tây để lấy tim, gan, phổi và thận của một cô gái 20 tuổi tên Đặng Hưng Yến. Cô là nữ sinh viên đại học ở một ngôi làng miền núi, không may gặp tai nạn ô tô vào ngày 27/10.

Có vô số trường hợp như vậy có thể được thấy trên các kênh truyền thông Đại Lục và trang web chính thức của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc.

Người thân đau khổ, chết não đột ngột, những sinh mạng trẻ… đã trở trạng thái bình thường trong việc hiến tạng ở Trung Quốc Đại Lục. Ngay cả thông cáo báo chí cũng có chung một mô típ tương tự, như “Thiên thần đã đến…Cha mẹ đưa ra những quyết định khó khăn, sinh mệnh lại tiếp tục theo một cách khác…”

Ông Triệu Lan Kiện, cựu nhân viên truyền thông Đại Lục, đã đăng trên nền tảng X rằng để cấy ghép nội tạng, nội tạng phải còn sống trước khi được cấy ghép. Chết não là tình trạng chết não được xác định bởi một nhóm chuyên gia. Có vô số trường hợp chết não do vô ý đang xảy ra khắp Trung Quốc.

Ông viết rằng các trung tâm cấy ghép nội tạng đã được thành lập trên khắp Trung Quốc. Cấy ghép nội tạng đang trở thành chuỗi ngành kinh tế của nước này. Bao nhiêu nội tạng người đã được chuyển giao thông qua quy trình thương mại? Mua bán có nghĩa là nội tạng của người nghèo chỉ có thể hiến tặng cho người giàu.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông bày tỏ sự nghi ngờ của mình: “Cơ quan xác định chết não và thu hoạch tạng sống đều là cùng một nhóm. Bệnh viện lại muốn kiếm lợi nhuận. Vậy ở đây có tham nhũng không? Có khả năng làm trái lương tâm không?”

Ông Nghiêm Khắc Duy, một nhà bất đồng chính kiến ​​ở New Zealand, từ lâu đã theo dõi sự thật về việc hiến tạng. Trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times cho biết, là người nhà của bệnh nhân, họ rất đau buồn khi người thân của mình gặp tai nạn xe hơi và các sự kiện khác, và khó có khả năng sẽ tình nguyện hiến tạng. Vì vậy, hệ thống y tế của ĐCSTQ đã dùng thủ đoạn này để ép người nhà hiến tặng.

id14128143 photo 2023 11 28 17.26.30 600x800 1
Tháng 6/2023, ông Nghiêm Khắc Duy cầm biểu ngữ trước Lãnh sự quán của ĐCSTQ ở thành phố Auckland, New Zealand, để phản đối nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. (Ảnh do ông Nghiêm Khắc Duy cung cấp)

Đầu tháng 1/2021, cha của ông Nghiêm Khắc Duy tên là Nghiêm Bang Quốc, không may bị một chiếc xe mô tô chở hàng ba bánh tông phải. Ông bất tỉnh tại chỗ 3 phút. Sau khi tỉnh dậy, ông vẫn tỉnh táo.

Các bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Hà Trì, Quảng Tây đã tiến hành phẫu thuật cắt khí quản. Vì lượng oxy trong máu của bệnh nhân không đủ, sau ca phẫu thuật, ông hôn mê và được chuyển đến phòng ICU. Vài ngày sau, bác sĩ nói rằng điều tốt nhất cho bệnh nhân có lẽ là tình trạng sống thực vật, và bắt đầu đề cập đến vấn đề hiến tạng.

Gia đình không đồng ý nên bác sĩ đưa ra phương án điều trị lâu dài, phải ở lại ICU từ 2-3 tháng, tháo máy thở rồi chuyển sang buồng oxy cao áp. Các bác sĩ thừa nhận rằng một số bệnh nhân sẽ hồi phục sau nửa năm hoặc 1, 2 năm.

20 ngày trôi qua, bố ông vẫn không thuyên giảm, bác sĩ nhắc nhở gia đình xem xét về dự án hiến tạng của Chữ thập đỏ. “Điều đó có nghĩa là tôi đã bị đánh bại nên tôi đã đồng ý”, ông nói với phóng viên Epoch Times.

Nhưng ngày hôm sau, có thể do nội tạng không tương thích, bác sĩ lại đổi ý, nói rằng bố ông sẽ không thể sống sót qua 2 ngày tới. Đêm khuya ngày 24/1/2021, ông Nghiêm Bang Quốc, 62 tuổi, qua đời, nguyên nhân cái chết ghi trên giấy chứng tử là “suy đa tạng”.

Nghiêm Khắc Duy nói rằng ông đã xem lại những gì đã xảy ra sau đó.

“Rất có thể ngay từ đầu mục đích điều trị của bệnh viện là để bạn phải hiến tạng. Các thiết kế khác nhau từ đầu đến cuối, bao gồm xử lý nhập viện, chi phí cao, và sau một thời gian điều trị tương đối dài không hiệu quả, thông qua phí y tế tích lũy, khiến người nhà cảm thấy áp lực. Sau đó sẽ đề nghị hiến nội tạng để miễn phí cho bạn. Đây là quá trình ‘từng bước một’ và là thủ đoạn rất thuần thục”.

Sau những trải nghiệm trên, ông Nghiêm Khắc Duy tin rằng việc thu hoạch nội tạng sống thực sự tồn tại.

“Nhiều bệnh nhân bị bệnh viện lừa. Vì ở Trung Quốc không có dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí, nên sau hơn 10 hoặc 20 ngày điều trị, ICU tốn 10.000 nhân dân tệ (khoảng 1.410 USD) mỗi ngày, tổng cộng lên tới 200.000 nhân dân tệ (khoảng 28.200 USD). Đối với hầu hết các gia đình ở Trung Quốc, đó là một số tiền khổng lồ. Kiểu xúi giục ép buộc này khiến người nhà phải đồng ý hiến tạng.”

id14128132
Ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện của ông Nghiêm Khắc Duy với người nhà của một bệnh nhân bị tai nạn ô tô. (Ảnh do ông Nghiêm Khắc Duy cung cấp)

Điều đáng chú ý là Hội Chữ thập đỏ là cơ quan điều hành chính việc hiến tạng và hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện khắp Trung Quốc.

Theo trang web chính thức của Hội Chữ thập đỏ, ngay từ ngày 25/1/2010, Bộ Y tế cũ đã chính thức giao cho Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc thực hiện việc hiến tạng trên toàn quốc. Kể từ đó, “hệ thống hiến tạng của công dân” đã được “bảo đảm bởi các tổ chức, hệ thống và quỹ”.

Tội ác đằng sau việc cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc

Tháng 7/2006, hai ông David Kilgour và David Matas công bố báo cáo đầu tiên dài 45 trang, trong đó kết luận:

“Từ năm 1999, Chính phủ Trung Quốc và các cơ quan ở nhiều nơi trong nước, nhất là các bệnh viện, và cả các trại tạm giam, toà án nhân dân, đã sát hại một số lượng lớn tù nhân lương tâm Pháp Luân Công, đến nay vẫn chưa rõ số lượng cụ thể. Nội tạng của họ, kể cả tim, thận, gan và giác mạc, gần như bị lấy đi cùng lúc để bán với giá cao, thường là cho người nước ngoài, thường phải chờ đợi lâu để tìm nguồn tạng tình nguyện trong nước.”

Pháp Luân Công là môn khí công phổ biến nhất tại Trung Quốc vào những năm 1990. Dữ liệu nội bộ của chính quyền cộng sản Trung Quốc cho thấy số người theo tập môn này nhiều hơn số Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Xuất phát từ sự đố kỵ và mong muốn thâu tóm quyền lực, cựu lãnh đạo Đảng là Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Báo cáo “Thu hoạch đẫm máu” sau đó của hai ông David Kilgour và David Matas đã cung cấp phương pháp điều tra và bằng chứng chi tiết để dẫn tới kết luận về hoạt động thu hoạch nội tạng bất hợp pháp do chế độ Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn. Bằng chứng có sức nặng nhất là các cuộc điện thọai tới các bác sĩ cấy ghép Trung Quốc, trong đó họ thừa nhận sử dụng nội tạng từ các tù nhân Pháp Luân Công.

Khi nội tạng của các học viên Pháp Luân Công không thể thỏa mãn nhu cầu tham lam ngày càng mở rộng, những bàn tay đen của họ chắc chắn sẽ vươn ra ngoài xã hội.

Ông Uông Chí Viễn, người đứng đầu “Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG), tin rằng ĐCSTQ cố gắng sử dụng dự án “hiến tạng tình yêu” để che đậy tội ác thu hoạch nội tạng từ người sống. Nhưng từ lâu dữ liệu liên quan đã không nhất quán với đặc điểm của việc hiến tạng tự nguyện.

Ông Nghiêm Khắc Duy tin rằng ĐCSTQ đã hình thành một hệ thống như vậy. Thứ nhất, trong hệ thống của họ có rất nhiều quan chức già tham nhũng và cán bộ kỳ cựu sống rất thọ, bản thân họ cũng cần sử dụng những nội tạng này.

Thứ hai, nó đã trở thành một ngành công nghiệp buôn bán nội tạng cho những người có quyền lực trên khắp thế giới. Vì đã hình thành một hệ thống, nên nó có thể có một hệ thống lấy hàng, vận chuyển và giao dịch rất hoàn thiện.

Ông cũng kêu gọi hủy bỏ mọi hoạt động mua bán nội tạng, cấy ghép và thu hoạch nội tạng sống.

“Buôn bán nội tạng trong một xã hội thương mại chắc chắn là những người không có tiền bán nội tạng của họ, người giàu chi tiền để có được chúng và những người trung gian kiếm lợi nhuận. Đây là bản chất của bất kỳ hoạt động thu hoạch và cấy ghép nội tạng nào có vầng hào quang đẹp đẽ. Có giao dịch, có lợi ích thì phải có bất công, tham nhũng, thậm chí là tội ác”, ông nói.

Bình Minh (t/h)