Số lượng quan chức chính phủ liên quan đến các vụ án tham nhũng tự mình đầu thú đã tăng gấp rưỡi vào năm 2020 lên 16.000 người, được truyền thông nhà nước ca ngợi là nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng. 

Embed from Getty Images

Vụ xử tử nhanh chóng Lai Xiaomin, cựu chủ tịch Công ty Quản lý tài sản Huarong Trung Quốc (China Huarong Asset Management) vào tháng 1 sau khi ông này bị kết tội nhận hối lộ 1,79 tỷ nhân dân tệ (279 triệu USD) đã cho thấy một luật bất thành văn về việc thi hành án tử hình đối với tội hối lộ hoặc tội phạm tài chính khác ở Trung Quốc. Nó cũng khiến nhiều quan chức Trung Quốc chùn bước.

Trong khi đó, Qin Guangrong, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản tỉnh Vân Nam, người cũng bị phát hiện nhận hối lộ, chỉ bị kết án bảy năm tù sau khi tự nguyện thú nhận.

Số lượng quan chức chính phủ liên quan đến các vụ án tham nhũng tự mình đầu thú đã tăng gấp rưỡi vào năm 2020 lên 16.000 người, được truyền thông nhà nước ca ngợi là nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc chiến chống tham nhũng. 

Tờ Nikkei Asia chỉ ra rằng, đây cũng là cách để ông Tập củng cố quyền lực trong toàn bộ hệ thống cấp bậc của Đảng Cộng sản trước đại hội đảng năm 2022.

Sự gia tăng các trường hợp tự thú diễn ra sau quyết định vào tháng 1 năm 2020 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương rằng các quan chức tự nguyện khai báo sẽ được khoan hồng, trong khi những người vẫn tiếp tục nhận hối lộ sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Số người tự nguyện khai nhận đã tăng gần gấp đôi từ chỉ hơn 5.000 người trong thời gian từ tháng 10 năm 2017 đến cuối năm 2018 lên 10.357 người vào năm 2019 và sau đó tăng lên 54% vào năm 2020, theo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.

Những trường hợp tự thú nổi tiếng hồi năm ngoái bao gồm một cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Thanh Hải bị phát hiện dung túng cho việc khai thác than trái phép, và một lãnh đạo đảng của thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc.

Xu hướng tự thú đã tiếp tục diễn ra trong năm nay. Ủy ban kỷ luật cho biết hôm thứ Hai (24/5) rằng Phó bí thư Ủy ban chính trị và pháp luật Trùng Khánh, cơ quan giám sát cảnh sát và hệ thống tư pháp, sẽ bị cách chức và khai trừ khỏi đảng sau khi lợi dụng chức vụ của mình để nhận một khoản tiền lớn. Vị quan chức này đã tự thú vào ngày 19 tháng 2.

Vào tháng 5, một quan chức cấp cao trong Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Sơn Đông, cũng như Viện trưởng Viện Kiểm sát quận Phố Đông của Thượng Hải đều đã ra tự thú. Tại Bắc Kinh, phó trưởng cơ quan quản lý giáo dục thành phố và một quan chức cấp cao của trung tâm Y học Trung Quốc Tống Nhân Đường thuộc sở hữu nhà nước đều đã đầu thú.

Chiến dịch chống tham nhũng mà ông Tập phát động ngay sau khi lên nắm quyền Tổng bí thư năm 2012 đã khiến hàng loạt quan chức cấp cao của đảng lọt lưới.

Tuy vậy, không ai trong số 200 quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản bị kỷ luật vào năm ngoái, được các nhà quan sát cho rằng Chủ tịch đã củng cố vị trí của mình bằng cách nhắm vào kẻ thù chính trị và đưa thân tín vào các vị trí chủ chốt.

Báo cáo về các quan chức tự thú đã xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát, trong một nỗ lực rõ ràng để chứng minh về quyền lực và sự kìm kẹp của ông Tập bên trong nội bộ đảng.

Tomoki Kamo, giáo sư thuộc khoa quản lý chính sách tại Đại học Keio của Nhật Bản cho biết: “Mục đích là để cho công chúng thấy khả năng quản trị của Đảng Cộng sản.”

Tuy nhiên, quyền lực của ông Tập có thực sự vươn đến được mọi ngóc ngách của bộ máy đảng hay không thì vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.

Xuân Lan (theo Nikkei Asia)

Xem thêm: