Gần đây, Trung Quốc ban hành quy định mới cấm mã thu tiền cá nhân của WeChat Pay và Alipay sử dụng trong kinh doanh, cộng thêm sự thúc đẩy mạnh mẽ phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số (e-CNY) những năm qua, làm dấy lên nghi ngờ nước này muốn dùng e-CNY thay thế WeChat Pay và Alipay.

shutterstock 1833556963
(Nguồn: RHJPhtotoandilustration/Shutterstock).

Ở Trung Quốc, thông tin “từ ngày 1/3/2022, mã thu tiền cá nhân bị cấm sử dụng cho các dịch vụ có tính kinh doanh” và “cấm mã vạch thu tiền tĩnh cá nhân dùng để thu tiền từ xa không gặp mặt”, đã làm dấy lên nhiều tranh luận. Tin tức có nguồn gốc từ “Thông báo quy định mới” được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ban hành gần đây. 

Quy định mới về mã thanh toán cho kinh doanh

Lâu nay, Trung Quốc Đại Lục đã phổ biến thanh toán bằng cách dùng ứng dụng di động quét mã QR. Nhưng gần đây, trang web của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành “Thông báo về việc tăng cường quản lý thanh toán đầu cuối và các vấn đề có liên quan”, bắt đầu từ 3 khía cạnh: quản lý thanh toán đầu cuối, quản lý nhà kinh doanh, và giám sát hoạt động kinh doanh. Theo đó, thống báo đưa ra một loạt yêu cầu quản lý đối với vấn đề cơ cấu thanh toán. Đồng thời, thanh toán bằng mã vạch cũng đã được đưa vào giám sát, theo đó đã có quy định cụ thể về việc sử dụng mã vạch cho thánh toán cá nhân, sẽ được thực hiện vào ngày 1/3/2022.

Trong đó “Thông báo” giải thích việc quản lý mã vạch thanh toán như sau: Đối với mã vạch thanh toán được tạo bởi cá nhân hoặc nhà kinh doanh, sẽ phân biệt bối cảnh và phạm vi dùng giữa cá nhân và nhà kinh doanh sử dụng mã vạch thanh toán, nhằm phòng tránh việc sử dụng mã thanh toán để cho thuê, cho mượn, bán hoặc sử dụng mã thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp. Đối với cá nhân có đặc điểm rõ ràng về hoạt động kinh doanh, tổ chức dịch vụ thanh toán bằng mã vạch không được cung cấp dịch vụ thanh toán liên quan đến hoạt động kinh doanh thông qua mã vạch thanh toán cá nhân.

Trung Quốc hiện nay có 150 triệu tổ chức kinh tế vận hành theo thị trường, cung cấp việc làm cho hơn 700 triệu người, trong đó hơn 100 triệu hộ sản xuất và thương mại cá thể cung cấp việc làm cho gần 300 triệu người.

Quy định mới của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến một số hộ sản xuất và thương mại cá thể và vô số người buôn bán nhỏ lẻ.

Đại đa số các nhà cung cấp nhỏ in mã vạch thanh toán cá nhân ra giấy để thuận tiện cho việc thu tiền hàng hóa hoặc dịch vụ sau khi bán, trong khi “Thông báo” mới này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của họ.

Vào ngày 26/11, phóng viên tờ 21 Century Business Herald của Trung Quốc đã phỏng vấn một chủ doanh nghiệp tự kinh doanh đồ ăn sáng, hộ kinh doanh này cho biết hiện họ dùng là mã thanh toán cá nhân, trong dòng tiền hàng ngày của cửa hàng vào khoảng 1.000 RMB thì có gần 90% đến từ thanh toán di động.

Về thông tin sẽ không sử dụng mã thu tiền cá nhân để thu tiền kinh doanh, hộ kinh doanh này cho biết chưa nghe nói đến nhưng ông thẳng thắn cho biết nếu đổi mã thu tiền cá nhân thành mã của hộ kinh doanh thì phải tăng chi phí phục vụ, và như vậy có thể ông không cần sử dụng mã thanh toán, do lợi nhuận vốn đã rất ít ỏi giờ lại bị ảnh hưởng.

Người phụ trách liên quan của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã trả lời truyền thông rằng người dùng mã thanh toán cá nhân có đặc điểm kinh doanh sẽ tham chiếu theo quy chế quản lý đối với hộ kinh doanh, cá nhân đó có thể đăng ký thay đổi mã thanh toán cho mục đích kinh doanh, nhưng bên phụ trách quy chuẩn thay đổi cũng còn đang nghiên cứu.

Để tiến tới nhà nước độc quyền tiền kỹ thuật số?

Nền tảng thanh toán điện tử của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây, từ những người bán hàng rong kinh doanh nhỏ lẻ cho đến “lì xì” ngày Tết Nguyên đán cũng đều được phổ biến thực hiện thông qua điện thoại di động.

Nền tảng thanh toán di động của Trung Quốc bao gồm hai ‘gã khổng lồ’ là WeChat Pay và Alipay. Nhưng mô hình này có khả năng sẽ bị phá vỡ. Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã tung ra e-CNY, tức là loại tiền kỹ thuật số hợp pháp do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành, chủ yếu được sử dụng để lưu thông tiền mặt, chức năng của nó giống hệt như tiền giấy nhưng ở dạng kỹ thuật số. e-CNY có thể thanh toán ngoại tuyến được, khi không có yêu cầu mạng vẫn có thể được lưu trữ trực tiếp trong điện thoại di động; ngoài điện thoại thông minh, các thiết bị như thẻ IC và điện thoại phổ thông cũng có thể sử dụng được.

Tính đến tháng 6 năm nay, Trung Quốc đã có hơn 1,32 triệu điểm thử nghiệm e-CNY trên toàn quốc, bao gồm các tỉnh thành như Bắc Kinh, Thâm Quyến, Tô Châu, Hùng An, Thành Đô, Thượng Hải, Hải Nam, Trường Sa, Tây An, Thanh Đảo, Đại Liên…

Ngày 23/11, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc đã ban hành kế hoạch phát triển “5 năm lần thứ 14” cho ngành tài chính ở tỉnh Hải Nam, trong đó tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện các dự án thí điểm e-CNY trên toàn đảo, khám phá ứng dụng e-CNY mang đặc sắc của Cảng Thương mại Tự do Hải Nam.

Hiện nay, 6 ngân hàng nhà nước hàng đầu của ĐCSTQ đã ra mắt chức năng ví e-CNY; ngoài ra, 13 tổ chức ngân hàng đã tham gia vào hoạt động này, bao gồm: Ngân hàng Thương gia Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải, Ngân hàng Thượng Hải, Ngân hàng Tô Châu, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Thâm Quyến… Như vậy, tổng cộng có 19 ngân hàng tham gia dịch vụ ví e-CNY.

Gần đây, ông Mạc Vạn Quý (Mo Wangui), Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Tài chính của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết Olympic Bắc Kinh vào tháng 2 năm sau sẽ là trọng điểm của bước tiếp theo thí điểm đồng e-CNY, khuyến khích người tiêu dùng trong và ngoài nước sử dụng đồng e-CNY để thanh toán trong các chi tiêu như mua quần áo, thực phẩm, nhà ở và đi lại.

Tất nhiên, việc thúc đẩy e-CNY không chỉ nằm ở bản thân người tiêu dùng, mà còn ở các doanh nghiệp phục vụ họ, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài chấp nhận phương thức thanh toán mới này.

Tờ Financial Times của Anh mới đây dẫn lời một người trong cuộc cho biết, ĐCSTQ đã gây áp lực đối với một số công ty Mỹ rằng trước khi Olympic Bắc Kinh khai mạc, họ phải lắp đặt một hệ thống để cho phép người tiêu dùng thanh toán các sản phẩm của họ bằng e-CNY. Các công ty lớn của Mỹ bị gây áp lực bao gồm McDonald’s, Nike và Visa.

Chính Hâm, Vision Times

Xem thêm: