Ngày cuối cùng của năm 2020, cơ quan chức năng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cấp phép cho ra thị trường sản phẩm vắc-xin bất hoạt phòng ngừa virus corona mới (virus Trung Cộng, COVID-19) do Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) phát triển và đang trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, đồng thời nói rằng người già sẽ được ưu tiên tiêm chủng. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, cơ quan chức năng lại đổi, nói rằng đối tượng tiêm chủng không bao gồm người trên 60 tuổi, điều này khiến cho ngoại giới lo lắng về tính an toàn của vắc xin Trung Quốc.

sinopharm shutterstock 1878856708
(Ảnh minh họa: rawf8 / Shutterstock)

Ngày 3/1, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Đài truyền hình Trung ương (CCTV) công bố “Thông tin cần biết về tiêm chủng vắc-xin corona mới”, nói rằng tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc sẽ giới hạn độ tuổi từ 18 – 59, nhóm người lớn tuổi từ 60 tuổi trở lên sẽ không tiêm, và nói rằng họ cần phải đợi thêm “thử nghiệm lâm sàng bước tiếp theo”.

Trong ngày cuối cùng của năm 2020, cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh liên ngành thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đuổi kịp tiến độ công bố “điều kiện phụ đưa ra thị trường” của vắc-xin bất hoạt virus corona mới do Sinopharm phát triển. Theo đó, tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin đạt 79,34%. Quan chức khoa học kỹ thuật của ĐCSTQ còn nói rằng bước tiếp theo sẽ ưu tiên cho người lớn tuổi, người có bệnh nền. 

Hiện tại cách nói của chính quyền ĐCSTQ đối với việc tiêm vắc-xin cho người lớn tuổi lại trước sau bất nhất.

Trong khi đó vắc-xin Pfizer của Mỹ phát triển lại thích hợp cho người từ 16 – 85 tuổi, các nước châu Âu như Pháp cũng đều ưu tiên tiêm chủng cho nhóm người già yếu và nhóm người nguy cơ cao, ví dụ nhóm người trên 80 tuổi trong viện dưỡng lão, sau đó là nhóm người trên 65 tuổi, và đến nhân viên y tế tuyến đầu.

Toàn quá trình sản xuất vắc-xin bất hoạt virus tồn tại ẩn họa lớn

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Dong Yuhong), chuyên gia virus học châu Âu, chia sẻ với Epoch Times rằng, thông thường một loại vắc xin phát triển mấtrung bình khoảng 10 năm, nhưng loại vắc-xin này trong khoảng 1 năm là có thể phát triển được. Hơn nữa thông tin vắc-xin của Trung Quốc không minh bạch, đến nay ngoại giới không thấy được quá nhiều dữ liệu liên quan đến loại vắc-xin này trong các tài liệu khoa học.

Bà nói, vắc-xin Sinopharm là một loại vắc-xin diệt virus, cho nên để phát triển được nó thì là tương đối khó khăn. “Nếu nó được làm ở trong các thiết bị của phòng thí nghiệm P3, thì công nghệ diệt virus của nó rất quan trọng. Nó cần phải thực sự tiêu diệt virus này, hơn nữa lại cần phải kiểm nghiệm xem viruss xác thực là đã bị tiêu diệt chưa.”

Trước đó, Tiến sĩ Hà Mỹ Hương (Ho Mei-Shang) – chuyên gia Đài Loan, bác sĩ kiêm nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Khoa học Y sinh Đài Loan từng tham gia chống dịch SARS, cũng chia sẻ với Epoch Times rằng, Đài Loan sẽ không dùng vắc-xin bất hoạt, “Sau dịch SARS năm 2003, khi nghiên cứu vắc-xin, đã dùng cùng phương pháp như thế, nuôi cấy virus SARS, vô hiệu hóa nó và sau khi tiêm vào cho người, thì phát hiện nó vẫn có rất nhiều kháng nguyên mà cơ thể không cần, nó kích hoạt cơ thể sản sinh kháng thể, mà những kháng thể này không những không có tính bảo vệ đối với cơ thể người, ngược lại còn làm tăng khả năng virus xâm nhập vào thế bào bình thường. Đây là hiện tượng có trong khi thử nghiệm vắc-xin cúm trên động vật.”

Bà nhấn mạnh, chính vì có bối cảnh lịch sử như thế, thứ nhất Đài Loan không phát triển vắc-xin virus cúm bất hoạt, thứ hai là Đài Loan cũng sẽ không sử dụng loại vắc-xin này.

Vắc-xin của ĐCSTQ tiêm chủng cho người già có thể xuất hiện vấn đề nghiêm trọng

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng, chuyên gia virus học châu Âu cho biết, thử nghiệm giai đoạn 3 của vắc-xin Trung Quốc, về cơ bản không phải là thực hiện tại Trung Quốc, mà cơ bản là ở nước ngoài, như các nước Brazil, Chile, v.v.

Bà cho rằng, đối với việc phát triển vắc-xin mà nói, độ minh bạch là rất quan trọng. “Nước ngoài phát triển vắc-xin có một chỗ tốt, chính là tất cả các việc đều nói trước công chúng, công chúng sẽ biết sớm các thông tin, dù đó là thông tin tốt hay tin xấu thì họ đều biết, cho nên công chúng yên tâm, họ có sự minh bạch như thế. Cho nên mọi người đều biết rõ rủi ro của sự việc này, mỗi người đều sẽ có phán đoán, rốt cuộc là có tiêm hay không.”

Bà nhấn mạnh: “Tôi vẫn đang tìm những dữ liệu về vắc-xin Trung Quốc, hiện giờ vẫn chưa thấy. Vì sao lại hạn chế những người sát mức 59 tuổi. Có lẽ những người già xuất hiện một số vấn đề, cho nên đã hạn chế lại. Bởi vì nhóm người già là thuộc nhóm có rủi ro cao, dù không tiêm vắc-xin nhưng họ đều có khả năng xuất hiện vấn đề.”

Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng cho rằng, nếu Trung Quốc tiêm chủng vắc-xin quy mô lớn cần phải thận trọng, bởi vì tất cả những người tiêm chủng đều là cơ thể khỏe mạnh, và diện bao phủ tính bằng con số trăm triệu. Nếu thực sự ai cũng đều tiêm chủng, vậy thì mỗi người cần xem rủi ro của mình là bao nhiêu, hay lợi ích bản thân có được là bao nhiêu.

Vắc-xin Trung Quốc bị chỉ trích là vắc-xin không an toàn nhất trên thế giới

Theo Thời báo Tự do Đài Loan đưa tin hôm 6/1, trên mạng xã hội, chuyên gia vắc-xin Trung Quốc là Đào Lê Nạp gần đây tiết lộ về vắc-xin của Sinopharm có 73 tác dụng phụ. Ông nhận được một bản điện tử của sách hướng dẫn sử dụng vắc-xin của Sinopharm, thời gian thẩm định là ngày 30/12/2020, tên hàng hóa là “Chúng Ái Khả Duy”. 

Trong sách điện tử này có thể thấy được 73 phản ứng cục bộ hoặc toàn thân, ngoài chỗ tiêm bị đau, đau đầu ra, còn bao gồm các tác dụng phụ nghiêm trọng như cao huyết áp, thị lực giảm sút, mất vị giác, kinh nguyệt chậm, không kiểm soát được tiểu tiện. 

Ông lên án loại vắc-xin này là “vắc-xin không an toàn nhất thế giới”.

Lý Mộc Ân, Epoch Times

Xem thêm: