Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh vào chiều ngày 5/4 theo giờ Bắc Kinh. Những khán giả tinh mắt đã phát hiện ra từ đoạn video của CCTV rằng Củng Lợi, nữ diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc Đại Lục, cũng xuất hiện trong đoàn tháp tùng của ông Macron. Điều này ngay lập tức làm dấy lên làn sóng bàn tán sôi nổi.

p3310352a812637722
Vợ chồng Củng Lợi tháp tùng trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh chụp màn hình video)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Trung Quốc cùng vợ chồng Củng Lợi

Tổng thống Pháp có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 5-7/4 theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, phản đối quy mô lớn liên tục nổ ra ở nước này.

Từ video của CCTV cho thấy vợ chồng Củng Lợi, Jean-Michel Jarre (người Pháp) xuất hiện trong đoàn tùy tùng bước ra từ chuyên cơ của ông Macron.

Đàm Phi, một nhà làm phim kiêm nhà hoạch định phim nổi tiếng của Đại Lục, ngay lập tức đăng lại đoạn video của CCTV trên tài khoản MXH cá nhân của mình. Ảnh chụp màn hình có nội dung: “Củng Lợi và chồng tháp tùng ông Macron đến Bắc Kinh”.

Theo các báo cáo, tháp tùng chuyến thăm có phái đoàn chính phủ gồm một số quan chức chính phủ cấp cao của Pháp, hơn 60 doanh nhân Pháp và hơn 20 nhân sĩ trong giới văn hóa.

Trong số đó có ông Jean-Jacques Annaud – đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của bộ phim “Wolf Totem”, người có mối quan hệ hợp tác sâu rộng với các bộ phim Trung Quốc, và chồng của Củng Lợi ông Jean-Michel Jarre – nghệ sĩ tiên phong của nhạc điện tử Pháp đã biểu diễn ở Trung Quốc vào những năm 1980.

Ông Jean-Michel Jarre sinh năm 1948, là nhà soạn nhạc, nhà sản xuất tài năng người Pháp. Ông được coi là bậc thầy âm nhạc điện tử, 20 nhân vật quan trọng trong nền văn hóa Pháp. Jean-Michel Jarre từng được trao Huân chương Hiệp sĩ danh dự của Quân đoàn Pháp. Trước khi kết hôn cùng Củng Lợi, ông Jean-Michel Jarre đã trải qua 3 cuộc hôn nhân và có 3 người con.

Tháng 5/2019, diễn viên Củng Lợi (54 tuổi) và nghệ sĩ Jean-Michel Jarre (71 tuổi) tham gia Liên hoan phim Cannes tại Pháp. Họ tay trong tay xuất hiện tại sân bay, đối mặt với giới truyền thông khi ông đến sân bay đón cô. Sau đó, họ xác nhận với giới truyền thông rằng 2 người đã kết hôn.

shutterstock 1501860701
Vợ chồng Củng Lợi, Jean-Michel Jarre trên thảm đỏ Liên hoan phim Venice lần thứ 79 hôm 4/2019 tại Ý. (Nguồn: Denis Makarenko/ Shutterstock)

Trong video tháp tùng cùng ông Macron, Củng Lợi mặc nguyên một bộ đồ màu đen, khoác thêm áo gió kaki. Chồng nữ diễn viên, ông Jean-Michel Jarre, đi phía trước, cả hai đều ăn mặc đơn giản.

Vào buổi tối, ông Macron xuất hiện tại Bảo tàng Nghệ thuật Gạch đỏ Bắc Kinh để tham gia lễ khai mạc lễ hội nghệ thuật “Mùa xuân Văn hóa Trung-Pháp” lần thứ 17, trong khi vợ chồng Củng Lợi ngồi dưới hàng ghế khán giả.

Nhìn thấy Củng Lợi xuất hiện trong phái đoàn Pháp, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đặt câu hỏi về quốc tịch và lòng yêu nước của cô, đồng thời tranh cãi trên mạng Internet.

Quốc tịch của Củng Lợi

Câu hỏi về quốc tịch của Củng Lợi đã lan truyền trên Internet trong một thời gian dài. Năm 1996, Củng Lợi khi đó 31 tuổi, kết hôn với ông Ooi Hoe Soeng (Hoàng Hòa Tường), một doanh nhân giàu có người Singapore và nhập quốc tịch Singapore năm 2008. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân chỉ kéo dài 14 năm và họ ly hôn vào năm 2010.

Khi được hỏi về vấn đề quốc tịch trong một cuộc phỏng vấn, Củng Lợi cho biết khi đó cô đã thay đổi quốc tịch: “Đó là do mối quan hệ gia đình, nhập quốc tịch là điều đương nhiên. Mọi người đều là ‘hậu duệ của vua Viêm vua Hoàng'”. Nghĩa là đó là sự lựa chọn cá nhân, lúc ấy không hiểu gì, và cũng không cần thiết phải giải thích quá nhiều với người khác.

Sau khi ly hôn, cô vẫn giữ quốc tịch Singapore

Cô hẹn hò với nhạc sĩ điện tử người Pháp Jean-Michel Jarre năm 2017 và kết hôn vào năm 2019. Kể từ đó, cô thường sống ở Pháp cùng chồng, nhưng cũng thường xuyên trở về Trung Quốc để thực hiện các công việc liên quan đến điện ảnh.

Giữa những cáo buộc từ bên ngoài, đặc biệt là từ cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục, có thông tin Củng Lợi sẽ rút quốc tịch Singapore vào năm 2021, nhưng bản thân cô không lên tiếng xác nhận điều này.

Vì vậy, một số cư dân mạng bình luận: “Không đổi quốc tịch thì làm sao kiếm được tiền”.

Một cư dân mạng khác cho biết: “Nói thẳng ra, trước kia từng nghĩ nước ngoài tốt, nên chuyển hết tài sản đi. Bây giờ tìm thấy nhiều cơ hội kinh doanh hơn, nên tự nhiên muốn quay trở về, chỉ là một kẻ ích kỷ tinh tế.”

p3310354a52547723
Cư dân mạng đang bàn tán sôi nổi về quốc tịch của Củng Lợi: “Cô ấy quả thực rất ưu tú, nhưng sớm không rút (quốc tịch), muộn không rút, bây giờ mới rút, cảm giác như chỉ để kiếm tiền.” (Ảnh: Weibo)

Liên quan đến vấn đề thay đổi quốc tịch, ngay từ ngày 9/2/2011, Đài Á châu Tự do đã đưa tin về một thông điệp được đăng trên Sina Weibo, trong đó viết: “Số liệu thống kê của Chính phủ Hoa Kỳ cho thấy, 74,5% con trai của các quan chức Trung Quốc trên cấp bộ trưởng (bao gồm cả những người đã thoái vị) có thẻ xanh hoặc quốc tịch Hoa Kỳ. Cháu của họ có tỷ lệ quốc tịch Hoa Kỳ từ 91% trở lên. Nói cách khác, về mặt danh tính, họ (con của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ) đã là người Mỹ.”

Một số nhà bình luận nói rằng ‘tiểu phấn hồng’ (những thanh niên yêu nước mù quáng) luôn theo dõi sát sao những người như Củng Lợi, mà quên hoặc không dám khiêu khích những kẻ phản bội lớn nhất là ĐCSTQ, cùng các quan chức cấp cao đang cai trị Trung Quốc.

Trong khi đàn áp người dân Trung Quốc, những quan chức này lại đưa người nhà của mình ra nước ngoài để hưởng phúc. Khi biết được sự thật, ‘tiểu phấn hồng’ cũng đừng tức giận!

Đài Á châu Tự do đưa tin, ngày 5/12 trên mạng internet tại Trung Quốc Đại Lục, một video được lan truyền rộng rãi do cảnh sát mạng tại thành phố Hạc Cương tỉnh Hắc Long Giang công bố, nội dung là “Trung Quốc không thừa nhận hai quốc tịch”, và rằng đã từ bỏ quốc tịch Trung Quốc, thì cấm sử dụng hộ chiếu Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, 2 quốc tịch thực ra là một hiện tượng vô cùng phổ biến. Dù là trong giới giải trí, giới chính trị, hay giới thương nhân, bất cứ ai có tiền, có quyền và có năng lực rời Trung Quốc, lấy được hộ chiếu nước ngoài thì đều ra nước ngoài.

Hiện tượng này cho thấy, mọi người không có lòng tin đối với chế độ và sự đảm bảo của Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng phản ánh rằng tài sản của nhiều người có khả năng có vấn đề.

Bình Minh (t/h)