Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công suốt 24 năm qua. Trong thời gian đó, học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc đã phản bức hại một cách ôn hòa và lý trí, đồng thời nói rõ sự thật với tâm đại thiện đại nhẫn. Bài viết này chỉ lấy Hoa Kỳ làm ví dụ.

Trump gap nguoi tap Phap Luan Cong
Chiều ngày 17/7/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã gặp gỡ những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Triều Tiên, Iran và Myanmar tại Nhà Trắng, trong đó có học viên Pháp Luân Công Trương Ngọc Hoa, cựu Trưởng Khoa tiếng Nga của Trường Đại học Sư phạm Nam Kinh (đầu tiên từ trái sang). (Ảnh chụp màn hình video Nhà Trắng)

Nửa đêm ngày 20/7/1999, ĐCSTQ phát động cuộc bức hại, các tình nguyện viên Pháp Luân Công bị bắt, nhà của họ bị lục soát quy mô lớn trên toàn Trung Quốc. Vô số học viên Pháp Luân Công đã kiên quyết đến Bắc Kinh thỉnh nguyện.

Cùng ngày, các học viên Pháp Luân Công từ Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Israel, Singapore, Úc, Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục đã đến Washington, thủ đô của Hoa Kỳ, để thỉnh nguyện với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ, cũng như Chính phủ Hoa Kỳ và các dân biểu, kêu gọi sự ủng hộ chính nghĩa cho các học viên Pháp Luân Công. Kể từ đó, nhiều hoạt động nói rõ sự thật (giảng chân tướng) khác nhau nổi lên, như họp báo, thỉnh nguyện, và luyện công tập thể.

Những lời dối trá được làm sáng tỏ, lương tri đang lên tiếng, sự đồng tình và ủng hộ dành cho Pháp Luân Công từ mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ cũng ngày càng tăng.

Ví dụ, ngày 27/7/1999, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố kêu gọi Chính phủ Trung Quốc kiềm chế trong việc đối đãi với Pháp Luân Công.

Ngày 6/8, 25 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cùng gửi thư cho ông Giang Trạch Dân, yêu cầu chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Ngày 8/8, Thị trưởng thành phố Jersey, bang New Jersey, Hoa Kỳ đã tặng “Ngày Lý Hồng Chí” đầu tiên cho Pháp Luân Công kể từ cuộc bức hại.

Thị trưởng Washington, D.C. còn chỉ định từ ngày 9-13/8 là “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”.

Ngày 14/8, Thống đốc bang Maryland cũng trao bằng “Công dân danh dự” cho Đại sư Lý Hồng Chí, v.v.

Kể từ đó, khi các học viên Pháp Luân Công đã giảng chân tướng sâu rộng hơn, khiến sự tàn ác của ĐCSTQ liên tục bị phơi bày. Từ người dân đến Chính phủ Hoa Kỳ, từ địa phương đến liên bang, từ các thành viên Quốc hội đến các quan chức hành chính ngày càng ngưỡng mộ Pháp Luân Công và ngày càng ủng hộ họ.

Sự ủng hộ này đã đạt đến một tầm cao mới dưới thời chính quyền Trump

Các sự kiện nổi bật gồm:

(1) Ngày 17/7/2019, tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã gặp gỡ 27 người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo đến từ 17 quốc gia, trong đó có học viên Pháp Luân Công Trương Ngọc Hoa đến từ Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Hoa Kỳ chính thức gặp gỡ các học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại tại Nhà Trắng.

(2) Ngày 20/7/2020, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo, đã đưa ra một tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 21 năm cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ, lên án sự chà đạp và ngược đãi tà ác lâu nay của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công, và kêu gọi ĐCSTQ ngừng đàn áp. Đây là Ngoại trưởng Hoa Kỳ đầu tiên đưa ra tuyên bố chính thức lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

(3) Ngày 10/12/2020 (Ngày Quốc tế Nhân quyền), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 17 quan chức nước ngoài đương nhiệm và trước đây từ nhiều quốc gia đã tham gia bức hại nhân quyền, trong đó có ông Hoàng Nguyên Hùng, Giám đốc Sở cảnh sát Ngô Thôn, Chi nhánh Tư Minh, Cục Công an Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Đây là lệnh trừng phạt đầu tiên do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ áp đặt đối với những người vi phạm nhân quyền của Pháp Luân Công. Cựu Ngoại trưởng Pompeo nói rằng ông Hoàng Nguyên Hùng đã tham gia vào việc giam giữ, thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công, và bị nghi ngờ xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Ông nói, thế giới không thể khoanh tay đứng nhìn Chính phủ Trung Quốc thực hiện những hành vi ngược đãi khủng khiếp và có hệ thống đối với người dân Trung Quốc, xâm phạm các quyền được quốc tế công nhận về tự do tư tưởng, lương tri, tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Chính quyền Biden tiếp tục lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Ngày 13/5/2021, “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” lần thứ 22, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với ông Dư Huy, cựu Giám đốc “Phòng 610” (tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc) ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Blinken cho biết ông Dư Huy bị xử phạt vì vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, đặc biệt là đã tùy tiện giam giữ các học viên Pháp Luân Công.

Một ví dụ khác, ngày 9/12/2022, Hoa Kỳ đã công bố lệnh trừng phạt đối với 5 quan chức ĐCSTQ, trong đó có ông Đường Dũng, cựu Phó Giám đốc Nhà tù khu vực Trùng Khánh. Ông Đường Dũng bị liệt vào danh sách vì tội tùy tiện bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, xâm phạm nhân quyền và tự do tôn giáo đặc biệt nghiêm trọng.

Kể từ cuối năm 2022 đến nay, tình hình toàn cầu đã bước sang một giai đoạn mới. Sự thật về Pháp Luân Công đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, và chạm đến trái tim của người dân trên toàn thế giới. Nguồn lực bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã giảm đi rõ rệt. Giang Trạch Dân, thủ phạm của cuộc bức hại, qua đời vào ngày 30/11/2022.

Đặc biệt, vào ngày 20/1 và ngày 17/4/2023, Giờ miền Đông Hoa Kỳ (ET), Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã cho phép công bố hai bài kinh văn Vì sao có nhân loạiTại sao cần phải cứu độ chúng sinh, gây chấn động thế giới.

Sau khi đọc bài viết này, người dân thuộc nhiều dân tộc và các nhóm tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều bừng tỉnh và cảm ơn Đại sư Lý đã tiết lộ thiên cơ, dạy con người phải giữ gìn đạo đức truyền thống, và mang lại hy vọng được cứu độ cho nhân loại.

Mọi tầng lớp xã hội ở Hoa Kỳ ứng phó với cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ

Dưới đây là một vài ví dụ.

(1) Ngày 27/3 năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua “Đạo luật Ngăn chặn Mổ cướp Nội tạng Cưỡng bức”, với đa số phiếu áp đảo là 413 phiếu thuận và 2 phiếu chống.

Dự luật tuyên bố: Chống nạn buôn người vì mục đích mổ cướp nội tạng; thúc đẩy thiết lập hệ thống hiến tặng tự nguyện và thiết lập cơ chế thực hiện hiệu quả thông qua các hội nghị ngoại giao song phương và diễn đàn y tế quốc tế; thúc đẩy cuộc sống đàng hoàng và an toàn phù hợp với “Tuyên bố chung về Nhân quyền”; quy trách nhiệm cho những người tham gia vào việc cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng người, bao gồm cả các đảng viên của ĐCSTQ.

Ông Chris Smith, người khởi thảo dự luật, kiêm Chủ tịch “Ủy ban hướng về Trung Quốc thuộc Quốc hội và Cơ cấu phụ trách hành chính của Hoa Kỳ” (CECC), nói rằng dự luật này là nhằm chống lại ngành công nghiệp tàn ác của ĐCSTQ đánh cắp nội tạng của những người trẻ tuổi. Hàng năm, dưới sự cai trị của ông Tập Cận Bình và ĐCSTQ, từ 60.000 đến 100.000 nạn nhân trẻ tuổi, với độ tuổi trung bình là 28, đã bị giết hại một cách tàn nhẫn để lấy nội tạng.

(Lưu ý: Nạn mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ lần đầu tiên bị phơi bày ở nước ngoài vào năm 2006. Chỉ sau đó cộng đồng quốc tế mới bắt đầu chú ý đến vấn nạn mổ cướp nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ.)

Trong một phán quyết bằng văn bản được ban hành vào tháng 3/2020, “Tòa án Trung Quốc”, một tòa án nhân dân độc lập ở Anh, do luật sư nhân quyền nổi tiếng Geoffrey Nice đứng đầu, đã tuyên bố rằng trong nhiều năm, các sự kiện cưỡng bức thu hoạch nội tạng (từ người sống) trên quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau khắp Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công là một trong số họ, và có thể là nguồn cung cấp nội tạng người chính.

(2) Ngày 15/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố “Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2022”, trong đó tiếp tục liệt kê Trung Quốc là quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất. Trong đó trích dẫn dữ liệu từ trang web Minghui.org, liệt kê chi tiết cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công.

Ngoài ra, trong “Báo cáo Tự do Tôn giáo Toàn cầu năm 2023” do “Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ” (USCIRF) công bố, Trung Quốc một lần nữa được liệt vào danh sách các “quốc gia cần quan tâm đặc biệt”.

(3) Ngày 23/5, Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp ngắn về Pháp Luân Công. Cuộc họp giao ban được triệu tập bởi Nhóm tự do tôn giáo quốc tế trực thuộc Hạ viện Hoa Kỳ. Tại đây, 3 học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại và người nhà của họ đã chia sẻ cảnh ngộ của bản thân.

Dân biểu bang Florida Gus Bilirakis cho biết, các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại, đe dọa, kiểm duyệt, bỏ tù, lao động cưỡng bức, bị tra tấn, mổ cướp nội tạng, thậm chí đã chết chỉ vì họ giữ gìn đức tin tôn giáo của mình.

Ông nói, điều này không chỉ ảnh hưởng đến người Trung Quốc, mà còn tác động trực tiếp đến công dân Mỹ và những người sống ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Ông Bilirakis khẳng định tự do tín ngưỡng cần được bảo vệ trên toàn cầu. Hoa Kỳ là một quốc gia tự do đi đầu, phải có trách nhiệm và nghĩa vụ làm như vậy. Hoa Kỳ không nên sợ Chính phủ Trung Quốc, mà nên buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền của họ.

(4) Ngày 26/5, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ thông báo đã bắt giữ 2 cư dân New York bị tình nghi điều hành đồn cảnh sát mật của ĐCSTQ tại Khu Phố Tàu của Manhattan.

Năm 2023, họ đã cố gắng hối lộ một đặc vụ liên bang nằm vùng làm quan chức thuế của Hoa Kỳ, để thực hiện một vụ kiện nhằm tước bỏ tình trạng được miễn thuế của các thực thể Hoa Kỳ do các học viên Pháp Luân Công điều hành.

Công tố viên Damian Williams cho biết, việc thao túng và lợi dụng cơ quan của Chính phủ Hoa Kỳ, để đạt được các mục tiêu chuyên chế của Chính phủ Trung Quốc vừa diễn ra âm thầm vừa khiến người ta phải ghê sợ. Văn phòng của ông sẽ tích cực làm việc để ngăn chặn sự xâm nhập ác ý của nước ngoài.

(5) Ngày 18/6, Thống đốc bang Texas Greg Abbott đã ký một dự luật lưỡng đảng: Từ ngày 1/9, tại Texas, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm y tế sẽ bị cấm sử dụng nội tạng từ Trung Quốc, hoặc từ bất kỳ quốc gia nào khác được biết là có tiến hành thu hoạch nội tạng sống

Dân biểu Cộng hòa Tom Oliverson, một trong những người khởi xướng chính của dự luật, ca ngợi ông Abbott vì đã biến Texas trở thành bang đầu tiên có lập trường mạnh mẽ chống lại hành vi cưỡng bức hiến tạng vô đạo đức ở Trung Quốc.

Ông Oliverson cho biết, việc ngăn chặn các công ty bảo hiểm y tế tài trợ cho việc cấy ghép tạng Trung Quốc là chìa khóa để cắt đứt hoạt động du lịch ghép tạng không tự nguyện này.

Phẫu thuật cấy ghép nội tạng đắt đỏ đến mức đại đa số người Mỹ phải dựa vào bảo hiểm y tế mới có thể chi trả. Nếu tất cả 50 bang đều cấm, thì về cơ bản sẽ không có một đồng đô la Mỹ nào chảy vào các bệnh viện Trung Quốc liên quan đến việc buôn bán nội tạng, và họ sẽ không thể thanh toán các khoản chi phí.

Ông Oliverson muốn thấy luật này được thông qua ở tất cả 50 bang. Đây là mục tiêu cuối cùng của ông – đoàn kết tất cả người Mỹ chống lại tệ nạn này. Bằng việc thông qua luật này, Hoa Kỳ đang gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Bắc Kinh rằng mọi sinh mạng đều quý giá và xứng đáng được bảo vệ.

(6) Ngày 28/6, trang web của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ đã công bố “Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công” (H.R. 4132) do Dân biểu Scott Perry đề xuất.

Dự luật sẽ yêu cầu Tổng thống áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những công dân nước ngoài hỗ trợ buôn bán nội tạng ở Trung Quốc, và yêu cầu Bộ Ngoại giao báo cáo việc buôn bán đó trước Quốc hội.

Ông Perry chỉ ra rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ là “cuộc diệt chủng” dựa trên một hệ thống tín ngưỡng cụ thể. Nạn thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc tài trợ rất tàn nhẫn và Hoa Kỳ phải đi đầu trong việc chấm dứt hoạt động này.

Các học viên Pháp Luân Công đã phản bức hại và giảng chân tướng trong suốt 24 năm, giúp cộng đồng quốc tế và người dân thuộc mọi chủng tộc nhận thức rõ hơn rằng con người cần “Chân – Thiện – Nhẫn” và Pháp Luân Công là của toàn thế giới.

Điều này được phản ánh ở Hoa Kỳ qua sự hiểu biết của người dân về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ ngày càng sâu sắc hơn. Thái độ của họ ngày càng rõ ràng hơn, và các biện pháp đối phó cũng ngày càng mạnh mẽ hơn.

Những biểu hiện này của Hoa Kỳ thể hiện sự đồng thuận của xã hội dòng chính quốc tế và hướng đi của thời đại. Trong làn sóng phản đối và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ trên toàn thế giới, ĐCSTQ sẽ tự chôn mình nếu vẫn tiếp tục làm chuyện bất nghĩa.

Vương Hách
(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Epoch Times.)