Ngày 27/1, ông Trần Tĩnh Du, chuyên gia cấy ghép phổi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện liên kết số 2 của Trường Y Đại học Chiết Giang, tiết lộ trên Weibo: Năm 2023, ông đã thực hiện 370 ca phẫu thuật ghép phổi ở Vô Tích và Hàng Châu. Vậy những lá phổi này đến từ đâu?

LBD8101 killing prisoners falun gong banner parade new york april 1200x800 1
Ngày 13/5/2022, học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc diễu hành ở New York để vạch trần cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ. (Ảnh: Larry Dye / Epoch Times)

Một năm là 365 ngày. Chỉ riêng ở Vô Tích và Hàng Châu, ông Trần Tĩnh Du đã thực hiện 370 ca ghép phổi, tức trung bình ông thực hiện hơn một ca mỗi ngày. Cộng với những ca ghép phổi ông thực hiện ở các vùng khác trên cả nước, con số chắc hẳn còn cao hơn.

Ông Trần Tĩnh Du cho biết trên Weibo: Năm 2015, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ việc hiến tạng nhân ái cho những người có bệnh nhân chết não. “Nội tạng do những công dân được chăm sóc chết não hiến tặng” đã trở thành “nguồn nội tạng duy nhất” để cấy ghép của nước này.

Theo các chuyên gia y tế, “chết tim và não” “chết não” không giống nhau.

Những người “chết não” vẫn có thể dựa vào máy thở để duy trì hô hấp và nhịp tim sau khi mất toàn bộ chức năng não và ngừng thở tự nhiên. Thậm chí, phụ nữ mang thai bị “chết não” vẫn có thể tiếp tục mang thai cho đến khi thai nhi chào đời. Vì vậy, dưới góc độ ghép tạng, người hiến “chết não” vẫn là một cơ thể sống.

Ngoài các triệu chứng chết tim-não (mất phản xạ thần kinh, ngừng thở và ngừng tim), người hiến “chết tim và não” không thể duy trì nhịp thở và nhịp tim một cách nhân tạo và đã chết theo mọi định nghĩa.

Khi nói về nguồn gốc nội tạng cấy ghép, ông Trần Tĩnh Du luôn nói về “sự hiến tặng nhân ái của người chết não”.

Đầu tiên, ông Trần Tĩnh Du thay thế khái niệm “chết tim và não” bằng “chết não”, chứng tỏ ông thực sự đã sử dụng nội tạng thu hoạch từ người sống. Điều này là bất hợp pháp.

Cách giải thích tư pháp trong Điều 232 “Luật Hình sự” của Trung Quốc cho thấy: “Liên quan đến tiêu chuẩn của cái chết, một tiêu chuẩn toàn diện được áp dụng theo truyền thống, là ngừng thở tự phát, ngừng đập tim và ngừng chức năng phản xạ đồng tử”. Đây là tiêu chuẩn “chết tim và não” nói ở trên, chứ không phải là “chết não”.

Thứ 2, “sự hiến tặng nhân ái” mà ông Trần Tĩnh Du nhắc tới cũng rất đáng nghi, vì số lượng ca phẫu thuật của ông rất lớn. Chỉ riêng ở Vô Tích và Hàng Châu, đã có hơn một ca mỗi ngày, mà một năm có 365 ngày. Trong khi đó, số người hiến tạng tự nguyện ở Trung Quốc có hạn, nên việc ghép tạng thành công là rất khó khăn.

Theo báo cáo của “Thời báo Y tế” của Trung Quốc Đại Lục, trong số các ca ghép tạng nội tạng, ghép phổi là khó nhất, đòi hỏi sự tương thích cao nhất giữa người cho và người nhận.

Xác suất trùng khớp hoàn toàn về HLA (kháng nguyên bạch cầu ở người) giữa người hiến tạng và người nhận là rất thấp, dao động từ 25% – 50% đối với người thân trực tiếp, và từ 1/1.000 –  1/30.000 người giữa những người không có quan hệ huyết thống. Riêng 370 ca phẫu thuật do ông Trần Tĩnh Du thực hiện đã cần ít nhất 370.000 người chết não để cung cấp các nhu cầu phù hợp.

Theo lẽ thường, về cơ bản điều này không thể xảy ra. Thứ nhất, số người chết não không nhiều. Thứ hai, việc ghép thành công lại càng khó khăn hơn. Thứ ba, cách thức lấy được phổi để cấy ghép của ông bị nghi ngờ là tội giết người.

Trong bản “Tiêu chuẩn và hướng dẫn thu nhận, vận chuyển nguồn cấp tạng cấy ghép phổi của Trung Quốc” do ông Trần Tĩnh Du chủ biên quy định chi tiết phương pháp lấy phổi của người hiến tạng, đó là lấy tim và phổi của người hiến tặng cùng một lúc, sau đó tách tim và phổi ra.

Trên thực tế, người “chết não” vẫn chưa chết. Thậm chí họ còn có thể thụ thai và sinh ra bào thai. Vậy thì việc ông Trần Tĩnh Du xác định phẫu thuật cắt bỏ tim và phổi đồng thời trên “người chết não” để lấy phổi cấy ghép, sẽ khiến những người “chết não” này chết hoàn toàn.

Cách nói “nội tạng được những công dân nhân ái hiến tặng sau khi chết não” của ông Trần Tĩnh Du có vấn đề nghiêm trọng, vậy thì số lượng phổi mà ông cấy ghép đến từ đâu?

Ngày 5/11/2013, “Phoenix Weekly” (Tuần báo Phượng Hoàng) của Hồng Kông đã đăng một báo cáo dài có tên “Câu chuyện mờ ám về buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc”.

Nội dung có đoạn: “Do thời gian cấy ghép nội tạng ngắn và khó khăn trong việc ghép tạng, bệnh nhân trên toàn thế giới phải chờ đợi nội tạng trong vài năm. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ (www.organdonor.gov), thời gian chờ đợi trung bình cho một ca cấy ghép nội tạng ở Hoa Kỳ là 1.121 ngày đối với thận, 796 ngày đối với gan, 230 ngày đối với tim, 1.068 ngày đối với phổi và 501 ngày đối với tuyến tụy.  

Tình hình trong cộng đồng cấy ghép tạng Trung Quốc trước năm 2000 cũng như vậy. Tuy nhiên, sau năm 2000, đặc biệt là trong 4 năm từ 2003 – 2006, số lượng ca cấy ghép ở Trung Quốc Đại Lục tăng trưởng khủng khiếp như đám mây hình nấm. Nhờ có đủ nguồn nội tạng nên thời gian chờ đợi đã được rút ngắn rất nhiều.”

“Dựa trên phân tích các hiện tượng kỳ lạ trên thị trường nội tạng Đại Lục, các chuyên gia y tế quốc tế cho rằng phải có một ngân hàng nội tạng người ngầm khổng lồ, thậm chí là ngân hàng nội tạng sống ở Đại Lục. Tức là phải có những người cung cấp nội tạng sống đã được xét nghiệm nhóm máu và chuẩn bị trước các hồ sơ thông tin liên quan.

Sau khi nắm được ‘nhu cầu’ nội tạng trên thị trường, những người cung cấp nội tạng sống này sẽ được gửi đến ‘bệnh viện’ (lò mổ). Chỉ bằng cách này mới có thể đảm bảo được thời gian chờ đợi cực ngắn ‘theo yêu cầu’ trên thị trường nội tạng.”

“Ngân hàng nội tạng sống” được đề cập trong bài viết “Phoenix Weekly” có thể là nguồn cung cấp phổi cấy ghép quan trọng cho ông Trần Tĩnh Du.

Nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ lần đầu tiên bị vạch trần ở Hoa Kỳ vào năm 2006.

Kể từ đó, các luật sư nhân quyền, chuyên gia và học giả ở nước ngoài, tổ chức bác sĩ phản đối việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, Trung tâm Nghiên cứu Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng của ĐCSTQ, Tổ chức Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản và Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (viết tắt là WOIPFG) đã có nhiều cuộc điều tra độc lập về vấn đề này.

Theo báo cáo khảo sát của hai ông David Matas, David Kilgour và chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Ethan Gutmann, số lượng ca ghép tạng mỗi năm ở Trung Quốc khoảng từ 60.000 – 100.000 ca. Từ năm 2000 – 2016, có khoảng 1,5 triệu ca. Nguồn chính nội tạng là các học viên của môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Công với đức tin “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Tòa án Nhân dân Độc lập của Vương quốc Anh và các tổ chức quốc tế khác cũng kết luận, hoạt động thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ không chỉ tồn tại một cách khách quan, mà hiện vẫn chưa dừng lại.

Ngày 17/7/2023, WOIPFG đã công bố lời khai của một nạn nhân bị thu hoạch nội tạng sống. Cô đã kể lại trải nghiệm bị thu hoạch nội tạng của chính bản thân mình trước khi chết. Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ, lời khai của cô đã được quay video và báo cáo cho WOIPFG.

Nạn nhân có tên Trương Tú Cầm, nữ, 46 tuổi. Thời điểm cô bị mổ lấy nội tạng là ngày 28/4/2019, tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện 211 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, số 45 đường Học Phủ, quận Nam Cương, Cáp Nhĩ Tân. Cô mất vào ngày 29/4/2019.

Theo đánh giá từ nhiều cuộc điều tra khác nhau, có thể ĐCSTQ đã thành lập một ngân hàng nội tạng sống, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ bất hợp pháp.

Trong tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn của ĐCSTQ, nhiều bác sĩ đã trở thành đồng phạm của ĐCSTQ, ông Trần Tĩnh Du cũng có thể là một người trong số đó.

Hiện nay, tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở các học viên Pháp Luân Công, mà còn mở rộng đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Tây Tạng, học sinh cấp hai, sinh viên đại học, người vô gia cư…

Theo báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc, từ cuối năm 2017, cảnh sát Trung Quốc đã bắt đầu thu thập dữ liệu Y-STR trên quy mô lớn từ các công dân nam. Đây là chuỗi DNA đặc biệt trên nhiễm sắc thể Y của nam giới.

Từ cuối năm 2017 – 4/2020, cảnh sát Trung Quốc đã lấy mẫu tại hơn 100 thành phố thuộc 22 quận hành chính. Có bằng chứng cho thấy, việc lấy mẫu máu của các bé trai mẫu giáo vẫn tiếp diễn ở một số nơi ngay trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Chỉ cần thu thập 5% – 10% mẫu Y-STR nam trên toàn quốc, DNA của nam giới của toàn Trung Quốc có thể được bao phủ. Đây là cơ sở dữ liệu DNA Y-STR nam quốc gia mà ĐCSTQ đang xây dựng. Ngay từ năm 2016, chính quyền ĐCSTQ đã tuyên bố sở hữu ngân hàng gen quốc gia lớn nhất thế giới.

Ngày 24/1, nhà bình luận chính trị Đường Tịnh Viễn (Jingyuan Tang), nói với Epoch Times rằng ĐCSTQ giết người theo nhu cầu.

Ông nói: “Trên thị trường cấy ghép nội tạng chợ đen khổng lồ, có rất nhiều người bị ĐCSTQ nhắm đến thông qua nhiều công nghệ sinh học khác nhau. Sau đó họ sử dụng những phương pháp khác nhau để thu hoạch nội tạng từ người còn sống này. Đây là một hành động giết người của chính phủ.”

Bình Minh (t/h), theo Vương Hữu Quần