Mới đây, một bài đăng trên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận, tiêu đề bài viết là “Hồng Kông là một nhà thương điên lớn”. Bài đăng liệt kê một số dòng chữ “quảng cáo đường phố” Hồng Kông, những dòng chữ bộc lộ cảm giác buông xuôi, bi quan chán đời và tuyệt vọng của thế giới, dường như phản ánh nội tâm của người dân Hồng Kông – cách họ đấu tranh và đấu tranh trong một xã hội ngày càng lệch khỏi logic thông thường, đó là làm thế nào để giãy giụa và tự an ủi.

p3448891a589813446
Có một dòng “quảng cáo đường phố” ở Hồng Kông viết: “Thế giới này có rất nhiều người điên, tôi là một trong số đó. Tôi tạm thời rất hạnh phúc, vì đã buông bỏ được nỗi ám ảnh về sự bình thường.” (Ảnh tổng hợp)

Trên thực tế, Hồng Kông bắt đầu trở nên bất thường sau khi được trao trả chủ quyền cho Trung Quốc Đại Lục vào năm 1997. Nhưng vào thời điểm đó, những người có vấn đề về tinh thần được coi là thiểu số ở Hồng Kông, họ thỉnh thoảng nói ra những lời nói dối và lừa dối dài dòng viển vông, nhưng nhanh chóng bị vạch trần, chỉ trích, chế giễu, rồi chìm trong tiếng ồn ào của những chỉ trích công khai. Chân lý, công bằng chính nghĩa lại trở lại với xã hội, và mọi người có thể tiếp tục cuộc sống bình thường của mình.

Sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông vào tháng 7/2020, Hồng Kông càng trở nên bất thường hơn. Những người có vấn đề về tâm thần lên nắm quyền và trở thành hạt nhân của chính quyền Hồng Kông. Cả xã hội tràn ngập những lời nói điên rồ, giống như sự tái hiện “1984” (tên một cuốn sách) của của Orwell : Bộ Sung túc, chịu trách nhiệm về các vấn đề kinh tế, thực tế đã tăng thuế và tạo ra nghèo đói; Bộ Hữu nghị, chịu trách nhiệm về luật pháp và trật tự, thực tế đã ban hành những luật lệ khắc nghiệt; Bộ Chân lý, chịu trách nhiệm về hệ tư tưởng, công việc cốt lõi của nó là sử dụng các phương thức khác nhau như tin tức, giải trí, giáo dục, nghệ thuật để lan truyền những lời nói dối và tẩy não.

Ngược lại, sự thật không được công khai, phổ biến, nếu không sẽ bị buộc tội kích động hận thù, có ý định lật đổ chính quyền, sau đó là việc bắt bớ, giam giữ, ra tòa, xét xử, bỏ tù từ 3 – 5 năm đã trở nên phổ biến.

Xã hội bình thường, tự do và sôi động trước đây bỗng trở nên đảo lộn trắng đen và thiếu sức sống, tin rằng nhiều người dân Hồng Kông không biết phải làm gì và đã trở nên chán nản, thất vọng, tuyệt vọng, buồn chán, lo lắng, đau thương, trong lòng luôn có nỗi đau dai dẳng không nguôi.

Chứng kiến ​​một nhóm hề biểu diễn kỳ lạ trên sân khấu (chỉ các quan chức chính phủ) hàng ngày và gây ra sự tàn phá nhưng không thể làm gì được, một số người dân đã dùng đến “viết chữ đường phố” để viết một số từ mang tính chất chơi chữ lên những nơi như tường, cột đèn, hộp điện, v.v, ở ven đường, người có thể đọc hiểu được thì nhìn một cái liền hiểu, người đọc mà không hiểu được thì không bao giờ có thể hiểu được. Nó có thể được coi là một cách biểu đạt khác sau khi Luật An ninh Quốc gia được thực thi.

Phổ biến nhất là “Thấy hoàn toàn kiệt sức liền run”, có nghĩa là mệt rồi thì hãy nghỉ ngơi. Có lẽ người sáng tạo đã động viên bản thân và cũng động viên những người đi đường khác, đừng quá ám ảnh với việc “khôi phục Hồng Kông”, vì thói đời đã là như thế này, chi bằng hãy buông lỏng, nhân cơ hội để nghỉ ngơi một chút. Ở một mức độ nào đó, nó cũng hô ứng với cách nói “hãy giữ vững thân thể có ích này để chiến đấu lâu dài với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Mới đây, cư dân mạng Thomas Wong đã đăng bài viết về “viết chữ đường phố” cùng với những bức ảnh lên mạng xã hội, nội dung bức ảnh chẳng hạn như:

“Khi vượt qua biển thì chính là thần tiên, năm 2024 làm điên rồ hơn nữa.”

“Chuyên tâm làm một người điên, cuộc sống sẽ tốt hơn.”

“Bệnh tâm thần là món quà tốt nhất mà Chúa ban cho nhân loại.”

“Thế giới đang trở lại bình thường, nhưng ngược lại không bình thường chút nào.” 

Hầu hết các từ xuất hiện trong đó đều liên quan đến tinh thần: chẳng hạn như bệnh động kinh, tâm thần phân liệt và bệnh tâm thần.

Vì vậy, tiêu đề của bài viết này có tên là “Hồng Kông là một nhà thương điên lớn”.

p3448881a543604240 ss
“Dù là trời nắng, trời âm u, trời mưa, qua được biển thì chính là thần tiên, năm 2024 làm điên rồ hơn nữa” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)
p3448882a669775106 ss
“Có bạn từ xa đến không vui sao được, bạn nghèo mà lại còn từ xa đến, thông thường không phải kẻ gian thì cũng là kẻ cướp” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)
p3448884a67843264 ss
“Một thế giới có rất nhiều người điên, tôi là một trong số đó. Tôi tạm thời rất hạnh phúc, vì đã buông bỏ được nỗi ám ảnh về sự bình thường.” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)
p3448883a346058440 ss
“Áp lực sẽ biến thành động lực, thế còn biến thành hồ sơ bệnh thì sao, đồ ngốc!?” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)
w1200
“Chuyên tâm làm một người điên, cuộc sống sẽ tốt hơn.” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)
w1200 1
“Bệnh tâm thần là món quà tốt nhất mà Chúa ban cho nhân loại.” (Ảnh: IG@hkurbanrecord)

Bài viết nói rằng có nhiều từ khác nhau, một số rất giả tạo, một số khiến người khác tỉnh ngộ, cũng có rất nhiều chỉ đơn giản là trút giận, một số người mô tả đây là “văn học điên rồ”. Nhiều người Hồng Kông tán thưởng loại thư pháp đường phố này, hơn nữa chỉ có đặt trong bối cảnh tiếng Quảng Đông thì cảm xúc của những dòng chữ này mới càng mạnh mẽ hơn.

“Nằm ườn mặc kệ” đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc Đại Lục trong những năm gần đây, trên thực tế, nó cũng phổ biến ở Hồng Kông. Vì vậy, tỷ lệ sinh của Hồng Kông đã đứng cuối thế giới trong nhiều năm liên tiếp. Năm 2022, chỉ có 701 trẻ sơ sinh trên 1.000 phụ nữ Hồng Kông, tức là 0,7 trẻ trên một phụ nữ, lập mức thấp kỷ lục. Giới trẻ Hồng Kông cũng thể hiện qua hành động: Chúng tôi là thế hệ cuối cùng, xin cảm ơn!

“Nằm ườn thực ra không phải là vấn đề gì to tát… Bởi vì trước áp lực cuộc sống, chế độ bất công và suy thoái kinh tế”, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nằm ườn.

Nếu không nằm ườn, thì còn lựa chọn gì? Đó chính là phát điên!

Bài đăng mô tả trạng thái điên loạn như thế này: “Phát điên là một trạng thái tinh thần cao hơn việc chỉ nằm ườn. Khi bạn từ bỏ mọi ràng buộc trần tục và toàn tâm toàn ý trở nên điên loạn, không gì trên thế giới có thể làm khó bạn. ‘Phóng lãng hình hài’ mà Vương Hy Chi viết trong ‘Lan Đình Tập Tự’ chính là trạng thái này.”

Vì vậy, “văn học điên rồ” có lẽ có thể trở thành văn học chính thống. “Mặc dù nó có thể không có ý nghĩa gì lớn lao, nhưng trong xã hội ngột ngạt này, nó đủ để khiến mọi người mỉm cười sau khi đọc nó, thế là đủ rồi.”

Tài khoản IG “Quan sát đường phố Hồng Kông” (@hkurbanrecord) đã ghi lại nhiều “sáng tác đường phố”, chẳng hạn như:

“Thế giới này có rất nhiều người điên, tôi là một trong số đó. Tôi tạm thời rất hạnh phúc, vì đã buông bỏ được nỗi ám ảnh về sự bình thường.”

“Trời sinh như thế nào không quan trọng, điều quan trọng là bạn bắt đầu thay đổi.”

“Tôi muốn được nhìn thấy tận cùng của nỗi đau của mình, và có thể chống chọi được vào ngày mai, tôi muốn gặp gỡ mọi người qua đường để không còn phải chiến đấu một mình nữa.”

“Tôi cũng chỉ muốn quay về hang động của mình, không bao giờ muốn tùy tiện tin tưởng con người lần nữa.”

“Tôi thà bị xã hội trách móc, cũng không muốn phải mắc nợ suốt đời”.

“Điều tôi sợ nhất không phải là mất tự do, mà là sợ có người vui vẻ sẵn sàng chấp nhận [mất tự do]”.

“Thế giới không có định mệnh.”

“Tìm kiếm ánh sáng trong bóng tối.”

“Có rất nhiều thứ không thể trốn thoát được.”

“Tôi đã không hạnh phúc kể từ khi tôi bước sang tuổi 20.”

“Sinh ra làm con người, tất cả chúng ta đều được định nghĩa bởi điều gì là bình thường và điều gì là bất thường.”

Ngoài ra còn có một số cách diễn đạt “sáng tác đường phố” bằng tiếng Anh:

“It’s okay to be sad, it’s okay to lose your mind. Life is not childhood fantasy, sometimes it appears to have no mercy.” (“Có thể buồn, có thể phát điên, cuộc sống không phải là mộng ảo tuổi thơ, cuộc sống đôi khi rất tàn khốc.)

“Can I cry now?” (“Bây giờ tôi có thể khóc được không?”)

Một số người nói rằng Hồng Kông đã không còn là một nơi bình thường và đã trở thành một nhà thương điên lớn. Trong trại tâm thần, mọi thứ bất thường đều trở nên bình thường. Vậy ai đã khiến Hồng Kông suy thoái đến thế này?

Tôi không thể không nghĩ đến bài phát biểu quan trọng của ông Tập Cận Bình tại lễ nhậm chức Đặc khu trưởng ngày 1/7/2022. Nó có thể được coi là một tuyên bố tiêu biểu cho “mở to mắt nói khoác” về “sự chính xác”. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh công dân Hồng Kông vẫn có quyền tự do, pháp trị, dân chủ và nhân quyền; ông nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện “một quốc gia hai chế độ”, đồng thời phải tăng cường quản lý toàn diện của chính quyền trung ương đối với Hồng Kông.

Ông ta không chỉ muốn Hồng Kông duy trì vị thế là trung tâm tài chính quốc tế mà còn muốn Hồng Kông tăng cường an ninh quốc gia, muốn đánh đuổi các thế lực nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài vào Hồng Kông… Những phát biểu của ông ta đầy mâu thuẫn và đầy dối trá … Có lẽ chỉ trong ngữ cảnh Đảng Cộng sản mới có thể nói được điều này, chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của Tập Cận Bình.

Vì vậy, người dân Hồng Kông khó có thể không phát điên nếu hàng ngày phải sống trong môi trường mất trí và áp lực cao như vậy!

Lý Tử Nhâm

(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)