Ngày 9/9 đánh dấu kỷ niệm 47 năm ngày mất của cố lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Mao Trạch Đông. Truyền thông Đảng gọi ông là “vĩ nhân của một thế hệ”. Chính quyền đã sản xuất hoặc chuẩn bị dựng một số bộ phim điện ảnh và phim truyền hình để kỷ niệm sự kiện này.

p3218772a441335565
Di thể Mao Trạch Đông. (Ảnh: Getty Images)

Một số nhà quan sát chỉ ra rằng ngày nay ở thế kỷ 21, truyền thông Chính phủ Trung Quốc vẫn đề cao một tên tên bạo chúa được nhiều người Trung Quốc mô tả là “tội ác không thể tả xiết”.

Do đó việc ca ngợi một tên bạo chúa đã phát động vô số chiến dịch đàn áp nhân dân, tàn sát chính người dân của mình dưới danh nghĩa “đấu tranh giai cấp”, phát động “Đại nhảy vọt” gây ra nạn đói kéo dài 3 năm, khiến hàng chục triệu người chết đói, và phát động “Cách mạng Văn hóa”, đẩy Trung Quốc đến bờ vực sụp đổ, thực sự là một hiện tượng phi lý khó giải thích.

Ngày 9/9, Nhân dân Nhật báo, cơ quan truyền thông của ĐCSTQ, đã đăng một bài viết trên tài khoản weibo của mình, mô tả Mao Trạch Đông là “Nhà yêu nước vĩ đại và anh hùng dân tộc của Trung Quốc trong thời hiện đại, một vĩ nhân đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc thay đổi hoàn toàn vận mệnh của chính mình và bộ mặt của đất nước.”

Để kỷ niệm ngày mất của Mao Trạch Đông, theo nhiều báo cáo, tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã có ít nhất 3 phim truyền hình dài tập, gồm “Hướng Quang Minh” (Hướng tới quang minh), “Côn Bằng đạp sóng” (cá Côn và chim Bằng khổng lồ trong truyền thuyết đạp sóng), “Vấn Thương Mang” (Hỏi Trời xanh) và phim điện ảnh “Xuất phát”.

Tổng cộng có 4 bộ phim điện ảnh và truyền hình đang trong giai đoạn họp báo đưa tin, quay phim và hoàn thiện.

Tờ The Paper đưa tin “Hướng Quang Minh” được xếp vào danh sách “Phim tuyên truyền trọng điểm” “Phim truyền hình về các cuộc cách mạng lớn của đất nước và các chủ đề lịch sử lớn”.

Toàn bộ bộ phim có chủ đề “thực tiễn vĩ đại của hệ thống hợp tác đa đảng và tham vấn chính trị dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ”, dựa trên chủ đề chính là “câu chuyện thi nhạc hài hòa và giao thoa mật thiết” giữa nhà thơ Liễu Á Tử (Liu Yazi) và Mao Trạch Đông.

Mao Trạch Đông phát động Cách mạng Văn hóa, đẩy vô số người dân Trung Quốc, trong đó có một lượng lớn cán bộ ĐCSTQ bị ông ta xếp vào danh sách những “kẻ đi theo tư bản”, vào một thảm họa vô cùng bi thảm.

Vài tuần sau khi Mao qua đời, giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã phát động một “cuộc đảo chính cung đình”, nhằm lật đổ sự cai trị của bè lũ tay chân của Mao vào mùa thu năm 1976, bỏ tù “Bè lũ 4 tên” trong đó có vợ của Mao là Giang Thanh.

Cách mạng Văn hóa khiến vô số người gặp đại nạn. Các tài liệu quan trọng của ĐCSTQ còn gọi Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”. Sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa lẽ ra là cơ hội tốt nhất để thanh trừng tội ác của Mao Trạch Đông.

Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của ĐCSTQ tin rằng nếu tiếp tục thanh lý sẽ làm rung chuyển sự thống trị của ĐCSTQ, nên viện cớ “7 phần công lao 3 phần lầm lỗi” để biện minh cho Mao.

Bằng cách này, không giống như việc Đức thanh lý triệt để tội ác của trùm phát xít Hitler sau chiến tranh, khiến Hitler chịu tiếng ô nhục suốt hàng ngàn năm, tội ác của Mao lại không bị trừng phạt.

CNA của Đài Loan đưa tin và phân tích rằng từ đó, chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã coi Mao Trạch Đông là “thần bài”, tuy không cho phép người khác miệt thị, nhưng cũng không khuyến khích việc sùng bái quá mức.

Sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã đánh đồng “30 năm đầu” cầm quyền của Mao Trạch Đông với “30 năm sau” kể từ thời “cải cách và mở cửa” đến nay. Điều này bị cáo buộc là đang đổi trắng thay đen, công tội bất phân. Nhiều cách làm của ông Tập cũng được ngoại giới coi là học hỏi Mao, và bị đặt lên bàn cân so sánh với Mao Trạch Đông.

Một số học giả và các nhà dân chủ ở nước ngoài tin rằng việc nhận diện rõ, và vạch trần triệt để tội ác của Mao là điều cốt yếu để người dân Trung Quốc phân biệt thiện ác, đúng sai.

Nhân dịp sinh nhật Mao, ông Hồ Bình, biên tập viên danh dự của phong trào dân chủ tại Bắc Kinh “Mùa xuân Bắc Kinh” nhắc lại rằng: “Kết luận Mao Trạch Đông là bạo chúa không thể thay đổi”.

Ông đăng lại một bài báo cũ cùng tên trên Twitter, trong đó viết: “Ngay từ khi Mao Trạch Đông phát động ‘Đại nhảy vọt” khiến ít nhất 30 triệu người Trung Quốc chết đói, ông ấy đã biến mình thành một trong những người những tên bạo chúa khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Mao Trạch Đông đã phạm phải nhiều tội ác. Dẫu không có thảm họa Cách mạng Văn hóa, thì ông ta cũng đã mang danh là một trong những tên bạo chúa khét tiếng nhất trong lịch sử. Cộng thêm tội ác lớn của Cách mạng Văn hóa chỉ khiến ông ta tiến thêm vài bước trong danh sách những tên bạo chúa khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại. Việc xác định ông ta là một tên bạo chúa đã được khẳng định từ lâu.

Tạm thời chưa nhắc đến một số tội ác tày trời mà ông ta đã phạm trước đó, như đàn áp những người phản cách mạng, thì chính Mao Trạch Đông đã nói rằng chiến dịch đàn áp mà ông ta phát động còn nặng nề hơn việc Tần Thủy Hoàng “đốt sách, chôn Nho” (chôn sống các nhà Nho) gấp trăm lần.

Ngoài ra, còn có phong trào cải cách ruộng đất đẫm máu, và việc cưỡng bức chuyển đổi công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa “3 phía dựng kho máy móc, chỉ được đi một hướng”, xóa sổ cả một thế hệ tinh hoa kinh tế, hay phong trào chống cánh hữu, v.v..”

Chân dung của Mao vẫn được treo trên Tháp Cổng Thiên An Môn, di thể của Mao vẫn được lưu giữ tại Nhà tưởng niệm ở Quảng trường Thiên An Môn. Mở đầu cuốn du ký về Trung Quốc xuất bản năm 1986, nhà báo người Ý Tiziano Terzani viết: “Ở trung tâm của Trung Quốc có một xác chết, và không ai dám mang nó đi”.

Một số cư dân mạng cho rằng, bóng ma Mao vẫn còn quanh quẩn trên mảnh đất đau khổ này, chỉ khi diệt trừ hoàn toàn bóng ma ấy thì đất nước Trung Hoa mới có thể tiến lên.

Andrew
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, được đăng trên Vision Times.)

  • Mời quý vị xem thêm video: Trung Quốc đã ‘phát điên’ vì trái xoài của Mao Chủ Tịch như thế nào?