Ông Uông Dương từng hình dung mối quan hệ Mỹ – Trung giống như mối quan hệ vợ chồng, trong anh có tôi, trong tôi có anh, dù là có bất đồng nhưng cũng là ‘đầu giường cãi nhau cuối giường hòa’. Trong nhiệm kỳ của ông Trump, mối quan hệ Mỹ – Trung dần đi xuống đáy do ông Tập Cận Bình khăng khăng làm theo ý mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối địch với thế giới, và Mỹ chính là kẻ địch lớn nhất của họ. Vốn cho rằng kịch bản tiếp tục phát triển theo hướng kết cục cắt đứt quan hệ, nhưng quan hệ Mỹ – Trung có thể một lần nữa hòa hoãn do chuyến thăm Trung Quốc của đặc sứ John Kerry của ông Biden. 

unnamed
Joe Biden và Tập Cận Bình (Ảnh: china-embassy.org)

Theo truyền thông tiết lộ, Đặc sứ vấn đề khí hậu của Mỹ, ông John Kerry đã đến Thượng Hải vào thứ Tư (ngày 14/4), hội kiến với Đặc sứ vấn đề biến đổi khí hậu Trung Quốc Giải Chấn Hoa, đồng thời sẽ có một cuộc họp truyền hình với một lãnh đạo cấp cao phụ trách vấn đề kinh tế và biến đổi khí hậu. Vị lãnh đạo này có thể là Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Hàn Chính, một trong những thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ. 

Ông Hàn Chính quản lý vấn đề kinh tế trong nước, nếu trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, ông Kerry thực sự đối thoại với ông Hàn Chính, điều này sẽ đánh dấu rằng Mỹ – Trung sẽ tìm kiếm điểm đột phá trong vấn đề kinh tế trước, từ đó hòa giải xung đột kịch liệt trong vấn đề ngoại giao và quân sự. Giống như hai người cãi nhau, cả hai đều không qua lại với nhau, người giơ ra cành ô liu trước sẽ có tỷ lệ lớn trở thành người thua. Nếu mục đích chuyến đi này của ông Kerry không đơn thuần chỉ giới hạn trong vấn đề khí hậu, với tư cách là đặc sứ của ông Biden tiến hành thăm dò chính sách của Trung Quốc, vậy thì hành động này của Mỹ không khác gì ‘mình làm người hưởng’. 

Vì sao ông Biden lại lựa chọn bàn về vấn đề khí hậu với Trung Quốc vào lúc này. Cần biết rằng quốc gia ô nhiễm số một thế giới như Trung Quốc chưa bao giờ coi “Thỏa thuận khí hậu Paris” là gì, càng không chấp hành nghiêm túc nội dung của thỏa thuận. Lấy Bắc Kinh làm ví dụ, khói bụi nghiêm trọng cũng sẽ bao trùm đến Trung Nam Hải, lãnh đạo hạt nhân của ĐCSTQ cũng có thể thỉnh thoảng thể nghiệm được nỗi khổ của khó thở, cái gọi là vấn đề hàng đầu, dù nhỏ cũng là chuyện lớn, nếu các thường ủy thực sự coi trọng, thì không cần ông Kerry đến Trung Quốc nói chuyện, một câu của ông Tập Cận Bình thì Bắc Kinh ngày nào cũng sẽ có “APEC xanh”, vấn đề ô nhiễm của Trung Quốc chắc chắn có thể được giải quyết. 

Cuối cùng đối với ô nhiễm không khí nghiêm trọng, Trung ương ĐCSTQ căn bản không coi ra gì, chuyến đi lần này của ông Kerry hoàn toàn là có trạng thái cầu người, phía ĐCSTQ càng không thể dễ dàng bỏ qua cho ông Kerry, chắc chắn lại là một lần “ra giá cao”. Ngay cả khi ông Kerry cuối cùng sẽ ký kết thỏa thuận với Trung Quốc, thì việc ĐCSTQ có chấp hành thỏa thuận hay không lại là một việc khác,  đến lúc đó Mỹ lại bị dắt mũi đi. 

Việc ông Biden lên nắm quyền vốn đã có nhiều tranh cãi, con trai Hunter của ông lại có lợi ích cực lớn ở Trung Quốc, nói khó nghe một chút chính là ĐCSTQ tóm lấy chỗ yếu của con trai ông Biden để lấy đó kìm kẹp ông. Ẩn hoạn lớn trước đó chưa giải quyết rõ ràng, ông Biden lại đưa dao cho ông Tập Cận Bình, đây chẳng phải là đưa cổ ra cho người ta cứa sao. 

Xét tới xét lui, cách làm của ông Biden đều không phải là khôn ngoan, vậy vì sao ông Biden lại còn phải ôm chặt vấn đề khí hậu, nhất định phải nói chuyện với ĐCSTQ? Nói trắng ra chính là 2 điểm: Một là cái mà cánh tả gọi là ‘đúng đắn chính trị’, cần biết rằng phe cánh tả vẫn làm ồn ào về vấn đề khí hậu, nhưng bản thân vấn đề khí hậu lại không cách nào vượt qua được hai ngọn núi lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. ĐCSTQ muốn thông qua thỏa thuận khí hậu để kiềm chế Âu Mỹ phát triển, bản thân mình nhân cơ hội để phát triển lớn; Ấn Độ cơ bản không cách nào xử lý vấn đề ô nhiễm do cơ sở yếu kém. Vì đúng đắn chính trị, nên phe cánh tả Mỹ mà đại biểu là ông Biden chỉ có thể kiên trì tiếp tục đàm phán, lại nói vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu là một trong những lá bài chính trong tranh cử của ông Biden, làm sao ông ấy dám từ bỏ. 

Thứ hai, cuộc bầu cử giữa kỳ vào năm 2022 sắp đến, riêng về thành tích chính trị ông Biden không có con át chủ bài nào để đưa ra, nếu không gia tăng sức mạnh, có thể nói tình hình bầu cử của Đảng Dân chủ đáng lo ngại; lúc này ông Trump lại quay trở lại mạnh mẽ, có thể là mối lo của ông Biden. Thế là không có thành tích chính trị thì tạo một thành tích chính trị, và nói chuyện về vấn đề khí hậu với ĐCSTQ đã trở thành lựa chọn cần thiết. 

Nói chuyện với ĐCSTQ thì sẽ bị lừa, trong lòng ông Biden cũng hiểu rõ, nhưng vì yên ổn về chính trị nên ông Biden cũng buộc phải mạo hiểm một lần. Đối với ông Biden mà nói, mức độ cấp thiết dẫn dắt Đảng Dân chủ đi qua cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 có lẽ vượt quá lợi ích quốc gia của Mỹ. Giống như kẻ đánh bạc, biết rằng không thể làm những vẫn phải cố làm.

Đương nhiên, ông Biden nhìn xa trông rộng cũng coi như đã để lại một tay, phái đặc sứ Kerry đến Trung Quốc, đồng thời cũng bố trí bạn tốt cựu Thượng nghị sĩ Christopher Dodd dẫn đầu đoàn phi chính thức đến thăm Đài Loan. Một cứng một mềm để cho ĐCSTQ thấy sự tồn tại của Mỹ, nhưng về việc này phía ĐCSTQ cũng đưa ra cảnh báo chỉ thẳng Mỹ làm rối loạn quan hệ hai bờ eo biển.

Do đó có thể thấy, đọ sức giữa Mỹ và Trung Quốc lại quay lại giai đoạn đấu trí, không phải là coi thường Mỹ, chỉ xét riêng về mưu kế ứng biến, ĐCSTQ một mạch dựa vào âm mưu ngụy kế để đoạt giang sơn, hiện giờ 7 Thường ủy ĐCSTQ càng là cao thủ về mưu kế ứng biến. Người Mỹ làm mưu kế ứng biến thua thì hạ đài về nhà viết sách kiếm sống, cao tầng ĐCSTQ làm mưu kế ứng biến mà thua thì không còn mạng. 

Cho nên mới nói, nếu ông Biden tự cảm thấy tốt cảm thấy có thể đấu mưu trí với ĐCSTQ, vậy thì chính là không phải vấn đề Mỹ có thua hay không, mà sẽ là vấn đề sẽ thua thảm hại nhường nào. Tại đây cũng gửi tới ông Biden một câu, nước lớn không thắng vì giỏi mưu lược, đấu tranh với ĐCSTQ là trận chiến chính và tà, không thể mượn âm mưu để phá vỡ tà ác, càng không thể đánh giá thấp sự tà ác của ĐCSTQ.

Tử Long, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả)

Xem thêm: