Cuộc khủng hoảng mang tên thuyết tiến hóa
Thuyết tiến hoá ra đời đã 150 năm, trong khoảng thời gian đó, nó gây ra tranh cãi không ngừng, và số lượng các nhà khoa học ủng hộ và phản đối cũng đều rất đông, ai cũng đưa ra lý lẽ của mình. Vậy đâu mới là chân lý?
Một tỷ lệ lớn người dân ở phương Tây không tin thuyết tiến hóa
Trung tâm nghiên cứu Pew của nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 07 năm 2005, cho thấy 63% người Mỹ muốn tiếp nhận Thuyết tiến hóa đang được dạy trong trường, đồng thời cũng tiếp nhận Thuyết sáng thế trong tôn giáo, 38% người dứt khoát chủ trương trường học chỉ dạy Thuyết sáng thế, không dạy Thuyết tiến hóa.
Năm 2001, trong một cuộc điều tra dân ý tại Gallup về nguồn gốc và sự phát triển của nhân loại, 1.000 người Mỹ đã được yêu cầu chọn quan điểm gần với cách nhìn của mình nhất. Điều tra cho thấy:
- 45% người đó đã chọn “Thượng đế đã sáng tạo ra nhân loại ngày nay từ một vạn năm trước”,
- 37% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mà thành, hơn nữa Thượng đế đã làm chủ quá trình này”,
- 12% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm tiến hóa mà thành và không liên quan gì tới Thượng đế”,
- 6% người biểu thị không có quan điểm gì hoặc không có bất kỳ khuynh hướng nào.
Rất nhiều độc giả, đặc biệt là người ở Trung Quốc Đại lục, đã vô cùng kinh ngạc trước kết quả cuộc điều tra này. Kỳ thực những nước phương Tây tự do tín ngưỡng, không tiếp nhận Thuyết tiến hóa có rất nhiều người, điều này không hề dẫn tới sự lạc hậu, ngu dốt của những quốc gia đó. Kỳ thực sự phát triển văn minh của những quốc gia này lại vừa hay có quan hệ mật thiết với tư tưởng tự do, mở cửa, khoan hồng.
Thuyết tiến hóa đến từ phương Tây, nhưng trong những người tin tưởng Thuyết tiến hóa thì tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, Liên Xô cũ và những quốc gia cộng sản cũ của Đông Âu. Đặc điểm chung của những nước này là: Quyền lực quốc gia được dùng để ngăn cấm tín ngưỡng và nhồi nhét Thuyết vô Thần. Từ đó, nhiều người dân bị giáo dục một chiều, không chỉ tự mình coi “Thuyết vô Thần” là quy tắc vàng, mà còn đương nhiên cho rằng mọi người ai cũng vậy.
Thuyết tiến hóa là giả thuyết chưa được qua kiểm chứng
Năm 1859, từ một vài trường hợp phân tán làm căn cứ trong cuốn “Nguồn gốc của các loài,” Darwin đã nêu ra giả thuyết về sự tiến hóa của sinh vật, cho rằng giới sinh vật hôm nay là từ sinh vật nguyên thủy từng bước từng bước tiến hóa mà thành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học, một số lượng lớn những phát hiện thực tế đã đưa ra thử thách nghiêm khắc cho Thuyết tiến hóa.
1. Một cơ sở logic yếu ớt
Chứng cứ của giải phẫu học so sánh là một trong ba chứng cứ chủ yếu của Thuyết tiến hóa. Theo như giải phẫu học so sánh, trong số động vật có vú thì móng của chuột, cánh của dơi, đuôi của hải cẩu và tay của con người đều có kết cấu xương giống nhau. Do đó Darwin suy đoán chúng di truyền từ một tổ tiên xa xưa mà thành, chỉ là trong quá trình tiến hóa do công dụng khác nhau mà phân ra ngoại hình khác nhau. Ở đây tồn tại những lỗ hở về tư duy logic. Từ giả thuyết cùng một tổ tiên có thể suy ra kết luận về sự tương tự của kết cấu xương tứ chi, nhưng ngược lại thì không nhất định đúng. Cũng giống như tủ lạnh có thể khiến nước đông thành đá, nhưng một cục nước đá bất kì không nhất định được làm từ tủ lạnh.
Hóa thạch của sinh vật cổ cũng là một trong ba chứng cứ quan trọng của Thuyết tiến hóa. Người ủng hộ Thuyết tiến hóa dùng hóa thạch của sinh vật cổ để tiến hành biện luận cho quá trình tiến hóa, nhưng lại ỷ lại vào mô thức tiến hóa. Ví dụ như sự xác nhận về “người Nguyên Mưu” người vượn nổi tiếng của Trung Quốc chỉ được suy đoán từ ba cái răng của con người; sự xác nhận của người vượn Lam Điền chỉ dựa vào một cái xương hàm dưới… muốn xác nhận chúng thành cái gì phải hoàn toàn dùng mô thức tiến hóa. Ở đây lộ rõ một vấn đề về logic: Những thứ từ Thuyết tiến hóa lại dùng để chứng minh Thuyết tiến hóa – sự tuần hoàn của chứng cứ.
Sự phát hiện ra cái gọi là vượn cổ phương Tây (người Nebraska) đã bộc lộ một cách đầy đủ sự khiếm khuyết của loại logic biện luận này. Năm 1922, nhà sinh vật học Osborne tuyên bố đã phát hiện ra một cái răng, cái răng này đồng thời mang đặc trưng của tinh tinh, người vượn và con người. Ông đã đặt cho chủ nhân của chiếc răng một cái tên người đàn ông Nebraska. Tiếp đó, những nhân sỹ tin vào Thuyết tiến hóa đã vẽ ra bức tranh tưởng tượng về người vượn này mà chỉ dựa vào một cái răng. Nhưng năm 1927, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hơn đã phát hiện chủ nhân của chiếc răng này là một con lợn hoang châu Mỹ đã tuyệt chủng!
>> Các hóa thạch của thuyết tiến hóa: Sự thật hay bị làm giả?
“Biện luận tuần hoàn” thật giả lẫn lộn đã xuyên suốt toàn bộ Thuyết tiến hóa này, mọi người dường như đều đã quen với điều này. Tuy nhiên khi phân tích một cách nghiêm túc thì người ta đều rất kinh ngạc.
Trong giáo trình sinh vật của học sinh trung học còn có một bức vẽ về sự phát triển của phôi, thể hiện những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của những động vật như cá, thằn lằn, rùa, gà, lợn, trâu, thỏ, người… Bản gốc của nó được giữ tại thư viện Bodleian trường đại học London, tác giả là Haeckel, một giáo sư sinh vật học tại trường đại học Jena của Đức vào thế kỷ 19. Kết luận đưa ra từ những bức vẽ này là, dù hình thái sau khi trưởng thành của những động vật này khác nhau, nhưng quá trình phát triển phôi đều có một giai đoạn mang hình thái tương tự nhau, bao gồm cả con người. Trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật, thì hình thái của chúng sẽ tái diễn lại hình thái giống như cá, chứng tỏ tổ tiên chung của chúng là động vật thủy sinh, và đặc trưng của tổ tiên chúng đều tái diễn trong quá trình phát triển của phôi. Đây chính là “quy luật tái diễn của phôi”, một trong ba chứng cứ chủ yếu ủng hộ Thuyết tiến hóa.
Kỳ thực, dùng quy luật tái diễn để chứng minh Thuyết tiến hóa, có thể diễn đạt lại như sau: “Nếu Thuyết tiến hóa là đúng, phát triển phôi sẽ tái diễn lại quá trình tiến hóa. Khi quan sát phát hiện ra rằng sự phát triển của phôi tái diễn lại quá trình tiến hóa, cho nên Thuyết tiến hóa là đúng.” Về mặt logic, điều này vẫn là dùng “Luận chứng tuần hoàn” – dùng giả thuyết để chứng minh giả thuyết.
Chưa kể, các bản vẽ của Haeckel đã được chứng minh là sai.
2. Xác suất đã phủ định cơ chế đột biến gen – hạt nhân của Thuyết tiến hóa
Vào thời đại của Darwin, khoa học phương Tây đang ở giai đoạn cơ sở, những nhận thức về hiện tượng của sinh học còn rất nông cạn. Con người lúc đó đã nhìn thấy rất nhiều tạp chủng biến dị trong những loài động vật được nuôi trong nhà, nên cho rằng các loài động vật cũng có thể trở thành một loài khác – chính là tiến hóa. Sau này, cùng với sự phát triển về gen và việc đào sâu nghiên cứu về gen, các học giả mới nhận thức được rằng chỉ khi gen có sự biến đổi căn bản thì mới có thể khiến sinh vật thay đổi, vậy thì “đột biến gen” cũng trở thành hạt nhân của Thuyết vô Thần hiện đại. Đây chính là điều mà tất cả những người theo Thuyết vô Thần công nhận. Tiếp theo, chúng ta sẽ phân tích lý luận cốt lõi của thuyết này.
Gen các loài có tính ổn định khó vượt qua
Tính ổn định của gen là sự tất yếu nhằm duy trì sự ổn định tự thân của các loài, gen xoắn của những cá thể khác nhau trong cùng một loài, hoàn toàn không thể khiến loài đó biến thành loài khác. Những chuyên gia về chăn nuôi loài động thực vật đều biết, phạm vi biến đổi của một loài là hữu hạn. Giáo sư Mel của trường đại học Harvard gọi nó là sự cân bằng trong bản thân gen. Điều hay gặp là, loài chó dù có giao cấu tạp chủng thế nào thì vẫn là chó. Điều này nói rõ rằng Thuyết tiến hóa có một chướng ngại không thể vượt qua. Về lý luận, con người mang kỳ vọng về khả năng đột phá chướng ngại này gửi gắm vào đột biến gen, đây là khả năng duy nhất.
Trên lý luận và thực tế, xác suất đột biến gen sinh ra trạng thái cao cấp hơn hầu như là con số 0
Đột biến gen là một loại sai lệch ngẫu nhiên xảy ra trong quá trình phục chế gen hoặc sửa chữa tổn thương, cho nên còn gọi là đột biến ngẫu nhiên, bản thân đó cũng là một hiện tượng của bệnh trạng. Xác xuất đột biến của sinh vật giáp xác là khá cao, khoảng 1/1000, còn trong những động vật loại cao cấp thì xác suất đột biến của rất nhiều loại gen là từ 1/10.000 tới 1/100 triệu.
Đột biến gen có thể sản sinh ra những đặc trưng (trạng thái, tính chất) cao cấp có ưu thế sinh tồn hay không? Chúng ta biết rằng, mỗi nhiễm sắc thể trong nhân tế bào có chứa vài nghìn gen, giống như trình tự phức tạp và chính xác của máy tính, tùy tiện thay đổi một, hai chữ có thể sản sinh trình tự cao cấp hơn không? Đương nhiên là không thể. Đột biến gen cũng như vậy, kết quả thay đổi của gen cơ bản thường là những loại khiếm khuyết, dị dạng, dẫn tới tử vong, trong điều kiện tự nhiên có ưu thế sinh tồn thì không phát hiện được một trường hợp nào.
Xác suất chỉ rõ khả năng tiến hóa của động vật nhỏ tới mức tuyệt đối không thể
Thuyết tiến hóa hiện đại dùng đột biến gen làm hạt nhân, nhưng như đã nói ở phía trên, về bản chất đột biến gen là một sự sai lệch ngẫu nhiên. Nói một cách khái quát, quá trình tiến hóa từ vượn thành người chính là một bộ phận vượn cổ trong mấy triệu năm, do một loạt gen phát sinh đột biến một cách “vô tình”, “vừa hay” khiến trán của vượn cổ dần dần tăng cao, xương đuôi trở nên nhỏ đi, phần miệng thu về phía sau, dung lượng não lớn hơn, sống lưng thẳng ra… cuối cùng thành người hiện đại.
Quá trình chọn lọc tự nhiên chỉ có thể quyết định cuối cùng loại động vật nào sẽ được lưu lại, nhưng sẽ không tăng thêm xác suất về toàn bộ quá trình này. Michael Behe, nhà hóa học, sinh học nước Mỹ đã lấy ví dụ về hàng loạt cơ chế hóa học, sinh học của máu đông để giảng về hiện tượng sự sống phức tạp và chính xác như vậy không thể do tiến hóa mà thành. Trong đó, xác suất để sản sinh ra lòng trắng trứng (TPA) là từ 1/10 mũ 36. Ông nói: “Rất tiếc, vũ trụ không có thời gian để chờ đợi.”
Về sự sản sinh của sự sống, Thuyết tiến hóa hiện đại cho rằng đó cũng là một quá trình tự nhiên, cho rằng vật hữu cơ và vật vô cơ đơn giản va đập vào nhau trong một điều kiện nào đó mà trở thành một phân tử lớn có sự sống phức tạp, những loại phân tử lớn phức tạp lại tổ hợp diễn hóa một lần nữa hình thành nên sự sống nguyên thủy. Đọc được một chuỗi quá trình “lý tưởng hóa” như vậy, e rằng người đọc sẽ nghĩ tới vấn đề xác suất ngẫu nhiên. Nhưng “Xác suất để các dạng sống cao hơn có thể hình thành qua các quá trình tiến hóa có thể sánh với xác suất một cơn lốc quét qua bãi phế liệu lại có thể lắp ráp được một chiếc Boeing 747 từ đống phế liệu đó”– Fred Hoyle, nhà thiên văn học và toán học người Anh phát biểu.
3. Tầng tầng nghi vấn về thời gian biểu tiến hóa
Căn cứ vào khái niệm Thuyết tiến hóa, con người từ động vật thủy sinh nguyên thủy nhất dần dần bò lên lục địa, từ sinh vật lưỡng cư, loài bò sát, loài có vú, cuối cùng tiến hóa thành vượn tiếp đến là lên mặt đất tiến hóa thành con người. Quá trình ở giữa đã trải qua vài trăm triệu năm. Nhà sinh vật học dựa theo sự đơn giản tới phức tạp, từ thấp đến cao của sự sống mà vẽ ra biểu thời gian tiến hóa.
Tuy nhiên rất nhiều phát hiện của những nhà khảo cổ học đã trực tiếp phản bác quan điểm của Thuyết tiến hóa, họ đã phát hiện những chứng cứ trực tiếp của con người trong những thời kỳ xa xưa khác nhau tại các lục địa trên khắp thế giới. Dấu chân của con người từ mấy chục nghìn năm trước tới mấy trăm triệu năm in trên hóa thạch, đều không cách nào được quy nạp vào trong thời gian biểu tiến hóa.
Một mùa hè năm 1968, William J. Meister, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư người Mỹ đã thấy một phiến đá tại Antelope Springs, bang Utah. Phiến đá để lộ ra một dấu chân hoá thạch của người, nhưng dấu chân này có một điểm đặc biệt—một con bọ ba thuỳ bị dẫm nát. Bọ ba thùy là một loài sinh vật sinh trưởng cách đây từ khoảng 600 cho tới 260 triệu năm trước. Nói một cách khác, trước thời kỳ lịch sử lâu dài này cũng có tồn tại văn minh nhân loại giống với con người chúng ta.
Năm 1852, người ta cho nổ mìn để phá một khối đá lớn ở Dorchester, Massachusetts, Mỹ. Sau tiếng nổ, các công nhân tìm thấy một hiện vật kim loại kỳ lạ đã bị vỡ làm đôi trong đống đổ nát. Khi được chắp lại với nhau, hai mảnh vỡ này đã tạo thành một cái bình hình chuông với đế rộng 16,5 cm và chiều cao 11,4 cm. Sau khi phân tích, người ta phát hiện ra rằng chiếc bình này tinh xảo này bị mắc kẹt trong một tảng đá được hình thành từ hàng triệu năm về trước.
Ba bước “quan sát, giả thuyết, kiểm chứng” đến nay vẫn là thước đo để các nhà khoa học kiểm chứng những quy luật tự nhiên và định lý khoa học. Trong “Nguồn gốc của các loài” của Darwin chỉ hoàn thành được hai bước đầu tiên. Hơn nữa, trải qua sự nỗ lực mấy đời người kéo dài hơn một thế kỷ, “kiểm chứng”, bước cuối cùng quan trọng nhất này, đến nay vẫn chưa có được kết quả khiến con người tin phục. Hơn nữa cùng với xu thế phát triển của các lĩnh vực khoa học hiện nay và cục diện tự thân của Thuyết tiến hóa, thì bằng chứng cuối cùng để Thuyết tiến hóa có thể đi hết ba bước này đã trở nên ngày càng mờ mịt.
Từ khóa thuyết tiến hoá nguỵ khoa học Nghiên cứu khoa học