Cuối năm 2018, bộ phim Aquaman: Đế vương Atlantis ra mắt công chúng, mang về doanh thu hơn 1 tỷ USD trên các rạp chiếu khắp thế giới. Bộ phim là dấu mốc mới nhất trong hàng dài các tác phẩm trong hơn 2000 năm qua khai thác câu chuyện xưa cũ về thành phố Atlantis chìm dưới đáy biển, vốn là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất mà con người từng biết đến. Có lẽ đa phần người xem phim chỉ coi đó là một truyền thuyết thú vị, nhưng có thể không chỉ là vậy.

atlantis tranh ve image
(ảnh: Internet)

Theo lời kể của nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Plato…

Thành phố Atlantis từng sở hữu nền văn minh cao cấp, nền nông nghiệp phát triển, tàu của họ đi khắp thế giới. Người dân Atlantis từng rất cao thượng và tài ba, họ đã xây những công trình to lớn và phát triển kiến thức uyên thâm trong mọi lĩnh vực, trở nên rất thịnh vượng và hùng mạnh. Nhưng rồi, sự suy đồi đã len lỏi vào xã hội làm họ trở nên xấu xa và tham lam. Họ bắt đầu truy cầu và lợi dụng quyền lực trên thế giới.

Plato nhấn mạnh rằng: Atlantis đã không còn hưởng thụ thịnh vượng với sự điều độ nên có.

Sự ngạo mạn đã làm cho Atlantis trở nên quá tự mãn, để rồi sau đó vũ trụ đã làm cho nó sụp đổ. Đại hồng thủy và động đất đã dìm thành phố sâu xuống lòng đại dương.

Phải chăng Plato chỉ dựng lên câu chuyện này để minh họa cho quan điểm triết lý hay chính trị nào đó?

Bản thân Plato đã nói đi nói lại rằng đây là câu chuyện có thật. Ông còn cho biết thời điểm mà cơn đại hồng thủy xảy ra, đó là vào 9.000 năm trước thời của Solon.

Solon là một nhà lập pháp nổi tiếng thời của Hy Lạp cổ đại, ông sống trước Plato 200 năm, tức khoảng năm 600 TCN. Solon từng đến thăm Ai Cập và ở đó, các tu sĩ trong ngôi đền thần Neith đã kể cho ông về câu chuyện Atlantis – vốn được viết bằng chữ tượng hình trên tường của ngôi đền. Họ cho biết Atlantis đã bị hủy diệt 9000 năm trước, quy ra lịch của chúng ta thì đó là khoảng năm 9.600 TCN.

Plato nói rằng một nền văn minh vĩ đại đã bị hủy diệt trong một thảm họa lũ lụt khủng khiếp. Ông từng bị cười nhạo bởi các nhà sử học và giới hàn lâm. Nhưng một số khám phá mới có thể sẽ làm chúng ta phải suy ngẫm.

Khoảng thời gian 9.600 TCN đúng là một chương đầy thảm họa trong lịch sử địa chất, nó là thời điểm xảy ra Trận lũ băng tan 1B (Meltwater pulse 1B). Khi đó, nước biển tăng mạnh vào cuối kỷ Dryas Trẻ, khi các tảng băng ở Bắc Âu và Bắc Mỹ rung chuyển và tan vào đại dương.

tran lut 1b image
Nước dâng lên trong Trận lũ băng tan 1B

Nếu Plato bịa ra câu chuyện Atlantis, ông đã bịa chính xác một cách đáng kinh ngạc đối với địa chất học hiện đại.

Người ta cũng đã tìm ra địa điểm mà Plato mô tả về Atlantis.

Vào tháng 7/2005 tại đảo Milos, Hy Lạp, một hội nghị về Atlantis đã được tổ chức. Tại đây các nhà nghiên cứu Atlantis thuộc nhiều ngành khoa học như khảo cổ học, địa chất, núi lửa, giáo sư của nhiều trường đại học trên thế giới… đã xem xét và phân tích một loạt các địa điểm khảo cổ có khả năng là Atlantis, dựa trên 24 tiêu chí khách quan.

Theo nghiên cứu của Jim Allen, bình nguyên Altiplano tại Bolivia không chỉ đáp ứng 24 tiêu chí mà hội nghị Milos Atlantis 2005 đưa ra, mà còn phù hợp với 50 đặc điểm mà Plato đề cập đến trong mô tả của của ông về Atlantis. (Xem loạt bài: Cuộc tìm kiếm thành phố Atlantis: Địa điểm duy nhất đáp ứng tất cả tiêu chí)

luc dia atlantis 2 image
Bình nguyên Altiplano ở Bolivia nằm trên dãy núi Andes ở Nam Mỹ (ảnh: atlantisbolivia.org)
luc dia atlantis 9 image
Thành phố Altantis nằm trên phế tích Pampa Aullagas, ngay cạnh bình nguyên Altiplano, cách biển (hồ Poope) 2,5km (ảnh: atlantisbolivia.org)
luc dia atlantis 1 1 image
Mảnh ghép vẽ bản đồ Thế giới Mới của Sebastian Münster, phiên bản thứ 2, năm 1961, có tên “Insula Atlantica” – “Đảo Atlantic” (ảnh: atlantisbolivia.org)
luc dia atlantis 2 1 image
Chi tiết bản đồ của Münster chỉ rằng “Thế giới Mới” là “Đảo Atlantic”, cũng được biết đến như Brasil và Mỹ” (ảnh: atlantisbolivia.org)

Các di chỉ đá và hóa thạch sinh vật biển quanh hồ Titicaca, khu vực Peru và Bolivia đều cho thấy từng có một nền văn minh rất tiên tiến đã từng có mặt ở đây và bị nhấn chìm bởi Đại hồng thủy.

Năm 9.600 TCN còn là thời điểm bắt đầu xây dựng một công trình cự thạch quy mô lớn còn lưu lại đến ngày nay. Đó là ngôi đền Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngôi đền làm lịch sử phải viết lại

Di chỉ khổng lồ gồm nhiều cột đá hình chữ T này đã làm lung lay thời gian biểu cố hữu và rất khó giải thích. Nếu các nhà khảo cổ nói với mọi người rằng xã hội săn bắt hái lượm là rất giản đơn, không thể xây dựng những công trình kiến trúc và kỹ thuật quy mô lớn, thì bỗng nhiên, trong thời săn bắt hái lượm, trước khi xuất hiện thành thị hay nền văn minh, có một dự án quy mô lớn với nhiều vòng tròn đá khổng lồ, các khối cự thạch 40-60 tấn mà chắc chắn phải có công nghệ, kỹ năng tổ chức cao cấp, quản lý nhân công, quy hoạch… Tất cả đều không phù hợp với bức tranh về tổ tiên mà chúng ta có thời đó.

gobekli 2 image
(ảnh: Shutterstock)

Khi quét bằng radar xuyên đất (bởi phần lớn di chỉ này vẫn bị chôn lấp dưới một ngọn đồi) người ta phát hiện rằng diện tích của nó to gấp 50 lần Stonehenge, nhưng nó đã xuất hiện trước Stonehenge tới 7000 năm, tức năm 9600 TCN (kết quả đo đạc do Viện khảo cổ Đức công bố).

Giới khảo cổ học về cơ bản đồng thuận rằng các kim tự tháp Ai Cập được xây dựng đâu đó 2.500 năm TCN, còn trước đó thì hoàn toàn là xã hội nguyên thủy, săn bắt hái lượm. Theo đó, sẽ không thể có tượng đài quy mô lớn nào trên thế giới xuất hiện trước năm 2500 TCN.

“Các nhà khảo cổ sẽ không thể ‘nhét’ Gobekli Tepe vào bất cứ nơi nào trong thời gian biểu tuyến tính của họ. Di chỉ này đã đánh đổ tất cả.” – nhà nghiên cứu Graham Hancock

Ngoài ra, trên những khối cự thạch của Gobekli Tepe còn ghi lại thảm họa các mảnh vỡ sao chổi lao vào Trái Đất vào khoảng năm 10.950 TCN, mà hiện nay giới khoa học đã có đủ bằng chứng xác nhận được sự kiện này. (xem bài: Ngôi đền cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ ghi lại vụ sao chổi rơi gây ra Kỷ băng hà 13.000 năm trước)

sao choi 13000 nam truoc image
Ít nhất 8 mảnh vỡ sao chổi, có cái đường kính lên tới 1 dặm, đã va vào nhiều nơi trên Trái Đất, nhưng chủ yếu là Bắc Mỹ, gây ra sự hủy diệt trên diện rộng (ảnh: Graham Hancock)

Sự chuyển giao công nghệ?

Năm 9.600 TCN cũng là thời điểm nông nghiệp bỗng xuất hiện trong lịch khảo cổ của Thổ Nhĩ Kỳ, đã phát triển hoàn thiện một cách kỳ lạ dù trước đó không có dấu hiệu gì. Do vậy, ngôi đền Gobekli Tepe hẳn không phải là do ai đó bỗng dưng phát minh ra kiến trúc cự thạch và nông nghiệp giữa xã hội săn bắn hái lượm ở Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Đây nhiều khả năng là một sự chuyển giao công nghệ từ những người sống sót trong một nền văn minh đã thành thục các kỹ năng cần thiết. Họ có thể đã dạy lại cho những người bạn ở vùng đất mới.

Vậy phải chăng những người sống sót trong thảm họa Atlantis đã cố gắng ghi lại dấu tích hay thậm chí phục dựng lại nền văn minh của họ? Theo nhà nghiên cứu Graham Hancock, rất có thể. Họ đã không thành công lắm, nhưng họ cũng đạt được những kết quả nhất định. Họ đã có một công trình khổng lồ kỳ vĩ lưu lại thông điệp cho hậu thế và mang ngành nông nghiệp tới vùng đất hoang sơ.

Cái khung tư duy đang rạn nứt

Các nhà khảo cổ thường từ chối những nền văn minh cổ đại, họ có xu hướng theo thuyết phát triển ổn định (uniformitarianism). Họ không thích thuyết tai biến (catastrophism) cho lắm, và có xu hướng không xem trọng xứng đáng các thảm họa đã xảy ra trong lịch sử loài người.

Chúng ta thực sự có lẽ nên xem lại thái độ của mình đối với những câu chuyện lịch sử của tiền nhân. Giới hàn lâm đã quá nhanh chóng phủi tay và cho rằng họ đã hiểu biết tất cả mọi thứ, rằng chẳng còn gì bí ẩn trong câu chuyện đó. Nhưng tư duy đó sẽ ngăn chúng ta tìm hiểu sâu hơn. Chúng ta nên lắng nghe các manh mối của quá khứ dẫn đến các nền văn minh to lớn.

“Chúng ta là một giống loài bị mất trí nhớ. Đã có nhiều chương bị lãng quên trong lịch sử nhân loại, mà chúng ta không đoái hoài đến khi xét xem chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại ở đây. Những lịch sử đó đã bị chôn vùi, một phần bởi các thảm họa toàn cầu, ví dụ như khoảng 12.800 năm trước, một phần bởi lực lượng các nhà khảo cổ không muốn những thông tin đó. Họ muốn ý tưởng về sự phát triển của nhân loại theo một đường thẳng – từ nguyên thủy, thời đồ đá, săn bắt hái lượm cho đến nền văn minh có tổ chức, cho đến chúng ta ngày nay – đỉnh cao của lịch sử nhân loại. Nếu bạn toàn tâm toàn ý với dòng thời gian biểu đó, hẳn sẽ rất khó chịu khi khám phá ra rằng có những nền văn minh đã tồn tại trước đó với trình độ công nghệ cao cấp, và diệt vong bởi thảm họa trên quy mô rộng lớn và khủng khiếp. Như Plato đã nói, ‘Con người phải bắt đầu lại, như những đứa trẻ không có ký ức của quá khứ’…”

Khi được hỏi về nội dung tóm tắt của quyển sách best-seller “Dấu vân tay Thượng Đế” (1995), nhà nghiên cứu Graham Hancock đã trả lời như trên trong một video phỏng vấn với hãng Gaia. Lịch sử có thể cung cấp cho chúng ta nhiều câu trả lời quan trọng, bởi người xưa về cơ bản đã mắc hết những lỗi lầm mà chúng ta đang mắc phải hiện nay, thậm chí còn lập đi lập lại chúng. Nhưng buồn thay, nhiều chương đã bị lãng quên.

Các bằng chứng mới vẫn tiếp tục xuất hiện mà những mô hình cũ không thể giải thích hay dung chứa. Giờ đây, các bằng chứng đang trở nên quá nhiều, đến nỗi chúng ta đang tiến dần đến một điểm bùng phát, và rất nhanh, trong một tương lai gần, toàn bộ bức tranh quá khứ sẽ hiện ra và thay đổi hiểu biết của chúng ta về vị trí của con người trên Trái Đất.

Các bài viết khác trong chuyên đề:

luc dia atlantis cover 300x170 image

Cuộc tìm kiếm thành phố Atlantis (P1): Địa điểm duy nhất đáp ứng tất cả tiêu chí

thanh pho atlantis 300x199 image

Cuộc tìm kiếm lục địa Atlantis (P2): Vì sao Atlantis được mang tên châu Mỹ (America)?

tumbaga orichalcum 4 1 300x183 image

Giải mã về Orichalcum – thứ kim loại quý hiếm của thế giới Atlantis

tiwanaku kalasasaya 2022368 l 300x201 image

Bolivia: Bằng chứng về trận đại hồng thủy đã nhấn chìm di chỉ Tiwanaku và hồ Titicaca

Gobekli Tepe 914957 300x210 image Thổ Nhĩ Kỳ: Ngôi đền cổ ghi lại vụ sao chổi rơi gây ra Kỷ băng hà 13.000 năm trước

Phong Trần tổng hợp