Các kỳ quan thiên nhiên không chỉ đem lại vẻ đẹp cho thế giới mà còn mang đến nhiều lợi ích trực tiếp cho cuộc sống của các loài động thực vật và con người. 

Dưới đây là 10+ kỷ lục được nắm giữ bởi thế giới tự nhiên:

1. Rạn san hô Great Barrier ở Úc

Rạn san hô Great Barrier là hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, gồm 3000 rạn san hô riêng lẻ và 900 hòn đảo trải dài khoảng 2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km². Bạn có thể nhìn thấy rạn san hô Great Barrier khi nhìn từ ngoài không gian và nó lớn hơn Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới.

kỳ quan thiên nhiên
(Ảnh: Shutterstock)

2. Thác Angel ở Venezuela

Angel là thác tự nhiên cao nhất thế giới, với chiều cao 979 m, được UNESCO công nhận di sản thế giới. Thác nước này nằm ở khu công viên quốc gia Canaima, bang Bolivar, phía đông nam Venezuela.

Thác Angel bắt nguồn từ họng núi quỷ Auyantepui cao tới 979 m. Độ cao khủng khiếp khiến dòng nước chưa kịp chạm xuống đất đã bị biến thành sương mù. Người ta đo được dòng nước đổ thẳng xuống của thác cao 807 m, không hề gián đoạn. Thổ dân nơi đây còn gọi thác là “Auyan-tepui” hoặc “Aiyan-tepui”, nghĩa là “Miệng của quỷ sứ”.

kỳ quan thiên nhiên
(Ảnh: Shutterstock)

3. Thác Victoria

Thác Victoria nằm bên bờ sông Zambezi, giữa biên giới hai nước Zambia và Zimbabwe được UNESCO công nhận là kỳ quan thiên nhiên thế giới. Cao 108 m, rộng 1708 m (gấp 2 lần chiều rộng của thác Niagara ở Bắc Mỹ), Victoria được coi là thác nước lớn nhất thế giới với những nhánh thác rộng.

kỳ quan thiên nhiên
(Ảnh: Shutterstock)

4. Hồ Baikal ở Nga

Hồ Baikal là hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m. Khối lượng nước được ước tính của hồ bằng tổng lượng của cả 5 hồ lớn ở Bắc Mỹ. Hiếm có hồ nước nào sở hữu sự đa dạng sinh học như Baikal với khoảng 1.200 loài động vật sinh sống. Loài nổi tiếng nhất phải kể đến là nerpa (hải cẩu Baikal) có nguồn gốc từ đại dương vùng cực Bắc từ hơn 800.000 năm trước.

Baikal lake image
(Ảnh: Shutterstock)

5. Sông Nile

Sông Nile là con sông dài nhất thế giới với độ dài 6.650 km. Sông bắt nguồn ở phía nam xích đạo, chảy về phía bắc qua đông bắc châu Phi, cuối cùng đến biển Địa Trung Hải. Sông Nile chảy qua Tanzania, Burundi, Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ethiopia, Sudan và Ai Cập.

Evening Nile River Uganda image
(Ảnh: Wiki)

6. Hồ Frying Pan

Hồ Frying Pan nằm ở thung lũng Waimangu, New Zealand là hồ nước nóng lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại. Sở dĩ hồ nước nóng này có cái tên như vậy là vì nhiệt độ của nước tại đây quanh năm luôn giữ ở mức 50-60 độ C. Hồ Frying Pan bao phủ một khu vực rộng 38.000 m2. Mặc dù rộng nhưng nước trong hồ tương đối nông, phổ biến ở mức 6 m, chỗ sâu nhất cũng chỉ đạt 7,6 m. Lớp khói dày đặc bốc lên trên mặt hồ không phải hơi nước vô hại mà có chứa carbon dioxide, khí hydro sunfua do dưới nền của hồ có magma.

Frying Pan lake image
(Ảnh: Shutterstock)

7. Núi lửa Kilauea

Kilauea là núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới nằm trên quần đảo Hawaii, Thái Bình Dương. Từ Kilauea trong ngôn ngữ bản địa có nghĩa là “trải rộng cực lớn”, sở dĩ người ta gọi như vậy vì sức tàn phá, phổ rộng khủng khiếp của các dòng nham thạch phun ra từ miệng núi mỗi khi nó hoạt động. Theo báo cáo của Đài Quan sát núi lửa Hawaii (Hawaiian Volcano Observatory) thuộc Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), núi lửa Kilauea đã phun trào liên tục kể từ năm 1983 đến nay, mặc dù có vài thời điểm bị gián đoạn.

nui lua Kilauea image
(Ảnh: Shutterstock)

8. Sông băng Lambert Glacier ở Nam Cực

Lambert Glacier của Nam Cực là sông băng di chuyển lớn nhất và nhanh nhất trên thế giới. Sông dài 402,33 km và rộng 96,56 km. Lambert Glacier là một phần của Đông Nam Cực và dải băng khổng lồ ở Nam Cực.

song bang Lambert Glacier image
(Ảnh: Shutterstock)

9. Núi Everest

Núi Everest nằm ở giữa biên giới của Nepal, Tây Tạng và Ấn Độ. Đỉnh Everest nằm ở khu vực châu Á thuộc dãy Himalaya. Tọa độ địa lý của núi Everest là là 27,59 17 vĩ độ Bắc và 86,55 31 độ kinh Đông. Năm 2010, Trung Quốc và Nepal thống nhất chiều cao của Everest là 8.848 m. Với chiều cao này, Everest được biết đến là ngọn núi cao nhất thế giới, nóc nhà của châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Thế nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng con số này vẫn chưa tuyệt đối, mỗi năm núi có thể cao thêm 2,5 cm, và đã từng đạt đến hơn 8850 m.

kỳ quan thiên nhiên
(Ảnh: Shutterstock)

10. Biển Chết

Biển Chết nằm trên biên giới giữa bờ Tây Israel và Jordan với chiều dài 76 km, chỗ rộng nhất 18 km và sâu nhất 400 m. Thật ra đây chính là hồ nước thấp nhất thế giới. Nó nằm thấp hơn mực nước biển khoảng 429,77 m, theo thời gian, hồ vẫn tiếp tục giảm khoảng 0,91 m mỗi năm.

Sở dĩ người ta đặt tên là Biển Chết vì vùng biển này có độ mặn cao gấp gần 10 lần so với nước biển thông thường. Các sông chảy vào Biển Chết đều ở vùng sa mạc và nham thạch đá vôi nên nước biển chứa rất nhiều muối khoáng cộng với việc nước bốc hơi rất mạnh nên các loài động vật biển không thể tồn tại. Chính độ mặn của nước đã làm tỷ trọng của nước lớn hơn nhiều lần tỷ trọng của con người nên dù bạn không biết bơi thì cũng không thể chết đuối ở đây.

Biển Chết
(Ảnh: Shutterstock)

11. Bãi biển Praia do Cassino ở Brazil

Bãi biển Praia do Cassino, bang Rio Grande do Sul, thuộc bờ biển phía nam Brazil là bãi biển dài nhất thế giới. Trải dài từ Rio Grande tới biên giới với Uruguay, bãi biển này có độ dài ước tính khoảng 152 dặm. Bãi biển Praia do Cassino thu hút khách du lịch nhờ các món ăn độc đáo, dịch vụ học lặn, lướt sóng và chèo thuyền.

bai bien Praia do Cassino image
(Ảnh: Shutterstock)

12. Rừng Amazon

Một phần của rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, Amazon, cũng nằm ở Brazil. Rừng Amazon nằm trong 9 lãnh thổ quốc gia của khu vực Nam Mỹ bao gồm 60% thuộc Brazil còn lại là Colombia, Peru, Ecuador, Venezuela, Guyana, Bolivia, Suriname và Guyana thuộc địa Pháp. Tổng diện tích bề mặt bao phủ của rừng Amazon lên tới 7 triệu km2, nơi đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” lớn nhất của hành tinh.

Rừng Amazon giúp lọc bụi bẩn và cung cấp oxy duy trì sự sống, 20% lượng oxy trên thế giới được sản xuất từ đây. Thế nhưng nạn đốt phá rừng đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Điều này khiến người dân, các loài động thực vật không còn nơi trú ngụ. Khói bụi giải phóng nhiều carbon, ngăn chặn nhiệt độ thoát khỏi trái đất, tạo ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu.

amazon image
(Ảnh: Shutterstock)

13. Cây General Sherman

Với chiều cao 83,82 m và đường kính hơn 10,97m ở phần gốc, cây General Sherman không chỉ là cây sequoia lớn nhất, mà còn là cây lớn nhất trên thế giới. Cây General Sherman nằm trong Vườn Quốc gia Sequoia ở California. Nó được ước tính hơn 2.200 tuổi và vẫn phát triển cao hơn mỗi năm.

cay General Sherman image
(Ảnh: Shutterstock)

14. Hang Sơn Đoòng, Việt Nam

Hang Sơn Đoòng là một hang động tự nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể hang động Phong Nha Kẻ Bàng, tại xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Theo các nhà địa chất học, hang Sơn Đoòng được hình thành cách đây khoảng 2-5 triệu năm, khi nước sông chảy ngang vùng đá vôi bị vùi lấp dọc theo một đường đứt gãy. Dòng nước gây xói mòn và tạo ra một đường hầm khổng lồ như ngày nay. Để so sánh, đoạn hang có bề rộng khoảng 92m, với vòm rộng gần 244m có thể chứa được cả một tòa nhà cao 40 tầng ở New York, Mỹ. Nơi rộng nhất của hang đủ sức chứa 3 chiếc máy bay dàn hàng ngang. Hang Sơn Đoòng cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loài thực vật, sinh vật tự nhiên.

hang Hang Son Doong image
(Ảnh: Shutterstock)

Minh Minh

Xem thêm: