Nghệ sĩ piano người Anh tên là Paul Barton đã đến Thái Lan và dùng tiếng đàn của mình tấu lên những bản nhạc cổ điển du dương trên một bãi đất trống cho những chú voi mù nghe, để phần nào xua đi những tổn thương mà chúng phải chịu đựng.

Thiện ý của ông là thông qua âm nhạc truyền đến cho những chú voi khi chúng say sưa theo điệu nhạc để cảm nhận được sự an ủi của ông. Hình ảnh khiến lòng người cảm động!

Cảm động nghệ sĩ piano chơi nhạc cổ điển để xin lỗi những chú voi mù
(Ảnh: Paul Barton/Youtube)

Năm 1989, chính phủ Thái Lan ra lệnh cấm không được chặt phá rừng lấy gỗ. Trước kia có một số lượng lớn những chú voi được sử dụng để vận chuyển gỗ, với lệnh cấm như thế này, chúng đã bị “thất nghiệp”, trong đó có rất nhiều chú voi bị thương, cao tuổi, thậm chí bị mù.

Nhằm mục đích bảo vệ và chăm sóc chúng, những người thiện tâm đã thành lập một trung tâm thu nhận mang tên Elephants World trên bờ đê của sông Kwai, trở thành nơi ở mới giúp cho những chú voi an tâm sống tiếp quãng đời còn lại.

Năm 1996, ông Barton chuyển đến Thái Lan, hơn 20 năm tận tình làm công việc chăm sóc voi. Ông ấy nhân dịp sinh nhật 50 tuổi của mình, hoàn thành ước nguyện được đàn một bản nhạc cho những chú voi mù nghe, thế là ông chuyển cây đàn piano từ một nơi xa xôi đến bãi đất trống nơi những chú voi thường tụ tập, đàn cho chúng nghe những tác phẩm của các nhà soạn nhạc nổi tiếng, như là : Chopin, Bach, Beethoven, …

Ông Barton cho rằng, nhạc cổ điển rất có lợi cho tinh thần của những chú voi, bởi vì âm nhạc có tác dụng vỗ về an ủi, làm cho voi bình tĩnh trở lại. Đặc biệt là khi ông ấy đàn những bản nhạc cổ điển cho những chú voi chưa bao giờ nghe qua, phản ứng của chúng giống như âm nhạc chính là vật báu vô giá vậy.

Cảm động nghệ sĩ piano chơi nhạc cổ điển để xin lỗi những chú voi mù
(Ảnh: Paul Barton/Youtube)

Ông Barton đưa ra ví dụ, do lượng đồ ăn của voi rất lớn, bình thường khi chúng ăn rất tập trung, khó có thể làm chúng xao lãng, hơn nữa sau khi ăn xong, cũng không thể chắc chắn rằng chúng có tiếp tục ăn nữa hay không. Nhưng có một lần, ông ấy thử đàn một bản nhạc của Beethoven cho một chú voi đang ăn, thì đột nhiên nó tạm dừng việc ăn và lắng nghe.

Ngoài an ủi những chú voi ra, âm nhạc của ông Barton còn đại diện cho lời xin lỗi. Ông Barton nói, những chú voi này đã làm việc cho con người trong thời gian dài, bao gồm chịu khổ trong chiến tranh, hay là phá hủy chính nơi ở của mình để lấy gỗ cho chúng ta. Ông ấy cho rằng, việc mà ông ấy có thể làm đó chính là dùng âm nhạc để gửi lời xin lỗi chân thành đến những chú voi ấy.

Yến Nhi

Xem thêm: