Tương lai của trẻ liên quan chặt chẽ đến sự giáo dục của cha mẹ thuở ấu thơ. Sau đây là 4 lỗ hổng giáo dục hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ cha mẹ cần tránh.

dạy con
Không dạy trẻ suy nghĩ độc lập là một trong những lỗ hổng giáo dục hủy hoại cuộc đời một đứa trẻ (Ảnh: Motortion Films/ Shutterstock)

1. Không dạy trẻ suy nghĩ độc lập

Trong quá trình giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ sẽ coi việc ra quyết định thay con mình là điều hiển nhiên, mà không quan tâm đến cảm xúc của con.

Dù trẻ có ý kiến ​​​​khác, nhưng cha mẹ vẫn ép buộc trẻ phải làm theo ý kiến ​​riêng của mình. Sau một, hai lần trẻ phản kháng, nhưng không thấy sự thay đổi của cha mẹ, sẽ khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên rất căng thẳng.

Trẻ cũng sẽ quen với việc dựa dẫm vào cha mẹ. Sau này khi gặp phải rắc rối, trẻ cũng không cố gắng tự giải quyết, mà luôn tìm đến sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhiều bậc phụ huynh rất vui mừng khi thấy con mình trở thành những người như vậy. Họ cảm thấy như vậy là ngoan ngoãn và tôn trọng người lớn.

Kỳ thực, điều này có hại cho trẻ. Bởi sẽ có một ngày cha mẹ phải chia cách với con mình. Khi đến ngày đó, trẻ sẽ vô cùng hoảng sợ vì không còn ai để nương tựa, không có cách tự trang trải chi phí cho cuộc sống của mình, và vẫn muốn dựa dẫm vào người khác.

Khi không có chính kiến ​​riêng, trẻ chỉ biết đi theo bước chân của người khác. Nếu trẻ may mắn gặp được người tốt thì không có vấn đề gì lớn, nhưng nếu khi gặp bạn xấu, rất có thể sẽ trở thành kẻ xấu và bước vào con đường phạm pháp. Vì vậy, cha mẹ không nên luôn luôn quyết định thay con, hãy để trẻ tự giải quyết việc của mình.

2. Không để con tự lên kế hoạch cho tương lai

Lý do khiến nhiều trẻ nhỏ chỉ sống hời hợt qua ngày là vì chúng không có kế hoạch cho tương lai, và không có mục tiêu trong cuộc sống;

Những đứa trẻ như vậy sẽ không có động lực tiến về phía trước. Vì vậy cha mẹ nên yêu cầu con lập những kế hoạch nhất định cho cuộc sống của mình khi còn nhỏ.

Những kế hoạch này không nên quá lớn, quá trình phát triển của trẻ cần được cụ thể hóa và hoàn thành các mục tiêu nhỏ theo từng giai đoạn.

Khi trẻ đạt được mục tiêu, cha mẹ hãy dành cho con những phần thưởng nhỏ nhất định. Điều này sẽ khiến trẻ ngày càng có động lực cố gắng trong cuộc sống và trở nên ưu tú hơn.

3. Không dạy trẻ quan niệm về thời gian

thời điểm
(Ảnh: atk work/ Shutterstock)

Trẻ thường bị thu hút bởi những thứ bên ngoài khiến chúng lãng phí nhiều thời gian học tập. Nhiều phụ huynh còn liên tục thúc giục con làm một số việc trong cuộc sống hàng ngày, điều này cũng khiến trẻ không có ý thức về thời gian. Bởi chúng luôn làm mọi việc dưới sự sắp xếp của người khác.

Vì vậy, cha mẹ không nên chỉ thúc giục, mà hãy cho con cái biết hậu quả của việc trì hoãn. Cha mẹ cũng nên để con mình tự điều chỉnh thời gian của mình.

Giờ nào làm việc nấy sẽ khiến cuộc sống mỗi ngày của trẻ trở nên vô cùng phong phú, sau này nhìn lại, chúng sẽ biết ơn cha mẹ.

4. Không dạy con sự kiên cường, mạnh mẽ

Cuộc sống của trẻ không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, chúng cũng có thể gặp nhiều trở ngại, khó khăn. Những đứa trẻ yếu đuối khó có thể tiến xa trong xã hội. Nhiều bậc cha mẹ cũng biết điều này, nhưng họ không dám buông tay, ngay khi thấy trẻ khóc, họ sẽ bước tới giúp đỡ trẻ.

Nhiều đứa trẻ cũng biết đặc điểm này của cha mẹ, và sẽ khóc khi cảm thấy bị ấm ức, và tìm kiếm sự giúp đỡ của cha mẹ.

Trong tình huống này, cha mẹ nên kiềm lòng. Khi trẻ khóc nên để trẻ khóc một lúc, để con hiểu được giới hạn chịu đựng của bản thân và trở nên kiêm cường, mạnh mẽ hơn. Hãy để con học cách tự giải quyết vấn đề của mình. Nếu khó khăn vượt quá khả năng của trẻ, thì cha mẹ cũng nên giúp đỡ kịp thời.