Phần lớn mọi người người cho rằng trí tuệ là thứ không thể mài dũa hay truyền đạt như tri thức phổ thông nơi trường học. Tuy nhiên, thực tế là vẫn có cách để bồi dưỡng và khuyến khích trí tuệ phát triển cho con cái của chúng ta. 

trí tuệ
Cha mẹ bằng cách tìm kiếm và noi gương các bậc tổ tiên ngày trước có thể giúp nuôi dưỡng sự sáng suốt và trí tuệ cho con cái của mình. (Ảnh: LightField Studios/ Shutterstock)

Nhà báo người Anh – Miles Kington (1941– 2008), từng để lại cách ngôn hóm hỉnh chỉ ra sự khác biệt, rằng:

“Kiến thức dạy một người nhận biết quả cà chua; còn trí tuệ sẽ không chỉ đặt nó giới hạn trong đĩa salad!”

Không giống như tri thức, trí tuệ là một trong bốn đức tính cốt yếu, chỉ có được thông qua thói quen và trải nghiệm.

Hai trong số những người thầy vĩ đại nhất của lịch sử, ông Socrates và chúa Jesus, các bậc thầy đã truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ những người đi tìm sự trí tuệ.

Gần gũi hơn với thời đại của chúng ta, các nhà văn Mỹ thế kỷ 19 cũng nhắm đến mục tiêu này, họ truyền thụ lượng lớn những lời dạy, các giá trị đạo đức truyền thống vào sách giáo khoa.

Trẻ em thế giới ngày nay đang bị lạc lối, và chịu đựng sự đau khổ về tinh thần. Tuy nhiên người lớn chúng ta có thể giúp đỡ bằng cách tìm kiếm và noi gương các bậc tổ tiên ngày trước để giúp trẻ nuôi dưỡng sự sáng suốt và trí tuệ.

Dưới đây là 5 bí quyết dễ áp dụng, giúp công trình này trở thành hiện thực.

1. Dạy trẻ nhỏ văn học và lịch sử

shutterstock 395681131
(Ảnh: DenisProduction.com/ Shutterstock)

Các mẩu truyện ngụ ngôn và nhân vật lịch sử đã để lại vô số bài học về hành vi sống của con người. Đó chính là nơi mà trẻ nhỏ có thể quan sát các hành vi về đức hạnh, thói xấu, thiện và ác, một cách tương đối an toàn.

Tiếp thu những tác phẩm kinh điển này, trẻ em sẽ được hấp thụ những bài học quan trọng về cuộc sống và đạo đức, nhân quả trước sau, và từ đó dần dần nới rộng không gian trí tuệ của mình.

2. Dạy trẻ nhỏ lời giáo huấn của các đấng trí huệ

Trong 60 năm qua, xã hội chúng ta đã chứng kiến ngày càng nhiều sự tan vỡ của hôn nhân và gia đình, sự trỗi dậy của nền văn hóa giới trẻ cộng với sự bùng nổ mạng truyền thông xã hội, khoa học điện thoại, máy tính…

Hậu quả để lại là gì? Trẻ nhỏ hiện nay phần lớn đang được giáo dục bởi thế hệ ‘con nít lớn’, thế hệ ngang hàng trên mạng xã hội hay các ‘thầy cô’ tuy có chút tuổi nhưng chưa từng được dạy qua các phẩm chất đạo đức căn bản.

Để hạn chế xu hướng tai hại này, chúng ta nên tìm cách để trẻ nhỏ giao tiếp nhiều hơn với cha mẹ, ông bà và các bậc cha chú có kinh nghiệm. 

Ông chú bà cô sống qua 2 thế hệ sẽ nhiều kinh nghiệm hơn so với “đám bạn” trên mạng Facebook.

3. Dạy trẻ kỹ năng biết ‘lùi một bước’

Một trong các dấu hiệu của trí tuệ là khả năng xử lý vấn đề, đó là, khi đối mặt với một vấn đề, biết cách ‘lùi lại một bước’ để cân nhắc lựa chọn, cân nhắc nhân quả trước khi hành động.

Nhiều người lớn, từ một số chính trị gia cho đến những người hàng xóm cạnh nhà, thiếu khả năng cân nhắc hậu quả. Bỏ qua tuổi tác và hình dáng bên ngoài, về tinh thần những người này vẫn còn đang kẹt ở tuổi ‘con nít’, họ sống ít cân nhắc, nhầm lẫn những thứ lấp lánh với vàng thật sự và nhảy vào nhiều tình huống với rất ít sự cân nhắc đến hậu quả.

4. Dạy trẻ kỹ năng tự đứng lên sau mỗi vấp ngã

shutterstock 1443257816
(Ảnh: fizkes/ Shutterstock)

Không bậc cha mẹ nào muốn nhìn thấy con mình thất bại. Một số phụ huynh nài nỉ học sinh cấp 3 bớt chát chít điện thoại để dành thời gian ôn thi.

Số khác quen với việc bào chữa và dễ dãi chấp nhận kết quả học kém của con em. Một số cha mẹ lại tìm cách liên hệ với thầy cô để xin nâng điểm cho con.

Làm người lớn, chúng ta cứ tạo điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi, lót đường cho trẻ nhỏ, chúng ta đang làm hư chúng, góp phần vào thất bại thảm khốc khi chúng trưởng thành. 

Bảo vệ con cái khỏi những trải nghiệm thất bại ư, chúng ta đang làm thui chột trí tuệ của chúng. Những vấp váp nơi tuổi thiếu niên sẽ bồi bổ cho con trẻ sức mạnh, sự kiên cường và tích lũy trí tuệ để vượt qua những thách thức lớn hơn khi trưởng thành.

5. Dạy trẻ các tiêu chuẩn làm thế nào để sống đẹp

Việc rèn luyện sớm những đức tính như trung thực, nhân hậu, kiên trì và can đảm sẽ bồi bổ nội lực cho trẻ nhỏ.

Trí tuệ sẽ đến sau khi kinh qua gian khổ, lòng tốt dạy trẻ nhỏ biết cảm thông cho những người xung quanh, lòng dũng cảm dạy trẻ đối mặt với vấn đề thay vì sớm bỏ chạy. Sớm trang bị các đức tính này, chính là bồi bổ nội lực mạnh mẽ giúp các em trưởng thành thoát khỏi cái vỏ ‘con nít lớn’.

An Chi