Ngày nay, trong khi hầu hết các thương nhân đều chạy theo đuổi danh lợi, sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng, vẫn còn một nhóm người đang “lội ngược dòng”, kinh doanh bằng sự lương thiện và chính trực. Họ đều là những người tu dưỡng đạo đức theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” của môn công pháp Phật gia Pháp Luân Công.

Doanh nhan tu luyen Phap Luan Cong
Một phần bức “Thanh Minh Thượng Hà Đồ” của Trương Trạch Đoan, thời Bắc Tống. (Ảnh: Public Domain)

Gần đây, cuộc khủng hoảng an toàn thực phẩm đối với bột ớt chứa chất gây ung thư Sudan đỏ của Đài Loan tiếp tục lan rộng. Vụ việc bắt nguồn từ việc Cục Y tế thành phố Tân Đài Bắc phát hiện ra chất Sudan III trong nguyên liệu ớt đỏ nhập khẩu từ Trung Quốc Đại Lục. Sản phẩm này đã được bán cho nhiều công ty hạ nguồn trên khắp Đài Loan.

Vì lợi ích, những thương nhân này đã thờ ơ trước nguy cơ mang đến cho người tiêu dùng, đi ngược lại với những nguyên tắc đạo đức đã tồn tại hàng ngàn năm.

Dùng ớt bột hảo hạng thay đổi cả ngành nghề

Doanh nhân Trung Quốc Đại Lục Bách Xuyên (bí danh) kinh doanh bột ớt. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, để kiếm tiền, ông đã trộn vỏ ngô xay thành bột ớt, và nhuộm bằng thuốc nhuộm công nghiệp (được cho là Sudan đỏ).

Việc tiêu thụ loại bột ớt này trong một thời gian dài chắc chắn có hại có sức khỏe, nhưng nếu không làm điều này, không những không kiếm được tiền, mà còn không thể trang trải được chi phí, thậm chí có thể thua lỗ. Bởi giữa bột ớt pha trộn và bột ớt nguyên chất giá cả chênh nhau tới vài nhân dân tệ mỗi kg.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công), ông kinh doanh theo tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn” và ngừng sản xuất bột ớt giả. Ông quyết định sẽ chuyển nghề, đi làm ở công trường, nên đã bán mẻ bột ớt nguyên chất cuối cùng cho thương lái với giá gốc. Dù là giá vốn nhưng vẫn cao hơn giá thị trường.

Ông nói với khách hàng: “Bột ớt này là lô cuối cùng của tôi, không hề bị pha trộn. Vì tôi tu luyện Pháp Luân Công, muốn trở thành một người tốt và đề cao ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, nên tôi không làm giả. Tôi bán cao hơn trước để giữ lại tiền xăng và nhân công”. Vị khách hàng này là chuyên gia trong ngành, nên đã mua ngay với giá hời.

Trước khi tìm được công việc mới, vị thương gia này lại đặt một đơn hàng khác. Bằng cách này, công việc kinh doanh bột ớt của ông lại bắt đầu và ngày càng tốt hơn, kiếm được nhiều tiền hơn.

Khi đồng nghiệp xin lời khuyên, ông thành thật nói: “Vì tôi tu luyện Pháp Luân Công, tôi muốn trở thành một người tốt và đề cao ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ nên không làm giả.” Mặc dù giá cao hơn trước, nhưng họ đều sẵn lòng mua. Dưới sự dẫn dắt của ông, các nhà cung cấp này dần dần ngừng sản xuất bột ớt giả.

Những người bán ớt ở chợ thường nói một cách hài hước: “Này, Pháp Luân Công của Đại sư Lý Hồng Chí hay lắm. Các đệ tử của Ngài là người tốt, không gian dối. Họ dùng ớt bột cao cấp dẫn dắt nên một nhóm doanh nhân cao cấp, họ đã thay đổi chúng tôi.”

Nhân viên môi giới bất động sản không đặt nặng lợi ích cá nhân

Nhân viên bất động sản Đài Loan La Vĩnh Kiệt cũng là một học viên Pháp Luân Công. Dưới sự dẫn dắt của nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, anh luôn quan tâm đến lợi ích của người khác và thành thực với khách hàng.

Đây là điều phi thường trong một ngành cạnh tranh khốc liệt và nhiều thủ đoạn. Nhiều khách hàng đã trở thành bạn bè của anh, có người còn giới thiệu khách hàng lâu năm cho anh.

Lúc đầu, anh còn nói rằng mình không biết cách kiếm tiền, vì rất khó để chốt một thương vụ nếu không dùng đến những thủ thuật nhỏ. Nhưng theo thời gian, thu nhập của anh còn nhiều hơn cả sự mong đợi.

Anh cho rằng những thương vụ được thực hiện bằng sự lừa dối hoặc thủ đoạn có vẻ thành công, nhưng thường do không đủ minh bạch và trung thực, nên dễ dẫn đến những rắc rối hoặc tranh chấp không đáng có. Để giải quyết hậu quả, chúng còn đòi hỏi nhiều sức lực và thời gian hơn, đồng thời gây ra hậu quả nặng nề hơn.

Có lần, anh ta hoàn thành một giao dịch trị giá hơn 80 triệu Đài tệ (khoảng 62,6 tỷ VNĐ). Theo thỏa thuận lúc đó, người bán trả phải phí dịch vụ trung gian hơn 2 triệu Đài tệ (khoảng 1,56 tỷ VNĐ) và người mua trả 500.000 Đài tệ (khoảng 391 triệu VNĐ).

Vào ngày ký hợp đồng, người bán đã thanh toán toàn bộ số tiền, nhưng đã viện cớ có việc gấp mà bỏ đi và không trả 500.000 Đài tệ.

Sau đó, công ty yêu cầu La Vĩnh Kiệt thương lượng với người mua. Người mua biết mình đuối lý, nên đưa cho anh 200.000 nhân dân tệ (156 triệu VNĐ).

Sau khi trở về, anh ta đã giao toàn bộ 200.000 Đài tệ cho công ty. Công ty rất tức giận trước sự thất tín của người mua và lên kế hoạch kiện anh ta.

Tuy nhiên, Vĩnh Kiệt lại nói với công ty rằng nếu vụ kiện chỉ vì lợi ích cá nhân của anh ấy thì anh ấy sẽ không đứng ra bênh vực. Nếu công ty đưa ra biện pháp khởi kiện dựa trên những cân nhắc tổng thể, anh ấy sẽ hoàn toàn hợp tác và làm chứng một cách trung thực.

Sau khi cân nhắc lợi hại, công ty quyết định không khởi kiện và vụ việc đã được giải quyết.

Vĩnh Kiệt nói: “Cái gì của tôi thì sẽ không mất, cái gì không phải của tôi thì có tranh cũng không được. Có lẽ tôi nợ anh ấy, nên đời này phải trả cho anh ấy, như vậy cũng tốt. Nếu anh ấy nợ tôi, tôi cũng sẽ được bù đắp trong những lĩnh vực khác. Tiền tài là chuyện nhỏ, điều đáng tiếc nhất là khi nhân cách và đạo đức mất đi, sẽ rất khó lấy lại được.”

Anh nói: “Quân tử yêu mến tiền tài, nhưng chỉ lấy những thứ phù hợp với Đạo. Chỉ cần đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì khắp nơi trên thế giới đều tỏa hương thơm”.

Tư tưởng kinh doanh trọng đức thời cổ đại

Cân Trung Quốc cổ đại có 16 lạng, mỗi vạch tượng trưng cho một lạng, được đánh dấu theo tên của 16 ngôi sao. 6 vạch đầu tiên là 6 sao Nam Đẩu, 7 vạch tiếp theo là 7 sao Bắc Đẩu, 3 vạch cuối cùng là 3 ngôi sao may mắn Phúc, Lộc, Thọ. Sao Nam Đẩu chủ về sinh (sinh sản), sao Bắc Đẩu chủ về tử (cái chết), sao Phúc Lộc Thọ chủ quản phúc lành, giàu có và trường thọ.

Điều này có nghĩa là việc cân đong đo đếm liên quan đến vấn đề sinh tử. Các vị thần phụ trách 3 ngôi sao Phúc, Lộc, Thọ sẽ giám sát hành vi của các doanh nhân.

Nếu thương nhân cân thiếu 1 lạng, thì Phúc sẽ giảm; nếu cân thiếu 2 lạng thì Lộc sẽ giảm; nếu cân thiếu 3 lạng thì tuổi thọ của họ sẽ bị rút ngắn. Vì vậy, người xưa sẽ cân tươi cho khách, cũng là để tạo phúc cho bản thân.

Vậy nên mới có câu “Phi thương bất gian” (không cân tươi thì đừng buôn bán). Chữ “Gian ở đây gồm chữ “Tiểu ” (nhỏ) ở phía trên và chữ “Đại ” (to, lớn) ở phía dưới, chỉ đầu nhọn, tức cán cân ngóc lên (cân tươi), nhượng lợi cho khách hàng.

Ngày nay khái niệm trên đã bị đánh tráo nội hàm theo kiểu “bình cũ rượu mới”, khi thay chữ “Gian” (nghĩa là nhọn, chỉ cân tươi) thành chữ “Gian ” (gian xảo), khiến người hiện đại lầm tưởng rằng buôn gian bán lận là chuyện đương nhiên.

Đồng tiền cổ trong vuông ngoài tròn. Hình tròn tượng trưng cho “Trời”, là trí tuệ bẩm sinh và là nền tảng của kinh doanh. Hình vuông tượng trưng cho “Đất”, là biểu tượng của sự tu dưỡng cá nhân và sự chính trực.

Chữ “Tiềnđọc gần giống với chữ “Tuyền (dòng suối), ngụ ý rằng sau khi con người tôi rèn trí tuệ và tu dưỡng đạo đức, thì trong kinh doanh tiền sẽ đổ về như suối.

Theo Minghui.org