Tất cả chúng ta đều khao khát đi tìm hạnh phúc, nhưng nó dường như là một kho báu bị ẩn giấu. 

hạnh phúc
Theo các phát hiện khoa học, thiện tâm và thiền định có thể mang lại hạnh phúc cho con người. (Ảnh: Look Studio/ Shutterstock)

Dù là cố ý hay vô ý, trực tiếp hay gián tiếp, mọi thứ chúng ta đang làm và mọi hy vọng chúng ta đang ấp ủ, tất cả đều liên quan đến khát vọng hạnh phúc sâu sắc. 

Nhà sư Phật giáo người Pháp Matthieu Ricard, là người được mệnh danh là “người hạnh phúc nhất thế giới”. Ông cũng là tác giả của cuốn sách ‘Happiness: A Guide to Developing Life’s Most Important Skill’ (‘Hạnh phúc: Hướng dẫn phát triển kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống’)

Matthieu Ricard lớn lên giữa những nhân cách và tư tưởng của giới trí thức Pháp. Ông nhận bằng tiến sĩ về di truyền phân tử tại Viện Pasteur năm 1972. Sau đó, ông quyết định từ bỏ sự nghiệp khoa học của mình để theo đuổi con đường tu hành.

Dù ở bất cứ nơi đâu, ông đều nở một nụ cười mãn nguyện trên môi. Với 256 điện cực trên đầu, các thông số đo được cho thấy hoạt động ở vỏ não trước bên trái của ông vượt quá các giới hạn bình thường. Vỏ não trước bên trái là một khu vực hoạt động của não bộ, nó đặc biệt nổi trội ở những người có suy nghĩ lạc quan tích cực.

 

Xem bài viết này trên Instagram

 

Bài viết do Art Never Sleeps (@artneversleeps) chia sẻ

Là một nhà sinh học phân tử, ông Ricard đưa ra kết luận từ dữ liệu MRI (chụp cộng hưởng từ não) rằng: Theo khoa học, trạng thái tinh thần của ông tương ứng với trạng thái tinh thần của người đàn ông hạnh phúc nhất hành tinh.

Bộ não hạnh phúc

Trải qua nhiều năm, các nghiên cứu đã tiết lộ về một mô hình rõ ràng ở những đối tượng có “bộ não hạnh phúc”, sự thực này khiến các nhà khoa học kinh ngạc. Họ đã nhận ra với độ chính xác cao rằng hoạt động của vỏ não trước bên trái có liên quan mật thiết đến sức khỏe; trong khi trạng thái cảm xúc tiêu cực lại có liên quan đến vùng trước trán bên phải.

Nói về mặt nhân khẩu học, họ không phải là những người giàu có nhất về tài chính hay vật chất trong cuộc sống. Mà họ là một nhóm hoàn toàn khác, đó là các nhà sư Tây Tạng và những người thực hành thiền định chuyên nghiệp.

hạnh phúc
Các thí nghiệm với việc quét não phát hiện ra rằng, nhóm người thiền định chú trọng thực hành về lòng lương thiện có thể thay đổi cấu trúc giải phẫu của não theo những cách đáng ngạc nhiên. (Ảnh minh họa: SpeedKingz/ Shutterstock)

Các dữ liệu quan sát cho thấy: Chúng làm tăng mức độ cảm xúc lạc quan và tích cực ở vỏ não trước bên trái, đồng thời trạng thái trầm cảm hoạt động ở vỏ não trước bên phải cũng được giảm đi và hoạt động ở hạch hạnh nhân (vùng não liên quan đến sợ hãi và tức giận) cũng giảm. Đồng thời, độ chú ý và chiều sâu đã được tăng cường.

Các nhà khoa học kết luận rằng, lòng từ bi được sinh ra bởi một số hoạt động thiền định, có tác dụng làm bộ não trở nên thanh thản và đạt tới sự hạnh phúc. Sự hạnh phúc của người hành thiền được biểu hiện ở cảnh giới không có sợ hãi và hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc bản thân.

Tương tự như vậy, con người trải qua các bài tập trí tuệ hoặc thể chất, đến một giai đoạn nào đó sẽ đạt đến trạng thái được gọi là ‘dòng chảy’, đó là một cảm giác hạnh phúc phấn khích cho dù tâm trí hoàn toàn ở trạng thái bình thường với những gì đang làm.

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Daniel Goleman, ‘trạng thái dòng chảy’ là một cảm giác hạnh phúc và vui mừng tự phát. Mọi người khi ở trạng thái dòng chảy này sẽ tập trung đến mức sự chú ý và nhận thức của họ hòa cùng hành động.

Ngược lại với những gì các nhà thần kinh học đã nhận định từ trước nay, khi tâm trí tập trung tham gia vào một nhiệm vụ, như ở trạng thái dòng chảy, não sẽ tạo ra ít hoạt động hơn. Dường như có ít “tiếng ồn thần kinh” hơn khi tâm trí lang thang. Nó tương tự, mặc dù khó nắm bắt hơn, với trạng thái được tạo ra bởi những người thiền định thường xuyên.

Do đó, các phát hiện khoa học nhận định, hạnh phúc là trạng thái không thể đạt được và không chịu sự ước thúc của vật chất. Đúng hơn, nó là sản phẩm của sự thoải mái về mặt cảm xúc, có thể là kết tinh từ thiền định từ bi về vũ trụ.