Từ năm 1999, trên khắp thế giới đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ việc tượng Thần ‘rơi nước mắt’. Điều này đang gửi thông điệp gì? Có phải vì những chuyện xảy ra trên thế giới khiến các vị Thần phải khóc?

duc me khoc
Cảnh tượng Đức Mẹ Maria ở Caracas – Venezuela vào ngày 25/3/2003 giống như đang khóc. (Ảnh: Getty)

Tượng Đức Mẹ Maria ‘khóc’

Theo DAILY STAR của Anh, ngày 17/11 tại thị trấn nhỏ El Chanal thuộc bang Colima của Mexico, một bức tượng Đức Mẹ trong một nhà thờ giống như đã rơi nước mắt, nước mắt lăn dài trên má, đôi mắt dường như đỏ hoe vì khóc, giống như cách con người khóc. Hiện tượng kỳ lạ này đã thu hút rất đông người ngạc nhiên đến xem.

Được biết vào năm 2022, thủ phủ Colima của bang Colima bị chọn là thành phố bạo lực nhất thế giới, do đó người dân địa phương tin rằng Đức Mẹ Maria khóc vì tình trạng man rợ của con người. Người dân và các tín hữu đã cầu nguyện Đức Mẹ khôi phục thành phố trở lại như trước và ban hòa bình cho toàn thế giới.

p2179303a320629796
Tượng Đức Mẹ đang ‘khóc’. (Ảnh chụp màn hình)

Nhiều trường hợp tương tự sau năm 1999

Đó không phải là vụ việc duy nhất tượng Đức Mẹ Maria ‘rơi nước mắt’, trên thế giới kể từ năm 2000 đến nay đã xảy ra rất nhiều chuyện lạ như nhiều tượng Chúa Giêsu, tượng Đức Mẹ Maria, các bức tranh Thánh… ‘rơi nước mắt’, thậm chí ‘chảy máu’.

Người ta kể về một người Công giáo sùng đạo tên là Patty Powell, cô mua một bức tượng Đức Mẹ Maria ở Thái Lan, lần đầu cô Powell phát hiện ra bức tượng ‘khóc’ là ngày 19/3/2002, ‘nước mắt’ chảy ra giống như dầu, tỏa ra hương thơm như hoa hồng. Lúc đầu cô không chắc lắm, nhưng cô không còn nghi ngờ gì nữa cho đến khi bức tượng lại ‘rơi nước mắt’ trước mặt nhiều người vào lễ Phục sinh, trong đó có cả cha xứ. Vì vậy, Powell đã lập một bàn thờ ở nhà thờ tượng Đức Mẹ.

Vào giữa tháng 5/2004 tại Brisbane nước Úc, một bức tượng Đức Mẹ Maria và nhiều tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trong một nhà thờ Công giáo bắt đầu ‘tràn máu’, kéo dài trong hai tuần.

Tháng 4/2006, tại một nhà thờ ở một ngôi làng địa phương của Colombia, một bức tượng Đức Mẹ bất ngờ ‘rơi nước mắt’.

Ngày 2/2/2007, tượng Chúa Hài Đồng trong một nhà thờ ở Texas nước Mỹ đã rơi những ‘giọt nước mắt’ như pha lê và kéo dài suốt hơn nửa tiếng.

Tháng 7/2012, ông Baton Rouge sống ở bang Louisiana đang cắt hoa và cây trong vườn thì nhìn thấy mắt tượng Đức Mẹ Maria ở trong sân có chất lỏng giống như máu liên tục chảy ra, ông tin rằng đó là thông điệp mà Thượng Đế gửi cho con người.

Chiều ngày 7/4/2014 trước Nhà thờ Công giáo St. Mary ở Indiana – Mỹ, khi một nhóm học sinh tiểu học đang cầu nguyện trước bức tượng Đức Mẹ Maria cao 4 feet thì bất ngờ thấy mắt phải của bức tượng có ‘nước mắt’, sau khi tin tức lan truyền đã khiến nhiều người đến cầu nguyện.

Ngày 20/5/2018 tại New Mexico – Mỹ, một tượng Đức Mẹ trong nhà thờ bỗng ‘rơi nước mắt’ thơm như hoa hồng.

Tháng 8/2020 tại một thị trấn nhỏ ở miền Nam nước Ý, tượng Đức Mẹ ở quảng trường Piazza Carmiano rơi ‘giọt nước mắt’ như máu nhưng màu hơi sẫm.

Ngày 8/2/2020 tại nhà thờ ở làng Urusovo nước Nga, tranh tượng “Mẹ Thiên Chúa” được vẽ vào thế kỷ 18 đã ‘rơi nước mắt’ một cách kỳ lạ, đôi mắt đẫm lệ đầy u sầu, buồn bã; kể từ đó về sau, tranh tượng cứ 2 ngày lại như vậy một lần, hiện tượng diễn ra trong một thời gian dài.

p2179301a570928852
Đã có nhiều phép lạ trên khắp thế giới về tượng Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các bức tranh Thánh ‘rơi nước mắt’ hoặc thậm chí là ‘máu’. (Ảnh chụp màn hình)

Tương ứng với các sự kiện lớn xảy ra trên thế giới

Theo thời gian tượng Đức Mẹ Maria ‘rơi nước mắt’ đối chiếu với các sự kiện lớn trên thế giới, có thể thấy từ năm 2000 – 2002 là thời điểm dịch bệnh SARS bùng phát ở Trung Quốc; trường hợp năm 2003, năm sau đó đã có đợt bùng phát cúm gia cầm toàn cầu; khoảng thời gian từ năm 2006 – 2008, có một trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra ở Vấn Xuyên – Tứ Xuyên – Trung Quốc, khiến gần 100.000 người thiệt mạng; khoảng thời gian năm 2012 – 2020, thường xuyên xảy ra động đất, lở đất, đặc biệt năm 2019 bùng phát dịch bệnh COVID-19 lan rộng khắp thế giới; năm 2020 sau khi tượng Đức Mẹ ‘rơi nước mắt’ tại một quảng trường ở Ý, năm sau ở Trung Quốc xảy ra trận lũ lụt tại Trịnh Châu.

Hầu hết những hiện tượng bất thường huyền bí này xảy ra sau năm 1999, trước đó có rất ít tin tức như vậy. Điều này gửi đi loại thông điệp gì? Trong những năm kể từ năm 1999, những sự kiện nào đã xảy ra trên thế giới khiến các vị Thần phải ‘khóc’?

p2179302a776060897
Giới tôn giáo tin rằng khi tượng rơi nước mắt, điều đó có nghĩa là Thần linh đang gánh tội lỗi cho thế giới, đó là lời cảnh báo cho con người. (Ảnh chụp màn hình)

Tại sao tượng Thần lại ‘khóc’?

Một số nhà khoa học đã kiểm nghiệm một số trường hợp ‘nước mắt’ và ‘máu’ này, phát hiện ra rằng chúng giống như máu và nước mắt của con người! Giới tôn giáo tin rằng khi tượng rơi nước mắt, điều đó có nghĩa là Thần linh đang gánh tội lỗi cho thế giới, đó như một lời cảnh báo cho con người. Cựu Giáo hoàng Phaolô II từng giải thích hiện tượng ‘nước mắt’ trên tượng Đức Mẹ ở Sicily nước Ý, rằng đó là Đức Mẹ khóc khi thấy dân tộc mình đang phải chịu đựng chiến tranh và những mối đe dọa từ phương Đông.

Thánh Phaolô nói rằng nước mắt của Đức Mẹ là nước mắt của lòng thương xót, Đức Mẹ khóc khi thấy con cái mình bị các tội ác đe dọa. Có tín đồ Cơ đốc cho rằng những hiện tượng này không phải ngẫu nhiên, mà mục đích là Chúa dùng cách thức phi thường đó để đánh thức thế giới loài người đang chìm đắm trong ảo tưởng; cũng có thể được hiểu là Chúa Giêsu khóc thương cho những người theo Ngài, bởi vì nhiều người theo Ngài đã rời bỏ Ngài và không vâng theo ý Thiên Chúa. Nhiều tín đồ không phân biệt thiện và ác, không có trách nhiệm và không có ý thức về công lý, Chúa Giê-su dạy các tín đồ hy sinh bản thân vì người khác. Người ta cũng cho rằng những cảnh báo của Chúa không chỉ thông qua phương thức này mà còn bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ bao gồm những hiện tượng tự nhiên khác thường, những thay đổi về khí hậu ở nhiều nơi, sự xuất hiện của bệnh tật, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo; nhưng nhiều người lại nhắm mắt làm ngơ trước điều này.

640px Leshan Buddha Statue View e1677540674240
Tượng Đại Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên, cao 71 m, được tạc quãng năm 713–803, đời nhà Đường. (Nguồn: Wikipedia)

Những ‘phép lạ’ tương tự cũng xảy ra ở Trung Quốc. Mọi người đều biết rằng có một bức tượng Di Lặc ngồi ở Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên cao 71 mét, tượng có lịch sử hơn 1200 năm, là tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, bức tượng Phật Di Lặc này đã nhiều lần ‘nhắm mắt’ và ‘rơi nước mắt’, lần đầu tiên ‘nhắm mắt’ xảy ra vào năm 1962 khi Trung Quốc hứng chịu nạn đói do con người gây ra, nạn đói lan rộng khắp cả nước Trung Quốc. Người dân địa phương cho biết, tượng Phật khổng lồ ngồi bên bờ sông không thể chịu nổi khi nhìn thấy vô số xác chết trôi xuống sông mỗi ngày nên đã nhắm mắt lại.

Tháng 7/1976 ở Đường Sơn – Tứ Xuyên xảy ra một trận động đất mạnh 7,8 độ richter khiến hàng trăm ngàn người thương vong, sau trận động đất thì người dân Tứ Xuyên phát hiện ra tượng Phật khổng lồ Lạc Sơn với vẻ mặt tức giận, một lần nữa nhắm mắt lại và rơi nước mắt. Lần gần đây nhất tượng Phật khổng lồ ‘rơi nước mắt’ là vào năm 2020, khi đó nước sông Dương Tử tràn đến chân tượng Phật khổng lồ, tượng Phật lại nhắm mắt lại, chỉ không biết việc nhắm mắt này có phải là vì dịch bệnh COVID-19 hay vì Chiến tranh Nga – Ukraine, chiến tranh Hamas-Israel, hay vì tương lai của nhân loại.