Mỗi năm Philippines có khoảng 1,88 triệu tấn rác thải nhựa không thể kiểm soát. Greenpeace Philippines và tổ chức phi chính phủ Break Free from Plastic đã quyết định dọn sạch một số rác thải ở Đảo Freedom, đồng thời họ cũng cho rằng các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chính cho vấn nạn ô nhiễm rác thải này.

ô nhiễm rác thải nhựa

Theo thống kê, đứng đầu danh sách gây ô nhiễm rác thải này ở Philippines là công ty Nestlé, tiếp theo là Unilver và công ty PT Torabika Mayora của Indonesia.

Theo Greenpeace, Philippines là một trong những nước gây ô nhiễm biển tồi tệ nhất. Họ đã dành ra một tuần để làm sạch bãi biển và thực hiện một số cuộc kiểm tra, và họ nói rằng đây là cuộc kiểm tra đầu tiên về vấn đề này ở Philippines. Theo đó, các tổ chức đã thu gom được 54.260 mẩu rác. Họ thấy những đồ dùng một lần như ống hút, túi nhựa, rác rưởi khác như giày dép và bọt xốp.

Hầu hết rác thải bao gồm túi, túi đựng bưu kiện nhỏ bằng nhựa – những loại thường được dùng phổ biến ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các túi dùng một lần thường được đưa đến các bãi chôn lấp và đổ ra đại dương thay vì tái chế.

Theo đó, Greenpeace cho rằng các công ty phải chịu trách nhiệm chính về việc gây ô nhiễm rác thải nhựa trên Đảo Freedom theo thứ tự: Nestlé, Unilever, PT Torabika Mayora, Universal Robina Corporation, Procter & Gamble, Nutri-Asia, Monde Nissin, Zesto, Colgate Palmolive, vaf Liwaywa.

Plastic Trash Cleanup

Greenpeace kêu gọi các công ty cân nhắc lại cách thức đóng gói và thực hiện giao hàng. Nhà vận động Abigail Aguilar của Greenpeace Philippines nói trong bài phát biểu rằng: “Họ có thể thực hiện việc mở rộng sản xuất đi đôi cùng trách nhiệm với môi trường bằng việc thay thế các sản phẩm không thể tái sử dụng và không tái chế bằng các hệ thống mới có thể tái chế và có thể quản lý được rác thải cuối cùng… Chính những người dân chứ không phải là những người phải chịu trách nhiệm kia đang là người phải gánh hậu quả từ tác động của rác thải nhựa tới môi trường và xã hội.”

Theo Greenpace, Trung Quốc là nước gây ô nhiễm biển tồi tệ nhất. Họ cũng trích dẫn một nghiên cứu cho thấy Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam cùng với Trung Quốc và Phillippines lọt vào top 10 quốc có công tác quản lý rác thải nhựa yếu kém nhất.

Theo Inhabitat
Xuân Lâm

Xem thêm: