Theo một cuộc khảo sát của Anh, trung bình người Anh dành hơn 3 giờ mỗi tuần cho việc đi vệ sinh. Con số này vượt xa mức khuyến nghị 10-15 phút mỗi ngày, tức là khoảng 1 giờ 45 phút mỗi tuần. Nếu bạn đang tự hỏi thời gian trôi đi đâu mất – câu trả lời là điện thoại di động. Không có gì ngạc nhiên khi 75% người Mỹ thừa nhận có sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh.

dùng điện thoại khi đi vệ sinh
(Ảnh: Kittisak Jirasittichai/Shutterstock)

Dưới đây là những tác hại có thể xảy ra nếu bạn sử dụng điện thoại khi vào nhà vệ sinh và dành quá 15 phút cho việc đi vệ sinh.

1. Vi trùng, vi khuẩn bám vào điện thoại

Điện thoại có thể nhận và truyền vi trùng, vi khuẩn rất dễ dàng. Chúng truyền vi trùng từ bề mặt của chúng sang vùng kín của bạn khi lau rửa. Các bề mặt trong phòng vệ sinh có rất nhiều vi trùng, điện thoại có thể dính vi trùng khi đặt chúng xuống để rửa tay hoặc xả nước. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điện thoại là nguyên nhân lây lan siêu vi khuẩn MRSA trong môi trường chăm sóc sức khỏe. Nghĩa là bất cứ bệnh nhân nào cũng có thể bị nhiễm bệnh. 

2. Bệnh trĩ và các vấn đề trực tràng khác

Theo các bác sĩ, chúng ta chỉ nên ngồi từ 1 đến 15 phút trên bồn cầu. Nếu ngồi lâu hơn, bạn sẽ khiến trực tràng phải chịu áp lực không cần thiết. Thói quen tai hại đó sẽ sinh ra bệnh trĩ, sau đó là sa trực tràng. (Sa trực tràng nghe có vẻ đáng sợ nhưng các bác sĩ không cho đó là tình trạng khẩn cấp trừ khi bạn không điều trị).

3. Gây mất tập trung

Điện thoại không chỉ giữ não bộ ở trạng thái căng thẳng mà còn khiến bạn mất tập trung khi làm việc khác. Nếu cần nghỉ ngơi trong ngày, bạn nên ngồi thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Bằng cách kích hoạt cơ thể, bạn cũng sẽ kích hoạt bộ não của mình hoặc bạn hãy thử đọc sách. Việc đọc sẽ khiến bạn tập trung vào các từ ngữ và ngừng quan tâm đến chiếc điện thoại của mình. 

Ngoài ra, khi ăn cơm, bạn hãy tập trung thưởng thức từng món ăn thay vì nhìn vào điện thoại, sử dụng điện thoại trong khi ăn cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bạn. Nói chung, bạn nên tìm một cách thư giãn khác để tách mình ra khỏi chiếc điện thoại làm phiền sự tập trung của bạn. 

dùng điện thoại khi đi vệ sinh
(Ảnh: Zhuravlev Andrey/Shutterstock)

4. Dùng điện thoại trong nhà vệ sinh không phải là cách giải tỏa

Một nghiên cứu năm 2014 đã chỉ ra rằng thế hệ millennials (người sinh năm từ 1981 đến 1996) có thể cảm thấy vô cùng căng thẳng nếu không được sử dụng điện thoại. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có khá nhiều người trong số những người tham gia [nghiên cứu] sử dụng điện thoại để kiềm chế cảm xúc và cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại để giảm bớt sự buồn chán. 

Do đó, việc sử dụng điện thoại liên tục sẽ gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy một tác động tích cực là điện thoại giúp một số người đối phó với các tình huống căng thẳng.

5. Lãng phí thời gian

Theo nghiên cứu, tất cả chúng ta đều dành trung bình 90 phút mỗi ngày để dùng điện thoại, tương đương 3,9 năm trong cuộc đời. Điều này cho thấy điện thoại có thể khiến bạn mất tập trung vào công việc và các hoạt động hàng ngày. 

Theo nghiên cứu này, nhân viên văn phòng lãng phí khoảng 5 giờ mỗi tuần cho những việc không liên quan đến công việc. Nhiều người thừa nhận rằng họ có kiểm tra email cá nhân và các mạng xã hội trong giờ làm việc.

dùng điện thoại khi đi vệ sinh
(Ảnh: UfaBizPhoto/Shutterstock)

6. Nghiện điện thoại

Ba triệu chứng chính của chứng nghiện điện thoại là lo lắng khi rời khỏi nhà mà không có điện thoại, lo lắng không thể gửi hoặc nhận tin nhắn, cảm giác bồn chồn nghĩ là có thông báo nhưng thật ra là không có. 

Nhiều nhà khoa học không muốn sử dụng từ “nghiện” một cách tùy tiện, nhưng các dấu hiệu trên thực sự cho thấy bạn đang quan tâm quá nhiều đến chiếc điện thoại. Hầu hết các chứng nghiện đều liên quan đến việc truyền dopamine, điện thoại mang đến trải nghiệm tương tự vì nó làm người dùng hạnh phúc khi tương tác với ai đó. Nhưng dùng điện thoại quá nhiều sẽ gây ra tác hại như khiến bạn lo lắng về bản thân (tự ti về ngoại hình, so sánh với cuộc sống của người khác), căng thẳng, thậm chí trầm cảm.

Minh Minh (theo Bright Side)

Xem thêm: