Chính phủ Ấn Độ mới đây đã quyết định loại bỏ các bài giảng liên quan đến Thuyết tiến hóa của Darwin ra khỏi sách giáo khoa ở trường học, bao gồm các sách giáo khoa được sử dụng trong các lớp khoa học ở khối lớp 9 và 10 tại những trường công lập, theo tờ Greek Reporter

thuyết tiến hóa
(Ảnh minh họa: Par Bobrova Natalia/Shutterstock)

Trong năm học 2021 – 2022, Hội đồng Đào tạo và Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia (NCERT), tổ chức chính phủ chịu trách nhiệm chọn sách giáo khoa và thiết lập chương trình giảng dạy cho 256 triệu học sinh của Ấn Độ, đã thông báo rằng các vấn đề liên quan đến thuyết tiến hóa của Darwin sẽ bị loại bỏ khỏi sách giáo khoa ở các lớp 9 và 10 ở Ấn Độ.

Thuyết tiến hóa, nói cho cùng, vẫn còn là một giả thuyết đang tranh cãi, tuy nhiên, ở nhiều nơi, nó vẫn đang được rao giảng như một chân lý, và học sinh không được phép đặt câu hỏi hay phản biện về nó. Tuy nhiên, nếu thực sự có thể phản biện, người ta sẽ thấy thuyết này có quá nhiều sơ hở.

Thuyết tiến hóa đến từ phương Tây, nhưng trong những người tin tưởng Thuyết tiến hóa thì tỷ lệ lớn nhất là Trung Quốc, Liên Xô cũ và những quốc gia cộng sản cũ của Đông Âu. Đặc điểm chung của những nước này là: Quyền lực quốc gia được dùng để ngăn cấm tín ngưỡng và nhồi nhét Thuyết vô Thần. Từ đó, nhiều người dân bị giáo dục một chiều, không chỉ tự mình coi Thuyết vô Thần là quy tắc vàng, mà còn đương nhiên cho rằng mọi người ai cũng vậy.

“…Trong hoàn cảnh gian khổ người có thể bảo trì thiện niệm; đối mặt với xung kích của quan niệm hiện đại, người có thể kiên trì quan niệm truyền thống; trong xung kích của vô thần luận [thuyết vô Thần], tiến hóa luận [thuyết tiến hóa], vẫn còn có thể tín Thần; người như thế chính là đạt được mục đích được cứu trở về trời. Hết thảy loạn tượng đều là Thần an bài vào cuối cùng, mục đích là khảo nghiệm chúng sinh có thể được cứu độ chăng, đồng thời trong quá trình này cũng có thể tiêu tội nghiệp; hết thảy đều là để cứu người trở về thế giới thiên quốc”. (Vì sao có nhân loại – Đại sư Lý Hồng Chí).

Ấn Độ đã là quốc gia đầu tiên gỡ bỏ Thuyết tiến hoá ra khỏi sách giáo khoa, qua đó mở đường cho các bộ sách giáo khoa ở các quốc gia khác.

Theo MarketWatch, công ty con của Dow Jones & Company (Mỹ), số liệu của Liên Hợp Quốc tính đến ngày 14/4/2023 cho thấy, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, với dân số 1.425.782.975 người.

Phan Anh

Video: 2 điều cần tránh trong đối nhân xử thế để không hối tiếc về sau