Theo tờ BBC đưa tin hôm 26/5 vừa qua, các nhà chức trách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lắp đặt các hệ thống camera tại những đồn cảnh sát trên khắp vùng Tân Cương (lãnh thổ thuộc cực tây của Trung Quốc), được cho là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm nhận dạng khuôn mặt nhằm phát hiện trạng thái cảm xúc của người Duy Ngô Nhĩ. 

Duy Ngô Nhĩ
Người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương phải làm việc trong trại cưỡng bức lao động. (Ảnh: Azamat Imanaliev/Shutterstock)

Một kỹ sư phần mềm “tuyên bố đã cài đặt các hệ thống [AI] như vậy ở những đồn cảnh sát trong tỉnh”. Người này đã nói chuyện với BBC trong một cuộc phỏng vấn được công bố ngày 26/5. ôngta đã cho BBC xem “5 bức ảnh của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam giữ mà ông cho là đã được đem ra để thử nghiệm hệ thống nhận diện cảm xúc”.

Các nhóm nhân quyền và chính phủ nước ngoài đã cáo buộc các quan chức ĐCSTQ điều hành các trại cưỡng bức lao động do nhà nước Trung Quốc quản lý ở Tân Cương, nơi giam giữ 1-3 triệu thành viên thuộc các nhóm dân tộc thiểu số trên lãnh thổ – người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan và những người khác – kể từ khoảng năm 2017.

Có khoảng 12 triệu người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ (theo đạo Hồi) sinh sống ở Tân Cương. Họ đã phải chịu một cuộc đàn áp khủng khiếp về an ninh kể từ khoảng năm 2014 sau khi Bắc Kinh cáo buộc nhóm Hồi giáo Sunni gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố trong khu vực nhằm tạo ra một nhà nước riêng biệt. ĐCSTQ đã lắp đặt các camera an ninh trên khắp Tân Cương trong những năm tiếp theo, đây được xem như một phần nằm trong nỗ lực tiếp tục giám sát một cách chặt chẽ hơn đối với những người Duy Ngô Nhĩ, mà theo ĐCSTQ tuyên bố là có thể mang xu hướng “cực đoan” và “ly khai”.

“Chính phủ Trung Quốc sử dụng những người Duy Ngô Nhĩ làm đối tượng thử nghiệm cho các thí nghiệm khác nhau giống như chuột được sử dụng trong các phòng thí nghiệm vậy”, kỹ sư phần mềm ẩn danh được cho là đã lắp đặt hệ thống camera nhận diện cảm xúc tại các đồn cảnh sát ở Tân Cương cho biết trên BBC trong tuần này.

Embed from Getty Images

“Chúng tôi đặt camera nhận diện cảm xúc cách đối tượng 3m. Nó tương tự như một máy phát hiện nói dối nhưng công nghệ tiên tiến hơn nhiều”, người này nói thêm rằng các cảnh sát Tân Cương sử dụng “ghế khống chế(restraint chair)” để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ trong quá trình quét khuôn mặt của họ. Theo kỹ sư này, những chiếc ghế khống chế kiểu như vậy “được lắp đặt rộng rãi ở các đồn cảnh sát trên khắp Trung Quốc”.

“Cổ tay của bạn bị khóa cố định bằng cùm sắt, và mắt cá chân cũng vậy,” kỹ sư phần mềm nói về những chiếc ghế.

Ông “đã cung cấp bằng chứng về cách hệ thống AI được đào tạo để phát hiện và phân tích những thay đổi dù chỉ là nhỏ nhất trong nét mặt và lỗ chân lông”, theo BBC.

Kỹ sư cho biết thêm rằng phần mềm “tạo ra một biểu đồ hình tròn, với phần màu đỏ thể hiện trạng thái tiêu cực hoặc sự lo lắng của tâm trí”.

Phần mềm được thiết kế nhằm “đánh giá trước mà không có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào”, người đàn ông tuyên bố.

Chính phủ Trung Quốc đã cài đặt phần mềm nhận dạng khuôn mặt sử dụng AI để đọc trạng thái cảm xúc của một người tại các cơ quan hải quan ở Tân Cương vào đầu năm 2019, theo Financial Times (FT).

“Việc sử dụng cảnh quay video, công nghệ nhận dạng cảm xúc có thể nhanh chóng xác định các nghi phạm bằng cách phân tích trạng thái tinh thần của họ nhằm ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp, trong đó có khủng bố và buôn lậu”, Li Xiaoyu, thành viên ĐCSTQ đến từ phòng an ninh công cộng Tân Cương cho biết trên tờ FT trong một báo cáo được công bố vào cuối tháng 10/2019.

“Chúng tôi đã bắt đầu sử dụng nó,” Li nói thêm rằng công nghệ này “chủ yếu được triển khai tại hải quan” để xác định “các dấu hiệu kích động và lo lắng cũng như mức độ căng thẳng và khả năng tấn công người khác của ai đó”.

Theo Breitbart,

Phan Anh

Xem thêm: