Thứ Tư (ngày 3/5), Meta – công ty mẹ của Facebook – thông báo rằng họ đã đánh sập một mạng lưới gồm hơn 100 tài khoản của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những tài khoản này mạo danh các tổ chức của Mỹ và châu Âu để quảng bá cho Bắc Kinh.

shutterstock 2065679765
(Ảnh minh họa: rafapress/Shutterstock)

Meta cho biết, các tài khoản Facebook và Instagram này có thể đã sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để giả mạo hình ảnh của họ trông có vẻ hợp pháp. Họ đóng giả làm cố vấn, nhưng kỳ thực đó là cả một tổ chức tin giả.

Mạng lưới này có hơn 15.000 người theo dõi trên nền tảng Meta và dường như có một số hỗ trợ tài chính phía sau. Có lần, các tài khoản này kêu gọi tổ chức một hoạt động phản đối ông George Soros tại thủ đô Budapest, Hungary.

Ông Soros từng nói rằng hầu hết các vấn đề mà nhà lãnh đạo ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, gặp phải đều là “tự làm tự chịu”. Từ các chính sách kinh tế sai lầm được ban hành khi mới lên nắm quyền, cho đến các biện pháp phong tỏa cực đoan nhằm đối phó với virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), chúng đều gây ra khổ nạn cho người dân, và đẩy họ đến bờ vực phải biểu tình công khai.

Các tài khoản giả mạo này đã tweet đề nghị trả tiền cho những người tham gia “cuộc biểu tình”. Nhằm chống lại ông Soros, các tài khoản trên cũng đề nghị trả tiền cho những nhà văn tự do viết bài cho ít nhất một trang web.

Meta cho biết trong báo cáo rằng các tài khoản này lan truyền những luận điệu ủng hộ ĐCSTQ, như “cảnh báo việc tẩy chay Thế vận hội Bắc Kinh 2022; cáo buộc về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Châu Phi”,“tuyên bố rằng người Duy Ngô Nhĩ đang sống trong điều kiện thoải mái ở Trung Quốc”.

Các tài khoản giả mạo cũng đăng “những bình luận tiêu cực về các nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ và những người bất đồng chính kiến ​​với ĐCSTQ”.

Hôm thứ Ba (2/5), ông Ben Nimmo, Giám đốc tình báo mối đe dọa toàn cầu của Meta, nói với các phóng viên rằng các tài khoản giả đã bị gỡ xuống “báo hiệu một sự thay đổi” trong bản chất của Internet dựa trên sự ảnh hưởng của Trung Quốc.

Các nhà điều hành Trung Quốc đã sử dụng những chiến thuật mới, như thành lập một công ty bình phong, để thuê các nhà văn tự do trên khắp thế giới, và cung cấp kinh phí để chiêu mộ những người biểu tình.

Mặc dù những mạng này thường nhỏ và gặp khó khăn trong việc xây dựng khán giả, nhưng “họ đang cố gắng đa dạng hóa chiến lược của mình, đó luôn là điều mà chúng tôi muốn quan tâm,” ông Nimmo nói.

Một quan chức Hoa Kỳ nói với CNN rằng trong những năm gần đây, các đặc vụ Trung Quốc đã “thay đổi thái độ”, từ lo sợ bị bắt khi gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, sang coi các hoạt động gây ảnh hưởng như một công cụ khác để thể hiện quyền lực.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ” những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xâm nhập vào cuộc bầu cử năm 2024, quan chức này cho biết.

Năm 2009, chính quyền Trung Quốc đã chặn dịch vụ truyền thông xã hội ở Trung Quốc, vì một số nhà hoạt động đã sử dụng Facebook làm nền tảng liên lạc. Nhưng nền tảng này đã trở thành công cụ chính cho tuyên truyền đối ngoại của Bắc Kinh.

Tờ “The Wire China” của Hoa Kỳ từng đưa tin, Facebook kiếm được hàng tỷ đô la doanh thu quảng cáo ở Trung Quốc mỗi năm, thông qua các phương thức vòng vo như “hợp tác và đại lý”. Những khoản thu này rõ ràng đã được chính quyền ĐCSTQ thông qua.

Những quảng cáo này không chỉ đến từ các công ty tư nhân, mà còn từ các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ, các phương tiện truyền thông của chính quyền, thậm chí cả chính quyền địa phương. Điều này cũng khiến nền tảng xã hội trở thành một trong những kênh tuyên truyền chính của ĐCSTQ.

Nhìn chung, chính quyền Trung Quốc sử dụng Facebook gần gấp đôi so với các kênh truyền thông xã hội nước ngoài khác để tuyên truyền đối ngoại.

Trong khi các mạng xã hội như Twitter, Facebook, SnapChat, dịch vụ của Google cùng hàng nghìn trang web đều bị cấm tại Trung Quốc. Hơn một thập kỷ qua, với chương trình kiểm duyệt tường lửa Great Firewall, người dân Trung Quốc không thể truy những cập mạng xã hội trên.

Năm 2009, Trung Quốc chính thức đặt lệnh cấm đối với Facebook và đến nay không có dấu hiệu nào về kế hoạch cho phép mạng xã hội của Mỹ này hoạt động tại đây.

Bình Minh (t/h)