Kính viễn vọng Không gian James Webb đã chụp được bức ảnh về một cặp sao trẻ đang hình thành trong vũ trụ bao la. Trong bức ảnh có một dấu chấm hỏi rất lớn, không biết đó là thiên thể gì. Một số nhà khoa học suy đoán có thể là do hai thiên hà va chạm với nhau.

id14055204 weic2319a 1 600x400 1
Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA đã chụp được một dấu chấm hỏi khổng lồ trong không gian. Các nhà khoa học cho rằng đó có thể là kết quả của việc 2 thiên hà va chạm với nhau. (Ảnh: NASA)

Kính viễn vọng Không gian James Webb đã chụp ảnh 2 ngôi sao hình thành trong Dải Ngân hà, bằng cách sử dụng ánh sáng cận hồng ngoại, và công bố bức ảnh vào ngày 26/7. Đây là hai ngôi sao thuộc chòm sao Vela nằm trong Dải Ngân hà, cách Trái Đất khoảng 1.470 năm ánh sáng.

Hai hành tinh mới và vật chất chúng đẩy ra được gọi là Herbig-Haro 46/47. Những thiên thể này giống như tinh vân tuyệt đẹp, được hình thành bởi những ngôi sao mới này được gọi là thiên thể Herbig-Haro.

NASA cho biết, hai ngôi sao trong ảnh nằm ở trung tâm của một gai nhiễu xạ màu đỏ, ánh sáng bức xạ của ngôi sao. Chúng bị chôn rất sâu, và được bao quanh bởi các đĩa khí và bụi vô hình, và vẫn đang tiếp tục tăng thêm khối lượng của chúng.

Vu tru
Herbig-Haro 46/47. (Ảnh: NASA)

Sự hình thành các ngôi sao phải mất hàng triệu năm và Herbig-Haro 46/47 còn rất trẻ, chỉ mới vài nghìn năm tuổi. Vì vậy đây là thiên thể rất quan trọng, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách các ngôi sao tích lũy khối lượng theo thời gian. Điều này có thể giúp thiết lập mô hình những ngôi sao có khối lượng thấp như mặt trời của chúng ta hình thành như thế nào.

Một số nhà khoa học phát hiện ra rằng có một thiên thể không xác định giống như dấu chấm hỏi ở cuối bức tranh này. Khi phóng to hình ảnh, bạn có thể nhìn thấy diện mạo độc đáo của nó (hiển thị trong hình trên cùng).

vu tru 1
Dấu chấm hỏi nằm ở dưới cùng của bức tranh, được biểu thị bằng vòng tròn màu đỏ. (Ảnh: NASA)

Các chuyên gia cho biết, đây có thể là lần đầu tiên vật thể này được nhìn thấy, nhưng hiện tượng hợp nhất các thiên hà và tạo nên một vật thể có hình dạng giống như dấu chấm hỏi đã từng xảy ra trước đây. Đó là một vật thể đã được hình thành bởi thiên hà Antennae trong chòm sao Corvus.

Tuy nhiên, ông Britt cũng cho biết thêm rằng trong lịch sử, thiên thể được tạo ra sau những lần “tương tác” như vậy xuất hiện tương đối thường xuyên, song chúng không tồn tại được lâu. 

Mặc dù các nhà khoa học không thể xác định đầy đủ nguồn gốc và thành phần của thiên thể, ông Matt Caplan, trợ lý giáo sư tại Khoa Vật lý tại Đại học Bang Illinois, nói với CNN rằng trước tiên có thể loại trừ khả năng nó là một ngôi sao của Dải Ngân hà.

Ông Caplan giải thích rằng nếu đây là một ngôi sao được chụp bởi Kính viễn vọng Không gian James Webb, nó thường sẽ có từ 6 đến 8 tia nhọn (đỉnh nhiễu xạ). Vật thể này có hình dấu chấm hỏi, vì vậy nó không phải là một ngôi sao.

Ông Christopher Britt, nhà khoa học tại Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian Mỹ, cho rằng dấu chấm hỏi có thể là kết quả của sự hợp nhất của hai thiên hà cách xa hàng tỷ năm ánh sáng, xa hơn nhiều so với Herbig-Haro 46/47.

Có trụ sở chính tại Maryland, Hoa Kỳ, Viện Khoa học Kính viễn vọng Không gian chịu trách nhiệm về sứ mệnh khám phá khoa học của Kính viễn vọng Không gian James Webb.

Ông Britt cho rằng hình dạng dấu chấm hỏi của vật thể này cũng có thể là “dấu hiệu của sự hợp nhất giữa hai thiên hà đang tương tác với nhau bằng lực hấp dẫn”.

“Đối với tôi, cái móc của của vật thể hình dấu chấm hỏi này trông rất giống cái mà chúng ta hay gọi là đuôi thủy triều (tidal tail), nơi dòng sao và khí bị tách ra và bay vào không gian”.

Ông nói, sự hợp nhất như vậy cũng là số phận cuối cùng của thiên hà của chúng ta. Dải Ngân hà sẽ hợp nhất với thiên hà Andromeda trong khoảng 4 tỷ năm nữa, nhưng người ta vẫn chưa biết nó sẽ có hình dạng như thế nào.

Hai ông Britt và Caplan cũng cho biết, việc thu thập thêm dữ liệu quang phổ về thiên thể này sẽ tiết lộ nhiều chi tiết hơn, như về khoảng cách và thành phần hóa học của nó.

Bình Minh (t/h)