Một nghiên cứu do Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tài trợ đã phát hiện, trong tình trạng địa chất trong Mặt trăng dần nguội đi và co lại khiến cực nam của nó có các chấn động và đứt gãy, điều này có thể ảnh hưởng các sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của con người trong tương lai.

Mat trang 1
Cảnh trăng tròn được chụp từ Tây Ban Nha. (Ảnh: Shutterstock)

Đại học Maryland Mỹ đã chỉ ra trong một thông cáo báo chí phát hành ngày 25/1 rằng Mặt trăng đã không ngừng co dần lại trong vài trăm triệu năm qua, chu vi đã giảm hơn 150 feet (khoảng 46 mét).

Có thể hình dung hiện tượng giống như cách nho tươi co lại thành nho khô, quá trình co lại này khiến Mặt trăng xuất hiện các ‘nếp nhăn’. Nhưng không giống như độ đàn hồi của vỏ nho, bề mặt của Mặt trăng rất mỏng manh nên quá trình co lại thì lớp vỏ dồn vào nhau, tạo thành các đứt gãy.

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy tình trạng co lại dần theo thời gian của Mặt trăng đã gây ‘cong vênh’ đáng kể của bề mặt ở vùng cực nam của nó, bao gồm cả khu vực nơi sứ mệnh Mặt trăng có người lái Artemis 3 của NASA dự kiến sẽ hạ cánh vào năm 2025.

Bởi vì các đứt gãy do tình trạng co lại của Mặt trăng thường đi kèm với địa chấn như động đất ở Mặt trăng, các vùng đứt gãy hoặc các khu vực lân cận có thể gây nguy hiểm cho hoạt động trong tương lai khám phá Mặt trăng của con người.

Nhóm nghiên cứu cho biết, một loạt các đứt gãy ở vùng cực nam của Mặt trăng có liên quan đến một trong những trận động đất Mặt trăng mạnh nhất được ghi nhận trong hơn 50 năm qua, dữ liệu này do một loạt máy đo địa chấn bố trí trên sứ mệnh Apollo.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình để mô phỏng tính ổn định của các sườn dốc bề mặt trong khu vực, qua đó phát hiện một số khu vực đặc biệt dễ bị lở đất do động đất.

Tác giả chính của nghiên cứu là nhà khoa học Thomas R. Watters đã giải thích thêm rằng, các đứt gãy gây các xung lực tương tác mới có thể gây ra các trận động đất nông ở vùng Nam Cực, tạo ra rung chuyển mạnh trên bề mặt liên quan. Thomas R. Watters là nhà khoa học danh dự tại Trung tâm Nghiên cứu Trái đất và Hành tinh (Center for Earth and Planetary Studies) – Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (National Air and Space Museum).

Các trận động đất nông xảy ra ở độ sâu khoảng 100 dặm (160 km) dưới bề mặt. Tương tự như động đất trên Trái đất, các trận động đất nông ở Mặt trăng là do các đứt gãy bên trong Mặt trăng gây ra, có thể đủ mạnh để phá hủy các tòa nhà, thiết bị và các công trình nhân tạo khác. Nhưng không giống như các trận động đất trên Trái đất chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút, các trận động đất nông ở Mặt trăng có thể kéo dài hàng giờ hoặc thậm chí cả buổi chiều.

Một tác giả báo cáo khác, phó giáo sư Nicholas Schmerr về địa chất tại Đại học Maryland cho biết, điều này có nghĩa là các khu định cư của con người dự kiến xây dựng trên Mặt trăng có thể bị hư hại do các trận động đất nông ở Mặt trăng.

Ông giải thích rằng bề mặt Mặt trăng đã bị va đập bởi các tiểu hành tinh và sao chổi trong hàng trăm triệu năm qua, khiến vật chất bề mặt biến thành sỏi hoặc đá nhỏ, lớp này liên kết với nhau lỏng lẻo nên rất dễ bị rung chuyển và xói lở.

Schmier cho biết khi sứ mệnh Artemis 3 đến gần, điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn cho các phi hành gia, thiết bị và cơ sở vật chất trên Mặt trăng.

Nhà khoa học Waters kiến nghị: “Trong việc lập kế hoạch về vị trí và sự ổn định của các tiền đồn cố định trên Mặt trăng, nên xem xét sự phân bố trên toàn Mặt trăng vấn đề các đứt gãy mới hình thành, khả năng hoạt động của chúng và sự co lại liên tục của Mặt trăng dẫn đến các đứt đứt gãy xung lực mới”.

NASA cho biết tình trạng co lại của toàn bộ Mặt trăng là do sự kết hợp giữa quá trình làm mát lõi bên trong của nó và lực thủy triều do Trái đất tác động.  

Nghiên cứu này do NASA hỗ trợ và tài trợ. Kết quả nghiên cứu đã được công bố vào ngày 25/1 trên Tạp chí Khoa học Hành tinh (Planetary Science Journal).